K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2023

đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế

Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.

Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.

Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.

Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.

Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.

Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.

19 tháng 3 2023
Đóng vai nhân vật - Lí Thông

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.

Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.

Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.

Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.

   
4 tháng 2 2021

Ai trong cuộc sống cũng có những tình bạn đẹp mãi mãi chẳng thể nào quên được. Và em cũng vậy. Một trong những tình bạn đẹp nhất của em đó là với bạn An, người bạn đã đồng hành cùng em suốt 5 năm tiểu học. Thật may mắn là nhà An cũng gần nhà em nên chúng em thường xuyên chơi với nhau khi còn nhỏ. Khi vào lớp 1, em và An lại may mắn được học chung một lớp. Từ đó, tình bạn của chúng em cứ thế nảy nở và gắn bó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em không chỉ là những người bạn thân thiết của nhau mà còn giúp đỡ nhau rất nhiều trên con đường học tập. Chúng em cùng học, cùng chơi và cùng giúp đỡ nhau học hành và tiến bộ. Khi em có bài khó thì An sẽ giúp em hiểu và làm được. Khi An có vấn đề gì khó khăn thì em sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một trong những kỷ niệm mà em mãi mãi chẳng thể nào quên được với An đó là việc bạn đã từng chạy mưa suốt 5 tiếng đồng hồ để mang bài tập đến cho em. Hôm đó, em sang nhà bà ngoại vì thăm bà ốm nên em đã xin phép cô giáo cho mình được nghỉ học. Thế nhưng hôm đó lớp em học phần kiến thức vô cùng quan trọng và khó nhằn. Ngày mai còn có bài kiểm tra liên quan nữa. Em cảm thấy vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Hôm đó trời còn mưa rất to nữa. Tầm 2 tiếng sau giờ tan học chiều, em thấy có người bấm chuông cửa, em liền chạy ra và thật bất ngờ khi đó là An. Người An ướt nhẹp, tay chân run lẩy bẩy nhưng miệng thì vẫn mỉm cười thật tươi đưa cho em quyển vở rồi nói "Tớ biết cậu lo lắng nên đã bảo bố mẹ rằng tớ sang đây rồi. Cậu yên tâm". Khoảnh khắc ấy em đã suýt khóc. Khoảnh khắc ấy khiến em trân trọng tình bạn quý báu này biết bao nhiêu. Em mời An vào nhà. Sau khi lau người xong, An còn giảng lại bài cho em hiểu. Thật may vì sau đó bạn không bị cảm lạnh Tóm lại, tình bạn của em và An là một tình bạn đẹp và đáng quý biết bao. Dù cho lên cấp hai chúng em học những ngôi trường khác nhau nhưng em vẫn thường xuyên qua nhà bạn chơi và vẫn thân thiết như xưa.

Em tham khảo :

Đề số 3 :

Em rất thích câu chuyện cổ tích “Cây khế”. Em sẽ kể lại câu chuyện này theo lời của nhân vật chú quạ.

    “Trong đợt về cây cổ thu vừa rồi, tôi đã kể chuyến phiêu lưu của tôi cho các cháu tôi nghe. Câu chuyện như sau :

Tôi đang bay trên trời thì khát nước quá, tôi quay đầu xuống thấy cây khế có quả mọng nước, liền đậu xuống ăn. Ăn được năm, sáu quả thì có một cặp vợ chồng nghèo đi ra khỏi căn nhà gỗ và nói :Ngươi ăn hết khế thì chúng tôi lấy gì kiếm sống đây ?Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt! – Tôi nói

Hôm sau, tôi đã chở người chồng đến đảo vàng. Sau khi về căn nhà gỗ ấy, tôi chào và hẹn gặp lại.

1 tháng sau, tôi cũng ra cây khế ấy và định xin vài trái khế. Nhưng tôi không thấy cặp vợ chồng nào nữa và thay vào đó là một người đàn ông to béo. Ông tự xưng là anh trai của người chồng đó và cho tôi ăn vài chục quả rồi tôi cũng nói :

Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt!

Hôm sau, tôi rất ngạc nhiên vì thấy cái túi chín gang mà ông anh đang cầm. Sau khi bỏ hết vàng vào túi, ông còn nhét vào túi áo, túi quần. Trên đường trở về, tôi nói bỏ bớt vàng đi nhưng ổng không chịu. Tôi mỏi quá nên bị nghiêng cánh và giờ đây đã thấy nhẹ hơn. Hóa ra ông anh đã rơi xuống biển và bị chết đuối. Sau đợt đó, cánh của tôi bị đau ê ẩm. Mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy đau.”

  Câu chuyện trên rút cho ta bài học là nếu ta không tham thì ta sẽ sống tốt. Còn nếu ta tham thì ta sẽ phải trả giá cho lòng tham của mình. Giống như câu thành ngữ : “Tham thì thâm” 

đề 1 : 

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

-     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!

đề 2:

Trong số những cây bút viết của cô chủ thì tôi là cây bút máy được cô yêu thích nhất. Cô chủ lúc nào cũng cưng chiều và chăm sóc tôi cẩn thận từng chút một. Tôi tự hào và hạnh phúc lắm.

Tôi vốn không phải là cây bút của cô chủ. Ngày mới mua về, mẹ tặng tôi cho em trai cô. Cậu bé tuy còn nhỏ nhưng viết chữ rất đẹp mà cũng có ý thức giữ gìn. Vì mới mua nên tôi còn rất mới và là một chàng trai khá bảnh bao. Thân bút sơn nước sơn màu đen láng bóng. Hàng chữ in trên đó rõ ràng từng nét. Cái nắp bút màu bạc lấp lánh. Đặc biệt, ngòi bút viết rất trơn như chạy trên từng trang giấy trắng. Tôi rất dễ tính mà bụng tôi cũng rất khỏe, loại mực nào cũng “ăn” được mà ăn rất ngon lành. Vì vậy, cậu bé lại càng thích tôi. Một hôm, cậu khoe tôi với cô chủ. Cô chủ hứng thú, nhẹ nhàng cầm tôi lên ngắm nghía. “Chà! Đẹp quá. Lại cầm rất vừa tay”. Cô chủ vừa ngắm tôi vừa tấm tắc khen ngợi làm tôi xấu hổ. Rồi cô ngỏ lời muốn tôi làm bạn với cô chủ nhưng cậu bé không chịu. Thế là cô chủ buồn lắm.... Đến ngày sinh nhật cô, em trai tặng một món quà bí mật. Gói quà nhỏ xíu bọc giấy bên ngoải. Cậu bé chắc chắn đây là món quà mà chị rất thích. Hồi hộp, cô chủ từ từ mở ra. Một lát sau, tôi đã nằm trong bàn tay cô chủ. Cô hét lên sung sướng. Từ đó, tôi trở thành người bạn thân thiết của cô.

Cô chủ dành cho tôi không phải tình yêu của cô chủ với đồ vật mà là tình cảm đặc biệt giữa hai người bạn với nhau. Cô coi tôi như một người bạn thật sự. Cô may cho tôi một cái túi xinh xinh bằng vải và cho tôi nằm ở trong đó. Mỗi khi viết bài, cô lấy tôi ra, ngắm nhìn một chút rồi mới viết vào vở. Cô không bao giờ ấn mạnh vì sợ tôi đau nên lúc nào cô cũng nhẹ nhàng đặt tôi lên trang giấy. Trước khi đi ngủ, cô cũng không quên bơm một bụng đầy mực cho tôi, cất tôi vào túi và chúc tôi ngủ ngon. Có những lúc buồn, cô chủ không nói với ai được nên thủ thỉ tâm tình với tôi. Không rõ cô chủ có biết rằng tôi nghe và hiểu hết những điều cô nói. Nhưng nếu cho tôi một điều ước, tôi ước sao mình có thể được nói để chia sẻ với cô, để niềm vui của cô được nhân lên gấp bội và nỗi buồn sẽ được chia đôi. Nhưng tôi chỉ là một cái bút, chỉ biết nghe thôi mà không thể chia sẻ. Tôi nhớ mãi một lần khi thấy nước mắt cô chủ rơi...

Hôm đó, trên lớp học vào giờ ra giải lao, cô chủ vội đi đâu mà không mang tôi theo, để tôi nằm trên bàn mà quên nắp bút. Có cậu học trò hiếu động nô đùa làm tôi ngã từ trên bàn xuống. Thật không may, ngòi bút lại lao xuống trước và tôi đã đau xót khi biết rằng mình không còn giúp cô chủ viết bài được nữa. Chưa kịp hoàn hồn thì cậu ta lại chạy nhảy lung tung, giẫm chân cả lên mình tôi nữa... Tôi đau điếng mà không biết làm sao, chỉ mong cô chủ mau về và cứu tôi. Vừa may, cô chủ vào lớp. Nhìn thấy tôi, cô chủ lập tức chạy tới. Thấy tôi bị xước khắp mình mẩy, ngòi bút bị gãy cô chủ thương tôi chạy ra phía sau sân trường ngồi khóc. Những giọt nước mắt nóng hổi rơi trên mình tôi. Những giọt nước mắt trong sáng, tôi cảm nhận được tình yêu vô bờ cô dành cho tôi. Tôi không chỉ là cây bút bình thường mà là người bạn của cô. Hơn thế, tôi còn là món quà kỉ niệm mà em trai đã tặng cô nhân ngày sinh nhật. Tôi biết, với cô, tôi rất có ý nghĩa. Thế nên cô đã khóc rất nhiều, khóc nức nở như khi mất đi thứ gì quí giá vậy.... Cũng vì thế mà cô giận cậu bạn kia lắm.

Từ ngày tôi bị hỏng, cô chủ không bao giờ viết bút mực nữa. Cô để tôi nằm trong hộp bút nhỏ trên bàn. Dù không dùng nữa nhưng ngày nào đi học về cô cũng mở tôi ra xem, ngắm nghía tôi và kể chuyện cho tôi nghe, vẫn là những câu chuyện lớp học, bạn bè thầy cô nhưng tôi luôn luôn hào hứng. Cô chủ vẫn yêu quí tôi như ngày nào...

Là cây bút viết, đồ dùng học tập quen thuộc của học sinh, chúng tôi luôn mong nhận được từ các cô cậu học trò sự quan tâm và ý thức giữ gìn. Còn với riêng tôi, khi nhận được tình yêu của cô chủ, được coi như người bạn thân thì đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất.


k mình nha

7 tháng 12 2017

đề 2 bạn làm hay lắm nhưng mà đề 1 hơi lạc đề nha bạn.

Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.Câu 2 :a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụnggì?Câu 3 :a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 : 
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
 Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
 Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

2
20 tháng 3 2020
Vào google mà tra
25 tháng 3 2020

không có

10 tháng 10 2018

tên câu chuyện ,nhân vật và những chi tiết cần nhớ để kể nhé 

10 tháng 10 2018

em bé thông minh trong sách ngữ văn 6 trang 70 sgk

9 tháng 8 2021

Tham khảo

Nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.

- Dự định kể về việc: Một chú chim sẻ vì không nghe lời mẹ, không chịu thường xuyên tập bay nên bị gãy cánh.

- Nhân vật: chú sẻ con

- Diễn biến: Sẻ mẹ sinh được 3 chú sẻ con → Sẻ mẹ hằng ngày kiếm mồi nuôi sẻ con khôn lớn → Sẻ mẹ dạy đàn con học bay để có thể sớm cất cánh kiếm ăn → Sẻ con mải chơi, không tập luyện → Khi đàn sẻ bắt đầu bay đi tránh rét, sẻ nhỏ vướng vào cành cây, ngã xuống đất gãy cánh

9 tháng 8 2021

Em dự định sẽ kể về việc trốn nhà đi chơi. Diễn biến: bị bà hàng xóm bặt gặp, xong bà ấy báo lại cho mẹ em nên em bị lôi về. Nhân vật bao gồm: em, bà hàng xóm và mẹ em.

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:(1)  Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.(2)  Kể chuyện về một người bạn tôt.(3)  Kỉ niệm ngày thơ ấu.(4)  Ngày sinh nhật của em(5)  Quê em đối mới(6)  Em đã lớn rồi.Câu hỏi:a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự...
Đọc tiếp

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)  Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.

(2)  Kể chuyện về một người bạn tôt.

(3)  Kỉ niệm ngày thơ ấu.

(4)  Ngày sinh nhật của em

(5)  Quê em đối mới

(6)  Em đã lớn rồi.

Câu hỏi:

a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?

b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?

c) Từ trọng tâm trong mỗi từ trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nôi bật điều gì?

d)Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

1
3 tháng 7 2017

- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

- Những đề kể việc:

     + Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

     + Ngày sinh nhật của em

     + Quê em đổi mới

- Những đề kể về người:

     + Kể về một người bạn tốt

     + Em đã lớn rồi

7 tháng 3 2016

cần j chứ 

 

7 tháng 3 2016

Sao lại k cần

 

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện.

0