K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2017

chịuhiu

28 tháng 12 2021

adu

10 tháng 1 2019

1,*HOANG MẠC:

Đặc điểm của môi trường hoang mạc:
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

*VÙNG NÚI:

Đặc điểm của môi trường vùng núi:
– Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
– Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.

*ĐỚI LẠNH:

Đặc điểm của môi trường đới lạnh:
+ Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.
+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

*ÔN HÒA:

- Vị trí: nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực.

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ trung bình 10 độ C, lượng mưa trung bình 500mm-1000mm

+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.

+ Thời tiết có nhiều biến động thất thường do: nằm giữa hải dương và lục địa, giữa đới nóng và đới lạnh.

17 tháng 12 2020

Ko đúng ý mình

 

15 tháng 11 2019

Câu 1:

HOANG MẠC:

Đặc điểm của môi trường hoang mạc:
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

*VÙNG NÚI:

Đặc điểm của môi trường vùng núi:
– Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
– Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.

*ĐỚI LẠNH:

Đặc điểm của môi trường đới lạnh:
+ Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.
+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

*ÔN HÒA:

- Vị trí: nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực.

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ trung bình 10 độ C, lượng mưa trung bình 500mm-1000mm

+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.

+ Thời tiết có nhiều biến động thất thường do: nằm giữa hải dương và lục địa, giữa đới nóng và đới lạnh.

2 tháng 11 2016

Theo em, những vấn đề gì cần phải giải quyết ở những đô thị thuộc đới ôn hoà:

+ Về môi trường : sự phát triển của công nghiệp và các phương giao thông sử dụng nhiều nguyên liệu

+ Về giao thông : ùn tắc giao thông

+ Về quy hoạch và phát triển : thiếu chỗ ở,công trình công cộng,lao động trẻ

+ Về các vấn đề Xã hội : tỉ lệ thất nghiệp,người vô cư cao

+ Về môi trường: Cần chú ý vệ sinh môi trường

+ Về giao thông: Cần cải tiến các thiết bị, máy móc giao thồng, thực hiện thi công các khu vực giao thông.

+ Về quy hoạch và phát triển: Cần xây dựng các khu công nghiệp, khu thương mại,...

+ Về vấn đề xã hội: Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu nhà ở cao, tỉ trọng người nhiệm bệnh đang vượt số mức cho phép.

15 tháng 12 2016

Giải thích vì sao hoang mạc ở châu Phi làn sát ra biển.

- Hoang mạc Châu Phi lan ra sát ven biển do:
+ Phần lớn diện tích lãnh thổ Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến trong vùng khí áp cao và ít mưa của Trái Đất.
+ Có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ, lượng bốc hơi nước rất ít. Ví dụ như: Hoang mạc Xa-ha-ra ở phía Bắc tiến ra sát ven bờ Tây do có dòng biển lạnh Ca-la-ha-ri chảy sát ven bờ, hoang mạc Na-míp ở Nam Phi cũng tiến ra sát ven bờ vì phía Tây có dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy sát ven bờ.

15 tháng 12 2016

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào?
Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió
Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.
 

25 tháng 12 2016

thực vật và động vật ở hoang mạc có hai cách thích nghi với môi trường:

+tự hạn chế sự mất nước

+tăng cường dự trữ nước,dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể

15 tháng 12 2016

1.

1. Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng
– Nền công nghiệp được phát triển sớm nhất cách đây khoảng 250 năm.
– 3/4 sản phẩm công nghiệp thế giới là do đới ôn hoà cung cấp.
– Cơ cấu công nghiệp gồm da dạng, nhiều ngành. Trong đó công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật của nhiều nước trong đới ôn hoà.
– Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa.

2. Cảnh quan công nghiệp
– Phổ biến khắp nơi với các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ, nối với nhau bằng hệ thống giao thông chằng chịt.
– Các cảnh quan công nghiệp phổ biến: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
– Các cảnh quan công nghiệp cũng là nơi tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường.

15 tháng 12 2016

2.

+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải:
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.

 

26 tháng 12 2020

- Đới nóng:

+ Môi trường ngày càng bị ô nhiễm.

+ Tác động tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên.

+ Ô nhiễm môi truờng

+ Ùn tắc giao thông

+ Gây nên các khu nhà ổ chuột

+ Nghèo đói, thất nghiệp, bệnh tật hoành hành

+ Trẻ em thất học, trình độ học vấn thấp

- Đới ôn hòa:

+ Ô nhiễm không khí.

+ Ô nhiễm nước.

- Đới lạnh:

+ Các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.

+ Thiếu nhân lực