K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2019

1.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

2.

Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ:

- Nhà Trần:

+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

+ Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta.

- Nhà Hồ: lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc, chiến đấu đơn độc.

3.

Nhân xét : Bộ máy nhà nước thời Trần rất chặt chẽ ,quy củ ,cụ thể, hoàn chỉnh ,dễ điều khiển ,mọi quyền lực của Vua càng ngày càng lớn mạnh.

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 11 2018

nét độc đáo trong cách đánh của Lý Thường Kiệt:

1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
2. Tấn công quyết liệt.
3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

2 tháng 12 2018

1.

Hoàn cảnh:

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lý và nhận xét.

Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, mọi quyền lực của Vua càng ngày lớn mạnh.

2.

- Do vị trí của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài trong khi đó hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước. Đồng thời, việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.​

3.

- Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”

- Bố trí phòng thủ, đoán được nơi địch đi xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để diệt quân Tống.

- Đánh vào tinh thần của giặc, khích lệ dân ta bằng cách cho người đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Chủ động giảng hoà để kết thúc chiến tranh.

4.

-Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

-Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

- Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

5.

Giống nhau:

  • Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng,
  • Chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “ vườn không, nhà trống”.

Khác nhau:

  • Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai là:
    • Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa lui quân để bảo toàn lực lượng
    • Khi thời cơ đến phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.
  • Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba là:
    • Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thực nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
    • Chủ dộng bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.​

6.

* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

*Ý nghĩa:

- Đập tan tham vọng Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, Bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc đã đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

- Góp phần xây dựng truyền thống quân sự của dân tộc, để lại nhiều bài học quý báu trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Góp phần ngăn chặn các cuộc xâm lược của đế quốc Nguyên đối vs Nhật Bản và các nước phương Nam.



Câu 1: Lập niên biểu các triều đại phong kiến Việt Nam các thế kỉ X-XIII theo: Thứ tự, thời gian thành lập, người thành lập, Quốc hiệu, kinh đô? Câu 2: Kể tên, thời gian, những chiến thắng quan trọng của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Câu 3: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào ? Bộ máy chính quyền nhà Trần...
Đọc tiếp

Câu 1: Lập niên biểu các triều đại phong kiến Việt Nam các thế kỉ X-XIII theo: Thứ tự, thời gian thành lập, người thành lập, Quốc hiệu, kinh đô?

Câu 2: Kể tên, thời gian, những chiến thắng quan trọng của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần.

Câu 3: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào ? Bộ máy chính quyền nhà Trần được củng cố ra sao? So sánh nhà nước thời nhà Trần và thời nhà Lý?

Câu 4: Các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời nhà Lý? Nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo?

Câu 5: Nêu những nét chính về tình hình giáo dục nước ta thời Lý và nhận xét?

Câu 6: Tác dụng của Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng đến việc chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần?

Câu 7: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Vân Đồn và chiến thắng Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỷ XIII)?

Câu 8 : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên? Công lao của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên như thế nào?

3
12 tháng 3 2020

Câu 1: Lập niên biểu các triều đại phong kiến Việt Nam các thế kỉ X-XIII theo: Thứ tự, thời gian thành lập, người thành lập, Quốc hiệu, kinh đô?

Kết quả hình ảnh cho Lập niên biểu các triều đại phong kiến Việt Nam các thế kỉ X-XIII theo: Thứ tự, thời gian thành lập, người thành lập, Quốc hiệu, kinh đô?

Câu 2: Kể tên, thời gian, những chiến thắng quan trọng của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần.

Câu 3: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào ? Bộ máy chính quyền nhà Trần được củng cố ra sao? So sánh nhà nước thời nhà Trần và thời nhà Lý?

Câu 4: Các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời nhà Lý? Nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo?

Câu 5: Nêu những nét chính về tình hình giáo dục nước ta thời Lý và nhận xét?

Câu 6: Tác dụng của Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng đến việc chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần?

Câu 7: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Vân Đồn và chiến thắng Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỷ XIII)?

Câu 8 : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên? Công lao của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên như thế nào?

Nguyên nhân thắng lợi :

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

12 tháng 3 2020

Câu 8 : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên? Công lao của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên như thế nào?

Nguyên nhân thắng lợi :

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

22 tháng 12 2017

Câu 1 : Nói lần chống quân Tống đợt 1 là tự vệ chứ không phải xâm lược vì:
- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
- "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.

1.Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống thể hiện qua những hành động nào ? Biết được âm mưu của giặc,nhà Lý đã có những chủ mưu gì ?Kết quả. 2.Nêu kết quả ,nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng chống Tống trên sông Như Nguyệt ? 3.Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố tổ quốc như thế nào? 4.Trình bày âm mưu xâm lược Chămpa và Đại Việt của nhà Nguyên ? 5.Cuộc kháng chiến...
Đọc tiếp

1.Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống thể hiện qua những hành động nào ? Biết được âm mưu của giặc,nhà Lý đã có những chủ mưu gì ?Kết quả.

2.Nêu kết quả ,nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng chống Tống trên sông Như Nguyệt ?

3.Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố tổ quốc như thế nào?

4.Trình bày âm mưu xâm lược Chămpa và Đại Việt của nhà Nguyên ?

5.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên kết thúc bằng chiến thắng nào ? Thuật lại diễn biến ,kết quả của chiến thắng đó?

6.Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần chống quân xâm lược Mông -Nguyên ?

7.Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ,Vương triều Trần đều có đường lối chiến thuật đúng đắn ,sáng tạo .Bằng những sự kiện lịch sử em đã học , em hãy chứng minh điều đó?

8. Nêu những nét tiêu biểu về đời sống thời Trần?

9. Trình bày những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly ?Nêu ý nghĩa và tác dụng của những cải cách đó?

5
13 tháng 9 2018

9. Biện pháp cải cách là:

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.


Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Ý nghĩa và tác dụng là :Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

13 tháng 9 2018

2.

Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.

- Quách Quỳ cho quân vượt sông tấn công vào phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công.

- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông, bất ngờ tấn công vào đồn giặc.

a. Diễn biến:

- Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”.

- Quách Quỳ chấp nhận “giảng hòa” và rút quân về nước.

c. Kết quả: quân ta dành thắng lợi

d. Ý nghĩa lịch sử:

- Củng cố nền độc lập của đất nước.

- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

- Là một trong những trận đánh lớn trong lịch sử nước ta.

1) Kể tên các anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và quân Mông-Nguyên? Cho biết công lao của một anh hùng mà em yêu thích? 2) Lý thường kiệt đã thực hiện chủ trương gì để đối phó với sự xâm lược của nhà tống ? Chủ trương đó đã được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó? 3) nhà trần đã củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Chứng minh ba lấn...
Đọc tiếp

1) Kể tên các anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và quân Mông-Nguyên? Cho biết công lao của một anh hùng mà em yêu thích?

2) Lý thường kiệt đã thực hiện chủ trương gì để đối phó với sự xâm lược của nhà tống ? Chủ trương đó đã được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?

3) nhà trần đã củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Chứng minh ba lấn kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thắng lợi là nhờ các chiến thuật, chiến lược đúng đắn, sáng tạo và sự chuẩn bị chu đáo của nhà trần?

4) em hãy nêu vị trí của đạo phật thời lý? Vì sao phật giáo thời lý được đặc biệt phát triển ?

5) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời trần ? Cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại thời trần có gì giống và khác so với thời lý?

6) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông-Nguyên?

7) Nhà trần đã làm gì để khôi phục và phát triển kinh tế? tác dụng?

4

1)

-Các anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên có :

+Trần Hưng Đạo

+Trần Quốc Tuấn

+Lí Thường Kiệt

+Trần Khánh Dư

-Em thích nhất là Lí Thường Kiệt vì ông đã có công lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu chống quân Tống xâm lược.

2)

-Lí Thường Kiệt đã chủ động thực hiện chủ trương là "tiến công trước để tự vệ". Ông cho đánh sang phía biên giới nhà Tống và hạ đổ thành Ung Châu, cho yết bản nói rõ lí do cuộc tấn công rồi rút về nước chuẩn bị phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để chặn địch.

-Ý nghĩa : Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống hoàn toàn thất bại, nền độc lập của Tổ quốc được giữ vũng và khẳng định.

3) Nhà Trần đã củng cố chế độ phong kiến tập quyền như sau:

-Được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp:

+Triều đình (đứng đầu là vua) +Các đơn vị hành chính trung gian từ lộ đến phủ, huyện, châu +Cấp hành chính cơ sở là xã -Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ. -Vì cả 3 lần quân Mông-Nguyên tiến vào nước ta, quân ta chưa bao giờ đánh trực diện mà biết tìm ra và đánh vào điểm yêu của kẻ thù. Nhân dân thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống". 4)

+Đạo Phật phát triển một cách mạnh mẽ.

+ Hầu hết các vua nhà Lý như: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông đều sùng đạo Phật.

+ Các vua sai dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật,…

-Phật giáo phát triển vì Lí Công Uẩn là con nuôi của nhà sư Lí Khánh Vân, vì vậy ông đã theo đạo Phật và từ đó đạo Phật được phát triển mạnh mẽ


23 tháng 12 2018

1 Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp, các thành phần dân tộc đều tham gia chống giặc.

- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt trong mỗi cuộc kháng chiến.

- Tinh thần hi sinh quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

- Sự chỉ huy tài giỏi, sáng tạo của các tướng.

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng.

2 Nói thắng lợi của 3 lần kháng chiến có ý nghĩa lịch sử trong nước và quốc tế vì:

Đối với trong nước:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Mông - Nguyên.

- Bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Thể hiện sức mạnh của dân tộc đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc.

Đối với ngoài nước:

- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác.

- Làm thất bại mưu đồ thôn tính châu Á.

3

Giống:

- Ta đều thực hiện kế "Vườn không nhà trống"

Khác nhau:

- Ở trận thứ 2: Quân Nguyên tấn công trước vào quân ta ở Nghệ An, Thanh Hóa. Ta đợi thời cơ tấn công, tiêu diệt giặc ở cửa Hàm Tử, Tây Kết, bến Chương Dương và tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Ở trận thứ 3: Quân ta chủ động tiêu diệt đoàn thuyền luong của giặc ở Vân Đồn. Quân lao vào tình trạng thiếu lương thực nặng nề. Quân ta phản công lớn ở hai mặt trận thủy bộ ( sông Bạch Đằng, tuyến đường Vạn Kiếp - Lạng Sơn - Quảng Tây).

2 tháng 1 2019

Câu 1

: - Nhà Trần đc thành lập trong hoàn cảnh nào ?

- Từ cuối thế kỉ xn, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

Trình bày những nét chính về tình hình quân đội nhà Trần .
Quân đội

-Cấm quân

-Quân ở các lộ

-Chính sách ngự binh ư nông

-Chủ trương quân lính cốt tinh nhuệ ko cốt đông

So sáng giống nhau và khác nhau của bộ máy nhà nc thời Trần và thời Lý .

- Giống: bộ máy quan lại
- Khác:
+ Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng
+ Các quan lại đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ
+ Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất
+ Cả nước chia làm 12 lộ
Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao

2 tháng 1 2019

Câu 3

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.


Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Tích cực và hạn chế của cuộc cải cách

Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.

Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.