Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta.
- Buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
tuy bọn nó ký hiệp định đó nhưng Ngô Đình Diệm ko đồng ý tổng tuyển cử và chiến tranh việt nam nổ ra.
TK
- Được Mĩ giúp sức, Na-va xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương:
+ Lực lượng đông nhất gồm 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.
+ Phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo.
+ Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh.
+ Phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay.
- Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Na-va.
Pháp – Mĩ đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương bằng cách :Được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, lực lượng ở đây lúc đông nhất là 16 200 quân được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu : trung tâm, Bấc, Nam. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được đánh giá là “pháo đài bất khả xâm phạm” và Pháp – Mĩ quyết định chọn Điện Biên Phủ để giao chiến với quân ta.
Pháp - Mĩ đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương bằng cách:
Được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, lực lượng ở đây lúc đông nhất là 16 200 quân được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu : trung tâm, Bấc, Nam. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được đánh giá là "pháo đài bất khả xâm phạm" và Pháp - Mĩ quyết định chọn Điện Biên Phủ để giao chiến với quân ta.
S (Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 đập tan âm mưu của Pháp-Mĩ trong kế hoạch Rơ-ve) | 1. Ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm đập tan âm mưu của Pháp - Mĩ trong kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh |
Đ | 2. Trong chiến dịch biên giới trận đánh ác liệt nhất và có ý nghĩa nhất của ta là trận vào cứ điểm Đông Khê |
Đ | 3. Từ sau thắng lợi của trận biên giới, ta giành quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ |
S (vì Chiến dịch Điện Biên Phủ mới buộc Pháp phải ngồi đàm phán với ta tại Giơ-ne-vơ(Thụy Sĩ) | 4. Với chiến thắng của chiến dịch biên giới, ta buộc Pháp phải ngồi đàm phán với ta tại hội nghị Giơ ne vơ |
Vì chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 , quân dân ta đã phá tan pháo đài không lồ của Pháp buộc Pháp kí hiệp định Gio ne vơ và chiến thắng ĐBP trên không đã làm thất bại chiến lược'Việt nam hóa chiến tranh và đông dương hóa chiến tranh' buộc Mĩ phải kí hiệp định Paris
* Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:
- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.
+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.
- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.
+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
Chiến dịch ĐBP đã cho thấy đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng
tham khảo
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.
Câu 1:
* Nội dung kế hoạch Nava:
- 7-5-1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Sau khi sang Đông Dương, Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, thông qua kế hoạch này với hi vọng trong vòng 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
- Kế hoach Nava chia làm hai bước
Bước 1: từ thu-đông 1953- xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược để bình định trung Bộ và Nam Đông Dương, đồng thời mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
Bước 2: từ thu- đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng, nhằm kết thúc chiến tranh.
* Nhận xét:
- Kế hoạch Na va thể hiện sự cấu kết chẽ của Ph- M. Đây là kế hoạch toàn diện, có quy mô lớn, nên nó sẽ làm cuộc kháng chiến của ta gặp nhiểu khó khăn mới. Trong đó trung tâm điểm của kế hoạch qs này là ĐBBB- Nơi tập trung binh lực lớn nhất nhằm tạo ra một quả đấm thép nhằm nghiền nát bộ đội chủ lực của ta.
- Tuy nhiên, ngay từ đầu kế hoạch này đã bộc lộ những nhược điểm không thể khắc phục được, đó là: mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán- đây là điểm yếu nhất của kế hoạch này; giữa thế và lực của quân Pháp với mục tiêu chiến lược mà chúng đặt ra.
- Thông qua kế hoạch này , Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh Đông Dương và muốn mở rộng, kéo dài cuộc chiến tranh ĐD có lợi cho Mĩ.
2Âm mưu của Pháp và Mĩ khi xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ?Tại sao ta chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược?
a) – điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở đông Dương và đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. Nava xây dựng điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất đông Dương. Pháp tập trung ở đây 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.
+ Phân khu Bắc gồm các cứ điểm độc Lập, Bản Kéo
+ Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh.
+ Phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay.
– Pháp và Mỹ coi điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Nava.
b) Vì Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, trung tâm của kế hoạch Na-va, muốn làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va phải tiêu diệt Điện Biên Phủ.