K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

Em tham khảo nhé :

1. Mở Bài
Giới thiệu bài thơ và lời nhận định:
+ Bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá" in trong tập " Trời mỗi ngày lại sáng" là một tác phẩm và thể hiện rõ phong cách thơ Huy Cận sau cách mạng được nhiều người biết đến
+ Từng có nhận định rằng "bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ đầy ánh sáng"

2. Thân Bài
- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Đây được xem là một bài thơ đầy ánh sáng, đó là ánh sáng của thiên nhiên của vũ trụ bao la, ánh sáng của sự trù phú, thịnh vượng của biển cả, là ánh sáng của niềm tin, của ý chí và nghị lực phi thường bền dẻo của những người lao động.
+ Khúc ca khải hoàn về những người dân chài miệt mài lao động, dẫu khó khăn vẫn hăng say trong công việc của mình.
Những người dân chài ra khơi trong khí thế phấn chấn → Hy vọng một chuyến đi bội thu, đầy cá tôm trở về.
Lời hát cất cao giữa trời biển mênh mông, tiếng hát hào sảng ngợi ca sự giàu có của mẹ biển cũng là khúc hát mời gọi từng đàn cá đến dệt lưới
→ Những lời ca ấy chất chứa "muôn luồng sáng" tuyệt diệu nhất dệt những làn sóng biển thành muôn vàn điều đẹp đẽ.
+ Vẻ đẹp kì vĩ của người lao động trong cuộc chinh phục thiên nhiên
+ Biển cả quê hương giàu đẹp và trù phú với biết bao loài cá
+ Đoàn thuyền trở về trong niềm hân hoan, vui sướng, ánh lên sự lạc quan, phấn khởi.

3. Kết Bài
Bức tranh đoàn thuyền đánh cá của những người làm động làm chủ cuộc sống mới đầy ý vị và giàu chất suy tưởng. Mang đến hy vọng vào một tương lai tươi sáng trong công cuộc xây dựng đất nước

18 tháng 10 2021

Em tham khảo 1 bài nhé:

Mở bài

-Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.

-Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.

Thân bài

a) Giải thích:

-Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người)

-Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ.

-Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta gặp một con người luôn đề cao và trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh.

b) Chứng minh vấn đề:

1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ:

-Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn(Phân tích câu 1)

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến:

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

 

-Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo)

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa/Ao sâu nước cả, khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà/Cải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa/Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

 

-Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối)

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài  Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

 

2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng quê:

-Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần.

-Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra...

-Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn....,

3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa:

-Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý... Cả miếng trầu cũng không có.

-Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh, thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường... Bài thơ thể hiện tài năng của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn .

c) Đánh giá:

1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết...

2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến: một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam.

3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận:

-Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước cuộc đời.

-Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.

-Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

Kết bài:

-Đánh giá khái quát lại vấn đề.

-Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

1
6 tháng 2 2018

a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).