K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2017

2Để trả lời cho câu hỏi tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong, cần thấy được ở nửa đầu thế kỉ XIX, ruộng đất bị bỏ hoang hoá rất nhiều do nông dân bị địa chủ cường hào cướp mất ruộng đất, nạn đói xảy ra... nhiều năm nên nông dân phải bỏ làng, lưu vong.

29 tháng 3 2017

3Trong các thế kỉ XIX, các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị không ngừng phát triển, số thợ thủ công chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong dân gian cũng ngày càng tăng thêm. Rải rác khắp nơi trong nước đều có những hộ thủ công, sản xuất các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu địa phương. Ở những nơi có đièu kiện giao thông và nguyên liệu vẫn tồn tại nhiều làng và phường thủ công chuyên chế tạo những sản phẩm nhất định như dệt, gốm, làm đường, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt chiếu. Nhiều làng chuyên môn nổi tiếng khắp cả nước như làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng ở Ngũ Xá, làng lụa Vạn Phúc, làng dệt chiếu ở Thiện Trạo, làng làm giấy gió ở Yên Thái...

28 tháng 4 2017

1) Công cuộc khai hoang dưới thời Nguyễn rất được các vua Nguyễn chú ý. Việc khai hoang dã tăng thêm diện tích canh tác.

2) Vì cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng tăng thêm diện tích canh tác nhưng vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp ruộng đất nên phải lưu vong.

3) Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, HN, Gia Định,... Thợ thủ công giỏi ở các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

 

28 tháng 4 2017

minh hoc xong roi ban a

27 tháng 4 2017

- Diện tích canh tác được tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong vì:

Việc khai hoang đã tăng diện tích đất canh tác. Nhưng ruộng đất bị bỏ hoang nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp ruộng đất, họ phải lưu vong.

27 tháng 4 2017

- Tình hình thủ công ngiệp nước ta thời nửa đầu thế kỉ XĨ ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng xuất hiện. Nhưng những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công nghiệp còn phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

19 tháng 5 2017

-Nêu nhận xét của em về công cuộc khái hoang dưới thời Nguyễn

- Tổ chức khai hoang theo quy mô lớn, lực lượng tham gia khai hoang đông.

- Việc khai hoang này có cả sự cổ động của triều đình và sự tự do khai hoang.

- Kết quả là nhiều vùng đất đã được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam cho đến tận mũi Cà Mau.

-Giair thích vì sao diện tích canh tác được tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng người dân lưu vong

- Vì nông dân bị địa chủ cướp mất ruộng đất.

-Đánh giá về thủ công nghiệp ở nước ta nửa đầu thế kỉ XIX

- Các ngành thủ công nghiệp truyền thống vẫn tiếp tục phát triển, nhưng trong dân gian còn rất phân tán.

- Các ngành mới đang phát triển: đóng tàu, đúc súng theo kĩ thuật châu Âu,...

-Nhận xét chung về tình trạng kinh tế ở nước ta nửa đầu thế kỉ XIX

- Kinh tế ở nước ta vào nửa đầu thế kỷ XIX rất phát triển, có nhiều sản phẩm nổi tiếng chất lượng cao.

27 tháng 4 2017

các bn giúp mình vs nha

2 tháng 5 2018

A sách VNen nè

12 tháng 4 2017

1. Cuộc khai hoang của thời Nguyễn là một bước ngoặt quan trọng từ chế độ phong kiến sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến thời cận đại và nghiên cứu giai đoạn này nhận biết được chế độ phong kiến Việt Nam trên đường khủng hoảng của nó, đồng thời xác định được vài trò và trách nhiệm của triều Nguyễn.

2.Trong các thế kỉ XIX, các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị không ngừng phát triển, số thợ thủ công chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong dân gian cũng ngày càng tăng thêm. Rải rác khắp nơi trong nước đều có những hộ thủ công, sản xuất các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu địa phương. Ở những nơi có đièu kiện giao thông và nguyên liệu vẫn tồn tại nhiều làng và phường thủ công chuyên chế tạo những sản phẩm nhất định như dệt, gốm, làm đường, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt chiếu. Nhiều làng chuyên môn nổi tiếng khắp cả nước như làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng ở Ngũ Xá, làng lụa Vạn Phúc, làng dệt chiếu ở Thiện Trạo, làng làm giấy gió ở Yên Thái...

13 tháng 4 2017

2.

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).

+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

12 tháng 4 2022

tham khảo nha

undefined

13 tháng 4 2022

 Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX

Nguyên nhân:

- Cuộc sống của nhân dân khổ cực,lầm than vì bị địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất,quan lại tham nhũng,to thuế phục dịch nặng nề

- Nạn dịch bệnh,nạn đói hoành hành khắp nơi

Mục tiêu:

- Vùng lên chống lại địa chủ,quan lại,chống lại những áp bức cường quyền của triều đình nhà Nguyễn đối với dân chúng \(\Rightarrow\)Cải thiện đời sống của nhân dân

Lực lượng tham gia:

- Đông đảo các tầng lớp tham gia 

Quy mô:

- Rộng khắp cả nước từ Bắc chí Nam,từ miền xuôi đến miền ngược

1/- Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế.Nhà Nguyễn thành lập đã tiến hành một loạt chính sách nhằm ổn định và củng cố địa vị của mình. Những chính sách của triều Nguyễn có đáp ứng được yêu cầu của lịch sử không? Vì sao lại có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn? Các em hãy suy nghĩ và vận dụng những hiểu biết của mình để trả lời...
Đọc tiếp

1/- Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế.Nhà Nguyễn thành lập đã tiến hành một loạt chính sách nhằm ổn định và củng cố địa vị của mình. Những chính sách của triều Nguyễn có đáp ứng được yêu cầu của lịch sử không? Vì sao lại có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn? Các em hãy suy nghĩ và vận dụng những hiểu biết của mình để trả lời những vấn đề nêu trên.

2/- Đọc thông tin, quan sát lược đồ, hãy trình bày nét chính về tình hình chính trị nước ta đầu thế kỉ XIX

3/- nêu nhận xét của em về công cuộc khai quang dưới thời nguyễn

4/- Giải thích vì sao diện tích canh tác được tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong

5/- Đánh giá về thủ công nghiệp ở nước ta nửa đầu thế kỉ XIX

6/- Nhận xét chung về tình hình kinh tế ở nước ta nửa đầu thế kỉ XIX

7/-Lập bảng thống kể về cuộc khởi nghỉa lớn nửa đầu thế kỉ XIX theo nội dung : tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa bàn hoạt động, ý nghĩa

8/-Nêu nhận xét chung về các các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX (nguyên nhân,mục tiêu, lực lượng tham gia, quy mô)

(Mình đang cần gấp bucminh mong các bạn giúp đỡ)

4
17 tháng 4 2017

1/ Không đáp ứng được nhu cầu lịch sử. Nhiều cuộc KN nông dân nổ ra là do dưới triều Nguyễn, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực với nhiều thứ thuế, kinh tế trì trệ, thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra khiến nạn đói thường xuyên đe dọa buộc nhân dân phải đấu tranh.
 

27 tháng 4 2017

6. - Tình hình thủ công ngiệp nước ta thời nửa đầu thế kỉ XĨ ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng xuất hiện. Nhưng những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công nghiệp còn phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

17 tháng 5 2016

Thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ân Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hoá. Vào thời gian này, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.

Nhưng thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta chỉ kéo dài đến giữa thế kỉ V và đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong. Từ đó, Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.
Đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI). Các quý tộc Hồi giáo vừa ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, vừa thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu, làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.

Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. Ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.

Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ. Từ đó, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.

17 tháng 5 2016

- Vương triều Gúp - ta được hình thành từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ VI. Đây là thời kỳ thống nhất nền kinh tế, xã hội rất phát triển có nhiều thành tựu về nông nghiệp, thủ công nghiệp, sau đó bị nước ngoài xâm lược, thống trị

- Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVI, Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược lập nên Vương triều hồi giáo Đê - li. Họ ra sức vơ vét bóc lột đất nước, con người Ấn Độ; cấm đạo Hin đu

- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, người Mông Cổ cai trị Ấn Độ, thi hành nhiều chính sách tiến bộ, xóa bỏ kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, sau đó Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược và trở thành thuộc địa của Anh.

9 tháng 5 2021

Mặc dù vào thời Nguyễn, nhà vua đã có chính sách khai hoang đất đai, diện tích đất canh tác tăng thêm nhưng vẫn có tình trạng nông dân lưu vong vì lúc bấy giờ nhân dân bị bọn địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.