K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2016

câu 2 vì phụ nữ và trẻ em 

-trả lương thấp hơn đàn ông 

11 tháng 10 2016

1. Vì phải 8 người dệt mới đủ cho 1 người may

2.vì pn và te trả lương thấp

3. trong sgk 8

4.đqcn khi nó là tên gọi của đế quốc

  cnđq khi là tên gọi chủa chủ ngĩa

22 tháng 11 2021

Tham khảo

 Câu 1:

Chủ nghĩa đế quốc Anh:

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

-Chủ nghĩa đế quốc Pháp:

- Thời kì này, ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao.

- Pháp là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản (sau Anh), nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.

⟹ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi"

22 tháng 11 2021

Tham khảo

Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa (giản thể: 中华帝国主义, phồn thể: 中華帝國主義,[1] bính âm: Zhōnghuá dìguó zhǔyì) là thuật ngữ chính trị dùng để mô tả và chỉ trích chính sách, hoạt động bành trướng và bá quyền của nền chính trị Trung Quốc trong lịch sử. Chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, phức tạp và diễn ra xuyên suốt lịch sử.[a] Chủ nghĩa đế quốc đó mang đặc điểm rất riêng biệt, không thể hiểu được chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa[b][c] theo cách định nghĩa về chủ nghĩa đế quốc thông thường[4] của các nước tư bản phương Tây hay trường phái Mác xít. Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa là một trường hợp đặc biệt của phương Đông. Mở rộng kiên trì qua hàng ngàn năm theo cách "tằm ăn dâu", trở thành dân tộc tính và bản chất nền chính trị; nhấn mạnh yếu tố văn hóa như nội lực hơn bất kỳ dân tộc nào khác, mang quan niệm bất kỳ dân tộc nào chấp nhận văn hóa Hán thì được gọi là Trung Quốc; lãnh thổ mở rộng trên lục địa một cách tiếp giáp chứ không rời rạc như các đế quốc hàng hải Châu Âu; đồng thời vừa chiếm hữu một cách trực tiếp qua sáp nhập vừa ảnh hưởng một cách gián tiếp qua hệ thống chư hầu.[4]

6 tháng 10 2016

1.CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ: 
Chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kì trung đại ở Tây Âu nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế vào tay nhà vua, không bị luật pháp ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, toà án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. Thường xuyên đàn áp mọi lực lượng đối lập, ngăn chặn mọi quyền tự do dân chủ. Ở Châu Âu, CĐQCCC có từ thế kỉ 15 đến 18. Cách mạng tư sản đã thủ tiêu CĐQCCC thay bằng chế độ quân chủ lập hiến tư sản, thiết lập nhà nước tư sản trên nguyên tắc tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, CĐQCCC cũng đã tồn tại ở những mức độ khác nhau, hình thành sớm và tan rã muộn hơn so với Tây Âu.

2.Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản : lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.
Do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính các nước châu Âu, chế độ phong kiến đã bị lung lay ở khắp châu Âu. Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

3.Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi làCách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Anh la nuoc tien hanh cach mang tu san som, giai cap tu san len cam quyen nen co dieu kien tien hanh cach mang cong nghiep 
Anh co day du von, nhan cong va ki thuat hon han cac nuoc khac

23 tháng 10 2016

1. Quân chủ chuyên chế là chính thể mà quân chủ nắm quyền , hiến pháp không tồn tại ở chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường xuất hiện ở các quốc gia chủ nô hoặc quốc gia phong kiến.

2. _ Đây là cuộc đại cách mạng vì :

+ Đã lật đổ được chế độ phong kiến.

+ Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.

+ Mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Có ảnh hưởng lớn tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

+ Quàn chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu, đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ Gia - cô - banh.

3. _ Cách mạng công nghiệp là cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóakỹ thuật.

_ Cách mạng công nghiệp diễn ra sớm vì điều kiện thuận lợi, Anh có đầy đủ vốn, nhân công và nhu cầu muốn cải tiến kĩ thuật.

Câu 1: Tính chất của cách mạng tân hợi? Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất là nước chiến tranh phi nghĩa vì sao? Câu 3: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nước nào không phải thuộc địa phương tây Câu 4: Tại sao Trung Quốc lại bị các nước đế quốc xâu xé Câu 5: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và thời đại nào? Câu 6: Dầu thế kỉ XX đứng đầu quân chủ nhà nước chuyên chế là...
Đọc tiếp

Câu 1: Tính chất của cách mạng tân hợi?

Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất là nước chiến tranh phi nghĩa vì sao?

Câu 3: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nước nào không phải thuộc địa phương tây

Câu 4: Tại sao Trung Quốc lại bị các nước đế quốc xâu xé

Câu 5: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và thời đại nào?

Câu 6: Dầu thế kỉ XX đứng đầu quân chủ nhà nước chuyên chế là ai?

Câu 7: Chính sách kinh tế mới bắt đầu từ lĩnh vực nào?

Câu 8: Cách mạng đân chủ tư bản tháng 2 đã hoàn thành nhiệm vụ gì?

Câu 9: Sâu cách mạng tháng 2 nước Nga có gì nổi bật

Câu 10: Tính chất của cuộc cách mạng tháng 10 Nga 

Câu 11: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở liên xô đạt được thành tựu quan trọng lĩnh vực là gì 

Câu 12: Chính sách thuộc địa của thực dân phương tây ở Đông Nam Á có gì nổi bật?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2
16 tháng 12 2020

1. Tính chất của cuộc cách mạng Tân hợi năm 1911 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để

 

16 tháng 12 2020

2. 

Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì

+ Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa.

+ Cuộc chiến tranh này chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận mà thôi (Mĩ, Anh và Pháp)

+ Cuộc chiến tranh này gây tổn hại nghiêm trọng cho nhân dân thế giới.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất làm hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều nhà cửa, phố xá, nhiều công trình văn hoá bị thiêu huỷ trong chiến tranh …. Chi phí cho cuộc chiến tranh này lên tới 85 tỉ đôla.

7 tháng 10 2016

Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội phát triển cao của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 18. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.

7 tháng 10 2016

vì anh có nhiều tư bản (nhiều tền ) nhiều vốn đầu tư

7 tháng 11 2019

* Chủ nghĩa đế quốc Anh:

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

7 tháng 11 2019

Đế quốc: nước rộng lớn, mạnh, phát triển mạnh về lĩnh vực nào đó.

Thực dân ( ăn dân): giàu lên nhờ bóc lốt dân và thuộc địa

4 tháng 10 2017

1 Chủ nghĩa thực dân,vì là chính sách tạo dựng & duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên lãnh thổ khác

2

Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.