Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả dùng đại từ nhân xưng "ta" khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng "tôi" khi trình bày những trải nghiệm của bản thân.
+ Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.
+ Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái "tôi" cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.
→ Chất văn chính luận không bị xơ cứng, gò bó, không quá giáo điều, khuôn mẫu mà luôn thuyết phục, hấp dẫn bởi kinh nghiệm thực tiễn.
Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:
+ Phần 1: Ý nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du.
+ Phần 2: Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm.
+ Phần 3: Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần.
Câu hỏi 1. Đoạn trích là phần mờ đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiến đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau được xoay quanh tiển đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?
Tiền để của Bình Ngô đại cáo là nguyên lí nhân nghĩa. Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí sau đây :
- Làm điều nhân nghĩa phải mang lại cho nhân dân cuộc sống yên bình. Muốn vậy, phải diệt trừ cái ác, giành lại độc lập chủ quyền dân tộc.
- Nước ta có nển độc lập và chủ quyền riêng. Kẻ thù sang xâm lược ắt chuốc lấy thất bại.
Câu hỏi 2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào ?
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu nước, thương dân. Người làm việc nhân nghĩa phải biết thương yêu, chăm lo cho muôn dân, biết chiến đấu để bảo vệ dân. Người dân mà tác giả nói đến là những người lao động bình thường, phần lớn họ là những người nông dân chân lấm tay bùn. Kẻ bạo ngược mà tác giả nhắc tới là những kẻ áp bức bóc lột nhân dân, là kẻ thù xâm lược.
Câu hỏi 3. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đâ dựa vào những yếu tố nào ? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao ? Để trả lời câu hỏi này, hãy tim hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
Bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7) của Lí Thường Kiệt và Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi đều khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, của độc lập dân tộc, nhưng quan niệm về chủ quyền độc lập dân tộc trong hai tác phẩm lại khác nhau. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả trong Sông núi nước Nam chỉ đưa ra hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền (Nam quốc sơn hà Nam đế cư). Trong Nước Đại Việt ta ngoài hai yếu tố này (Núi sông hờ cõi đã chia - Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần hao dời xây nền độc lập), tác giả đã thêm ba yếu tố nữa, đó là : văn hiến (Vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán (Phong tục Bắc Nam cũng khác) và lịch sử (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã). Như vậy, quan niệm của Nguyễn Trãi về chủ quyển độc lập dân tộc toàn diện và sâu sắc hơn.
Câu hỏi 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý : cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biẽn ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh đối lập... có hiệu quả.)
- Dùng từ : từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác đã thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Các từ ngữ này cũng tạo được mối liên quan, gắn kết thể hiện được sự khẳng định một cách vững chắc chủ quyền dân tộc.
- Việc sử dụng các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần so sánh vói Hán, Đường, Tống, Nguyên) đã có tác dụng nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.
Câu hỏi 5. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.
Bài văn chính luận đã kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn để tạo nên sức thuyết phục cao. Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa, phải trừng phạt kẻ xâm lược, hung tàn đổ mang lại độc lập cho đất nước, thái bình cho muôn dân. Chân lí không thể chối cãi là nước Việt Nam là một nước độc lập, tự chủ. Những lí lẽ này đâ được chứng minh bằng thực tiễn : nước Đại Việt luôn trọng nhún nghĩa nên thời đại nào cũng có nhiẻu hào kiệt, luôn chiến thắng kẻ thù. Kẻ xâm lược làm việc phi nhân nghĩa cho nên đã phải thất bại thảm hại.
Câu hỏi 6. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
Sơ đồ về trình tự lập luận của đoạn trích :
Câu hỏi 1. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
Tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng một câu châm ngôn dễ hiểu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Học để “biết rõ đạo”, nghĩa là học để làm người. Qua việc học, con người được tu dưỡng về đạo đức, có tri thức vừa giúp tự hoàn thiện mình, vừa góp phần phụng sự đất nước.
Câu hỏi 2, Tác giả đà phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy là gì ?
Tác giả phê phán lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung), cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc). Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.
Câu hỏi 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau :
- Mở rộng việc học : học ở mọi nơi (trong tất cả các phủ, huyện, trường tư), học ở mọi đối tượng (“con cháu các nhà văn võ, thuộc lại”...).
- Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng.
Câu hỏi 4. Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào ? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất ? Vì sao?
Những phép học mà bài tấu nêu ra là :
- Học phải theo tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Phép học này có tác dụng nắm được kiến thức một cách chắc chắn trên nền tảng, cơ sở có trước.
- Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yêu (“học rộng rồi tóm lược cho gọn”).
- Học phải kết hợp với hành (“theo điều học mà làm”). Từ những phép học này em liên hệ với thực tế việc học của mình.
3. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.
Câu 1: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập 2
Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
- Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" và "Đạo là lẽ đối cử hàng ngày giữa mọi người"
- Như vậy, với Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 1. Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
+ Thuế máu: cái tên gợi lên sự dã man tàn bạo của chính quyền thực dân, bóc lột con người đến tận xương tuỷ, đồng thời thể hiện số phận bi thảm của những người bản xứ và thái độ căm giận của tác giả.
+ Tên các phần trong văn bản: văn bản được chia làm ba phần.
- Phần một: Chiến tranh và người bản xứ, thủ đoạn dụ dỗ để mộ lính ở các thuộc địa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của họ.
- Phần hai: Chế độ lính tình nguyện, thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính của thực dân Pháp ở Đông Dương.
- Phần ba: Kết quả của sự hi sinh, sự tráo trở đê hèn của thực dân Pháp đối với người lính thuộc địa.
Tên các phần của chương sách gợi lên quá trình lừa bịp và bóc lột một cách tàn ác người bản xứ của thực dân Pháp.
Thể hiện thái độ mỉa mai châm biếm của tác giả trước những thủ đoạn gian xảo của thực dân Pháp.
Câu 2. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân dối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và sau khi chiến tranh xảy ra. Số phận bi thảm của họ được miêu tả như thế nào?
a) Thái độ của các quan cai trị đối với người dân thuộc địa
Trước khi chiến tranh xảy ra:
- Bị gọi: những tên da đen bẩn thỉu, những tên An-nam-mít bẩn thỉu => bị coi như súc vật.
- Công việc: kéo xe và ăn đòn của các quan cai trị.
Sau khi chiến tranh xảy ra:
- Được gọi: những đứa “con yêu” những người bạn hiền của các quan cai trị, của toàn quyền lớn, toàn quyền bé, chiến sĩ bảo vệ tự do công lí.
- Công việc: lính đánh thuê, đổ máu đem lại quyền lợi cho kẻ thống trị => Sự bịp bợm giả dối của bọn thực dân.
b) Số phận bi thảm của họ:
Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi.
• Phải xa vợ con, quê hương.
• Phải làm việc kiệt sức trong những kho thuốc súng ghê tởm, khạc ra từng miếng phổi.
• Phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ Tổ quốc của loài thuỷ quái, bỏ xác ở những miền hoang vu vùng Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế.
• Kết quả: tám vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa.
=> Những người bản xứ đã trở thành vật hi sinh cho các quan cai trị thực dân. Họ phải xa gia đình, quê hương, tố quốc, hi sinh cả tính mạng một cách đau đớn chua xót. Đó là nỗi khổ đau của kiếp người nô lệ.
Câu 3. Nêu rõ các thủ đoạn mảnh khoé bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?.
a) Thủ đoạn bắt lính của thực dân Pháp
Bọn thực dân tiến hành những cuộc lùng ráp lớn trên toàn cõi Đông Dương, và đủ các ngón xoay xở tinh vi nhất để làm tiền.
+ Tìm những người nghèo khổ khoẻ mạnh, những người này thân cô thế cô chỉ có chịu chết chứ không kêu cứu vào đâu được.
+ Đòi đến con cái nhà giàu để bắt bí họ một là đi lính hoặc xì tiền ra, đây mới là cái chúng cần.
b) Thái độ của người bị bắt lính
Việc đi lính đối với người dân bản xứ là sự bắt buộc, họ tìm mọi cơ hội để trốn thoát, chứ không hề có sự tình nguyện như chính phủ rêu rao:
+ Bỏ trốn.
+ Tự làm mình nhiễm phải bệnh nặng nhất (bệnh đau mắt toét chảy mủ) bởi vì đi lính đối với họ đáng sợ hơn cả bệnh tật.
c) Luận điệu bịp bợm của phủ toàn quyền
+ Dùng sự hứa hẹn để phỉnh nịnh người đi lính: ban phẩm hàm cho người sống sót, truy tặng cho người hi sinh.
+ Dùng lời lẽ tán dương: các bạn đã tấp nập đầu quân, đã không ngần ngại rời bỏ quê hương. Tất cả những điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà thực tế đã diễn ra.
d) Sự vạch trần của tác giả
Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự bịp bợm của thực dân Pháp bằng cách đưa ra hàng loạt câu hỏi chất vấn:
+ Các ông nói người An Nam phấn khởi đi lính tại sao có cảnh những người đi lính bị xích tay, bị nhốt trong trường học lại có lính Pháp canh gác?
+ Các ông bảo người An Nam “tấp nập”, không “ngần ngại đi lính” tại sao có những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn liên tục xảy ra?
Lập luận của tác giả đã khiến cho ngài toàn quyền cứng họng không thể trả lời.
Câu 4. Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ?.
+ Sự đối xử của chính quyền thực dân:
- Sau khi đã đổ máu để bảo vệ công lí chính nghĩa họ trở về chế độ bản xứ không biết gì đến công lí chính nghĩa.
- Từ người con yêu, bạn hiền mặc nhiên họ trở lại giống người An-nam mít bẩn thỉu.
- Họ bị lột tất cả các của cải, cho đến vật kỉ niệm.
- Bị đánh đập, kiểm soát vô cớ, đối xử với họ như đối xử với lợn từ thức ăn đến chỗ nằm.
+ Nhận xét về cách đối xử:
- Chính quyền thực dân đối xử với những người đi lính trở về như đối xử với súc vật và người có tội, chứ không phải là người đã có công đổ máu tưới cho vòng nguyệt quế của họ được tươi thắm.
- Cách đối xử ấy là sự tráo trở, đê hèn bịp bợm của một chính quyền mà vẫn thường vỗ ngực tự hào là mẫu quốc.
Câu 5. Nhận xét về trình tự bố cục, phân tích nghệ thuật chăm biếm, đả kích sắc sảo của tác giả qua cách xây dựng hình ảnh, giọng điệu?.
+ Nhận xét về trình tự bố cục:
Bố cục của văn bản được sắp xếp theo trình tự thời gian.
+ Tác dụng:
- Lật tẩy bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bịp bợm, xảo trá của chính quyền thực dân.
- Nói lên thân phận thảm thương của những người nô lệ.
+ Nghệ thuật châm biếm đả kích:
- Hình ảnh: để lật tẩy bộ mặt xảo trá của chính quyền thực dân tác giả đã đưa ra rất nhiều hình ảnh so sánh ấn tượng thể hiện một cách chính xác bản chất của chúng.
• Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.
• Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ... chúng tôi lên án bọn cá mập thực dân.
- Giọng điệu: hài hước, châm biếm, trào phúng, sắc sảo, dùng những từ ngữ có tính chất mỉa mai: con yêu, bạn hiền, bảo vệ vương quốc của loài thuỷ quái, lời tuyên bố tình tứ...
Câu 6. Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích?
- Trong văn bản yếu tố tự sự biểu cảm, nghị luận xen kẽ với nhau một cách chặt chẽ.
- Yếu tố biểu cảm còn được thể hiện qua việc lựa chọn các chi tiết hình ảnh, cách dùng từ ngữ, nhưng nhiều nhất qua các câu hỏi tu từ và những câu văn chất chứa căm hờn của một tấm lòng yêu nước thiết tha.
Câu 1: Trang 91 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
- Nhận xét nhan đề và tên các phần trong văn bản
- Thuế máu - một thứ thuế lạ, khơi gợi sự tò mò của người đọc, là những thứ thuế nặng nề, vô lí gông vào cổ của nhân dân An Nam. Họ phải dùng cả nước mắt, máu xương, tính mạng của mình để đóng cho đủ những thứ thuế ấy
- Tên của các phần trong văn bản: Chiến tranh và "Người bản xứ" - Chế độ lính tình nguyện - Kết quả của sự hi sinh là quá trình lừa bịp trắng trợn, vắt đến tận xương tủy nhân dân của thực dân Pháp
- Cách đặt tên nhan đề và các phần trong văn bản cho ta thấy được một niềm phẫn uất, căm hận, cả sự bất bình, đau đớn của một người khi chứng kiến cảnh nhân dân, đất nước, quê cha đất tổ bị chà đạp, phỉ nhổ. Đó cũng là cơ sở tiền đề cho những lí luận sắc bén và lời kết tội đanh thép của Bác sau này.
3)Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cách hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõ học chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, hoặc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà không học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng đất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.
Bt1:
a.Phân tích bức tranh mùa hè & tâm trạng của người tù qua bài thơ Khi con tu hú.
Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ:
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt dầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"...
Bài thơ được sáng tác trên con đường nhà thơ hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế. Trong bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc, ta có thể nhận thấy tác giả gửi gắm nhiều tâm sự trong đó qua nghệ thuật tả cảnh sinh động. Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ có tính chọn lọc cao như các tính từ chỉ mức độ "chín, ngọt", các tính từ chỉ màu sắc "vàng, đào, xanh", các từ miêu tả không gian "rộng, cao" kết hợp cùng biện pháp tu từ liệt kê giúp người đọc hình dung được bức tranh mùa hè với mùi vị, âm thanh, sắc màu rực rỡ, đa dạng, sinh động. Bên cạnh đó, việc sử dụng thể thơ quen thuộc mang đậm tính dân gian đã giúp nhà thơ bộc lộ tâm trạng, khao khát tự do một cách dễ dàng.
Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí thi nhân với đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bức tranh ấy thật rộn ràng khi ta bất chợt nghe:
"Khi con tu hú gọi bầy"
Tiếng "tu hú" là tiếng gọi báo hiệu mùa hè tới khi hoa phượng ngoài kia đang đỏ rực, bằng lăng nở tím cả góc trời báo hiệu cái nắng chói chang của mùa hạ. Tiếng "tu hú" làm thổn thức tâm hồn thi nhân với khao khát tự do đến cháy bỏng. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có tiếng chim "tu hú" mà còn có cả những âm thanh râm ran của những chú ve trong vòm lá:
"Vườn râm dậy tiếng ve ngân"
Tất cả được hòa quyện cùng tiếng sáo diều trên bầu trời xanh thẳm:
"Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
Không chỉ có âm thanh của "tiếng tu hú", "tiếng ve ngân", tiếng "con diều sáo" đang di chuyển trên bầu trời mà bức tranh ấy còn tràn ngập sắc màu tươi vui khi:
"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"
Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài bất tận báo hiệu một mùa bội thu thuận lợi. Trong cơn gió thoảng của mùa hè, nhà thơ ngửi thấy một mùi hương quen thuộc của quê nhà đó là mùi hoa quả chín tác động vào khứu giác làm ta bất chợt nhớ tới "hương ổi" trong bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
để báo hiệu mùa thu đang đến cận kề. Với Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ đã nhận ra mùi hoa quả đang chín ngọt dần báo hiệu một mùa hè đang tới với biết bao mong đợi. Không chỉ có màu vàng của lúa chín, bức tranh thiên nhiên ấy còn có màu vàng của những sân ngô, màu xanh hi vọng của bầu trời cao vút:
"Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao".
Với tất cả tin yêu, nhà thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động tràn đầy mới mẻ và tươi vui. Chắc hẳn nhà thơ là một người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước đến cháy bỏng nên mới có những cảm nhận tuyệt vời đến vậy. "Thơ ca vốn là sự thăng hoa của cảm xúc". Bởi vậy, bức tranh thiên nhiên ấy còn chứa đựng những nỗi lòng của thi nhân. Nhà thơ như muốn phá tan song sắt để bước đến với thiên nhiên, để được cảm nhận và hòa quyện với những tinh hoa đất trời. Phải chăng, tiếng chim "tu hú gọi bầy", "tiếng ve ngân" đã làm cho nhà thơ thổn thức đến vậy?
Bằng ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã phác họa thành công bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Với nghệ thuật tả cảnh sinh động, từ ngữ giản dị giàu tính tạo hình cùng với phép liệt kê, nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Giọng điệu sôi nổi hào hứng như đang rạo rực cùng mùa hè đã khiến chúng ta như bị cuốn hút bởi bức tranh thiên nhiên rực rỡ đó.
Qua bức tranh thiên nhiên, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của nhà thơ. Thổi hồn vào đó là khao khát được tự do đến mãnh liệt. Bài thơ đã giúp chúng ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.
b.Tiếng chim tu hú mở đầu &kết thúc bài thơ cho người đọc những liên tưởng gì?
Trong bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu - Nguyễn Kim Thành), tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa h. è rạo rực, mê say:Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:
+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.
+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.
+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.
→ Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.
Bt2:Khi quyết định dời đô , Lý Công Uẩn đã phân tích cho thần dân về ưu thế của thành Đại La so với Hoa Lư,điều đó thể hiển qua những phương diện nào?
Sau phần lý lẽ chặt chẽ, sắc bén, giàu sức thuyết phục, về nguyên do và mục đích dời đô, Lý Công Uẩn đi vào phân tích về vùng đất Đại La nơi ông định dời đô về. Đầu tiên ông lật lại sử cũ, Đại La vốn là kinh đô của Cao Vương, một viên quan nhà Đường, giữ chức Đô hộ sứ ở Giao Châu (nước ta thời xưa) từ năm 864 đến năm 875. Về địa hình, Đại La là “trung tâm trời đất”, lại được cái hướng phía trước nhìn sông, phía sau được núi yểm trợ bao bọc, đất đai cao và thoáng. Xét về phong thủy thì “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, đúng ngôi nam, bắc, đông, tây theo ngũ hành. Xét về văn hóa, chính trị thì là nơi “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là đầu mối giao thông, huyết mạch cho cả nước. Chung quy lại Đại La hầu như đã hội tụ đủ mọi yếu tố thuận lợi cho quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, để trở thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Phần này vừa thể hiện được tình cảm nguyện vọng của nhà vua, vừa thấy được tầm nhìn chiến lược, rộng lớn có sự quan sát, nghiên cứu tỉ mỉ của một vị vua anh minh lỗi lạc. Ông không đưa ra các ý kiến chủ quan nửa vời, mà ý nào cũng chính xác, lý luận sắc bén, hợp tình, hợp lý, giàu sức thuyết phục.
Cuối bài nhà vua kết lại “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”, đây là lời trưng cầu ý kiến thể hiện sự anh minh, không áp đặt suy nghĩ cá nhân mà luôn lấy nhân dân xã tắc làm trọng, phải đủ cả ba yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” thì mới thành sự được, một đức tính cẩn thận, tỉ mẩn vô cùng đáng quý ở bậc minh quân.
Nghệ thuật chủ yếu của bài nằm ở việc tác giả đưa ra các dẫn chứng chính xác từ lịch sử, từ thực tế khách quan, thêm vào đó là lý luận chặt chẽ, sắc bén, cùng với cảm xúc của nhà vua được đưa vào một cách hợp lý, kết hợp hài hòa giữa lý và tình, điều đó giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài chiếu.
Bt3:Từ vb ‘‘Bàn luận về phép học ‘’ em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản than viết thành đoạn văn.
Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô dã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.
+ Luận điểm một: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.
+ Luận điểm hai: đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.
+ Luận điểm ba: đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần của con người.
Câu 2. Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?
Trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản là hoàn toàn hợp lí vì:
+ Tạo cho văn bản sự mạch lạc, chặt chẽ, lôgic.
+ Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự yếu tố chính đến yếu tố phụ, yếu tố quan trọng nhất được ưu tiên vị trí hàng đầu.
+ Trình tự sắp xếp này còn có lí do riêng của tác giả. Thuở nhỏ ông phải đi làm thuê cho chủ xưởng để kiếm sống, bị chửi mắng đánh đập cực khổ, không có tự do. Tự do là mục tiêu hàng đầu của ông. Thứ hai là cuộc đời của ông rất ít có điều kiện để đi học chỉ học được một vài năm (từ 12 đến 14 tuổi). Ông rất khát khao kiến thức, khao khát dược học hỏi.
Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xứng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận?
Trong văn bản đại từ nhân xưng luôn thay đổi, nhà văn dùng tới ba đại từ nhân xưng trong một đoạn văn ngắn: lúc ta, lúc tôi, lúc Ê-min.
+ Xưng ta: lúc tác giả thể hiện chân lí chung cho tất cả mọi người; “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ...”
=> Ru-xô muốn khẳng định rằng đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.
+ Xưng tôi: Khi tác giả đưa ra những thể nghiệm của bản thân trong cuộc sống để thuyết phục mọi người: “Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan...”
=> Chính sự từng trải của bản thân tác giả làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sự gợi cảm.
+ Ê-min: thực chất cũng là một sự phân thân của nhân vật “tôi” là một cách thể hiện khác của tác giả. Thay đổi nhân vật nhân xưng làm cho lời văn trở nên sinh động, thể hiện quan điểm giáo dục của Ru-xô đối với thế hệ trẻ.
Dù xưng ta, xưng tôi hay Ê-min bao giờ tác giả cũng đưa những dẫn chứng trong thực tế cuộc sống mà bản thân đã trải qua làm cho bài viết giàu sức thuyết phục và có tính biểu cảm.
Câu 4. Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?
Con người và tư tưởng tình cảm của Ru-xô qua bài văn:
+ Lòng yêu quý tự do sâu sắc “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lại lúc nào thì dừng”.
+ Lòng ham học hỏi “phòng sưu tầm của cả Trái đất”.
+ Lòng yêu mến thiên nhiên “dòng sông, khu vườn, bóng cây”.
+ Thích sống giản dị “một bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn”.
+ Theo ông giáo dục thế hệ trẻ học phải đi đôi với hành, thấm nhuần tư tưởng tự do.
Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô dã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.
+ Luận điểm một: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.
+ Luận điểm hai: đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.
+ Luận điểm ba: đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần của con người.
Câu 2. Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?
Trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản là hoàn toàn hợp lí vì:
+ Tạo cho văn bản sự mạch lạc, chặt chẽ, lôgic.
+ Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự yếu tố chính đến yếu tố phụ, yếu tố quan trọng nhất được ưu tiên vị trí hàng đầu.
+ Trình tự sắp xếp này còn có lí do riêng của tác giả. Thuở nhỏ ông phải đi làm thuê cho chủ xưởng để kiếm sống, bị chửi mắng đánh đập cực khổ, không có tự do. Tự do là mục tiêu hàng đầu của ông. Thứ hai là cuộc đời của ông rất ít có điều kiện để đi học chỉ học được một vài năm (từ 12 đến 14 tuổi). Ông rất khát khao kiến thức, khao khát dược học hỏi.
Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xứng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận?
Trong văn bản đại từ nhân xưng luôn thay đổi, nhà văn dùng tới ba đại từ nhân xưng trong một đoạn văn ngắn: lúc ta, lúc tôi, lúc Ê-min.
+ Xưng ta: lúc tác giả thể hiện chân lí chung cho tất cả mọi người; “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ...”
=> Ru-xô muốn khẳng định rằng đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.
+ Xưng tôi: Khi tác giả đưa ra những thể nghiệm của bản thân trong cuộc sống để thuyết phục mọi người: “Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan...”
=> Chính sự từng trải của bản thân tác giả làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sự gợi cảm.
+ Ê-min: thực chất cũng là một sự phân thân của nhân vật “tôi” là một cách thể hiện khác của tác giả. Thay đổi nhân vật nhân xưng làm cho lời văn trở nên sinh động, thể hiện quan điểm giáo dục của Ru-xô đối với thế hệ trẻ.
Dù xưng ta, xưng tôi hay Ê-min bao giờ tác giả cũng đưa những dẫn chứng trong thực tế cuộc sống mà bản thân đã trải qua làm cho bài viết giàu sức thuyết phục và có tính biểu cảm.
Câu 4. Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?
Con người và tư tưởng tình cảm của Ru-xô qua bài văn:
+ Lòng yêu quý tự do sâu sắc “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lại lúc nào thì dừng”.
+ Lòng ham học hỏi “phòng sưu tầm của cả Trái đất”.
+ Lòng yêu mến thiên nhiên “dòng sông, khu vườn, bóng cây”.
+ Thích sống giản dị “một bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn”.
+ Theo ông giáo dục thế hệ trẻ học phải đi đôi với hành, thấm nhuần tư tưởng tự do.