K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2019

1.“Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng” là một trong những thông điệp trong Tháng hành động vì trẻ em. Ngữ nghĩa, thông điệp rất rõ ràng, tác động mạnh, tức thì với người đọc. Nhưng để hiểu cặn kẽ và có những hành động phù hợp mang đến cho trẻ những gì tốt đẹp nhất lại không dễ dàng.

Có lẽ nhiều thế hệ người Việt Nam đã quá quen thuộc với lối dạy con “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” vì “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” và vì vậy, “người roi, voi búa” được xem là hiển nhiên. Trước tình trạng trẻ dường như có xu hướng cãi lại cha mẹ, người lớn nhiều hơn, thậm chí tỏ thái độ khinh thường, bất cần lời dạy dỗ từ cha mẹ, nhiều bậc phụ huynh hoài nghi về phương pháp “dạy con không cần đòn roi” và đặt niềm tin vào phương pháp sử dụng “roi vọt” trong dạy con, bởi họ hy vọng rằng, trẻ sẽ “nhớ đời” mà “chừa” khi nghĩ đến những trận đòn đau.

Quả thật, trong thực tế, bạo lực nói chung và đòn roi nói riêng nhiều khi rất hiệu quả, có sức mạnh trực tiếp, ngay lập tức nên được không ít người sử dụng trong việc dạy con. Nhưng có một thực tế khác cho thấy, những trẻ lớn lên trong đòn roi thường ngỗ ngược và có xu hướng sử dụng bạo lực với những kẻ yếu hơn mình. Trẻ chứng kiến bạo lực hằng ngày đến một mức nào đó chúng sẽ cho rằng bạo lực là cách thức duy nhất, nhanh nhất để giải quyết mâu thuẫn và đạt mục đích cũng như thể hiện sức mạnh của bản thân. Hơn nữa, bạo lực chỉ dùng để trừng phạt nên khi đã nhờn đòn, trẻ thường tỏ ra bất cần trước sự dạy bảo của cha mẹ. Về mặt lý thuyết, sự phản tác dụng của bạo lực rất lớn và quyền lực có nguồn gốc từ bạo lực mang phẩm chất rất thấp. Do vậy, trong dạy con, roi vọt không đi cùng tình thương hiếm khi làm trẻ nên người.

Tuy vậy, thế nào là yêu thương con lại là vấn đề cần xem xét. Như đã đề cập ở trên, lối dạy con bằng roi vọt vẫn được nhiều phụ huynh cho rằng là cần thiết và đương nhiên vì có “thương” mới “cho roi cho vọt”. Với quan niệm để con nên người, nhiều bậc cha mẹ đã “dạy con từ thuở còn thơ” bằng “roi vọt” ngay khi con phạm những lỗi nhỏ. Ngược lại, có những bậc cha mẹ lại nuông chiều con quá mức, con muốn gì được nấy, chăm bẵm từng li từng tí, “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Họ sẵn sàng đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào của con vì quan niệm tiền bạc, của cải làm ra là để cho con hưởng thụ. Thậm chí, vì yêu con, nhiều bậc cha mẹ không hướng cho con tham gia những công việc gia đình như dọn nhà, nấu cơm, chăm sóc người thân,...Những cách “yêu thương” như vậy cũng khó làm cho trẻ “nên người” được.

Như vậy, điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ trong dạy con có lẽ là  cần lắng nghe tâm sự, thấu hiểu những hành động của con mình. Bên cạnh đó, sự nghiêm khắc đúng lúc, đúng chỗ của cha mẹ sẽ làm cho trẻ hiểu ra vấn đề và có ý thức khắc phục, sửa chữa khuyết điểm. Trên hết, cha mẹ nên và phải là tấm gương sáng để cho con mình soi vào. Nêu gương sáng chắc sẽ là cách giáo dục hiệu quả nhất không chỉ trong phạm vi gia đình mà rộng hơn là trong phạm vi xã hội. 

2.Điểm số, thành tích học tập, áp lực đối mặt với các kì thi liên tiếp trong quãng đường dài đi học khiến trẻ con quay cuồng. Nếu cha mẹ cứ mải chạy theo thành tích thì con trẻ luôn luôn mệt mỏi và căng thẳng. Học sinh ngay từ bậc tiểu học đi học chính, học thêm, học năng khiếu kín mít cả tuần. Em nào ở nhà, không đi học thêm được xếp vào diện cá biệt: Một là học dốt, lười học; Hai là con nhà nghèo, bố mẹ không có điều kiện kinh tế lo cho con ăn học đàng hoàng.

Ở thành phố, trẻ em càng bị cắt giảm tối đa giờ vui chơi, chỉ có học là trên hết. Bố mẹ bận rộn tối ngày, bạn bè ai cũng chạy đua học thêm, trẻ em hết giờ học là đến giờ ngủ, các em giải trí chủ yếu bằng cách vùi đầu vào game, mạng xã hội... Những hoạt động vui chơi, vận động ngoài trời dường như bị triệt tiêu. Học và chỉ có học, nhiều em học sinh rơi vào tình trạng cô đơn trong gia đình khó mở lời với cha mẹ, không có nổi một vài người bạn thân để chia sẻ nỗi niềm. Chỉ cần một vài lần thất bại trong học tập, các em sẽ gục ngã nhanh chóng, tuyệt vọng không lối thoát, nghĩ quẩn và làm những điều dại dột không ai ngờ tới.

Bi kịch học sinh tự tử bao giờ mới chấm dứt? Tôi nghĩ, phụ huynh đừng vội đổ lỗi cho hệ thống giáo dục nặng nề thi cử bấy lâu nay. Cha mẹ cứ ép con học tràn cung mây, rồi giao giá "con phải giỏi nhất lớp, nhất khối, nhất trường", con phải bằng bạn A, bạn B mà không cần biết con có thích học không, có vui vẻ khi đến lớp, đến trường không? Có nhiều phụ huynh, cứ tối về là kiểm tra bài vở của con, hỏi han kĩ lưỡng xem con đạt điểm mấy. Con điểm cao được thầy cô khen, bố mẹ vui mừng phấn khởi. Hễ con điểm thấp, mắc lỗi là bố mẹ mắng chửi xa xả, đánh đập cho chừa tội học dốt.

Phụ huynh quên mất rằng, mỗi đứa trẻ có năng lực học tập khác nhau, tại sao lúc nào cha mẹ cũng quy ra điểm số, giấy khen, danh hiệu cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố để rồi bất mãn, chán nản. Con trẻ thấy cha mẹ buồn rầu vì mình, thất vọng vì mình kém cỏi thì các em sa sút tinh thần nhanh chóng, cảm thấy mình vô dụng vì không đạt được tâm nguyện ấp ủ bấy nay của cha mẹ. Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng này kéo dài sẽ nhanh chóng đẩy các em vào bệnh trầm cảm, dẫn đến quyết định hủy hoại bản thân...

Học sinh bậc THPT là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm học đường. Đây là lứa tuổi mà tâm sinh lý nhạy cảm, nếu cha mẹ không tinh ý sẽ khó lòng phát hiện con mình bất ổn. Con có thể mắc trầm cảm với nhiều lý do: Môi trường sống thay đổi, áp lực học tập căng thẳng quá mức với năng lực, thấy mình thua kém bạn bè mọi thứ và tệ hại nhất vẫn là không đáp ứng được mong mỏi của bố mẹ. Lực học của con mức khá nhưng cha mẹ chỉ mơ con mình sẽ giỏi, sẽ đỗ đạt những trường đại học tốp đầu và thường chê bai, chì chiết con khi biết điểm tổng kết, điểm thi của con đì đẹt.

Khi ấy, có những em chai lỳ trước những lời chê trách, nhiếc móc của cha mẹ. Nhưng có rất nhiều em đã âm thầm đau khổ và tổn thương nặng nề khi cha mẹ chê trách, coi thường, so sánh đủ kiểu. Các em đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không được cha mẹ ghi nhận, cha mẹ vẫn cảm thấy học như thế là chưa đủ, cần phải có thành tích, danh hiệu...

Đa số phụ huynh dạy con phải học giỏi mới có tương lai, nào là "một người làm quan cả họ được nhờ", nào là "thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li", nào là "có chí thì nên". Phụ huynh đưa ra hàng loạt dẫn chứng các nhà bác học, thần đồng từ thời xa xưa đến thời hiện đại, các tấm gương học sinh giỏi quốc tế, các bạn học sinh giành học bổng du học để lên lớp các con, giục giã, thúc ép các con học tập không ngừng nghỉ.

Nhưng phụ huynh quên dạy con biết chấp nhận thất bại, biết chấp nhận năng lực bản thân và quan trọng nhất là dạy con biết quý trọng bản thân mình. Để dạy con điều ấy, trước tiên phụ huynh cần đồng hành cùng con, làm bạn với con suốt chặng đường dài học tập và trưởng thành. Phụ huynh hãy chấp nhận các con có cả ưu điểm và khuyết điểm, dù con học chưa giỏi thì đối với bố mẹ, con cái vẫn là tất cả. Cha mẹ cần định hướng cho con về nghề nghiệp trong tương lai và xác định cho con hiểu, có rất nhiều lựa chọn và nghề nghiệp nào cũng có giá trị riêng được xã hội công nhận.

Hiện nay rất nhiều phụ huynh khăng khăng cho rằng, phải đặt mục tiêu cao thì con mới có quyết tâm học hành. Tôi từng biết có những em học sinh cảm thấy học lớp chọn rất đuối, xin sang lớp thường nhưng cả thầy cô và cha mẹ đều không đồng ý, muốn các em phải cố gắng gấp 3, gấp 5 lần để đuổi kip bạn bè. Vậy là có những em dù học lớp chọn thật đấy nhưng thi đại học chỉ đạt điểm làng nhàng, đủ đỗ trường thường. Bố mẹ tỏ rõ bất mãn vì đầu tư hết mình mà con vẫn kém cỏi. Các em đi học vì gánh nặng ước mơ của cha mẹ và đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh trầm cảm học đường với những bi kịch đau xót.

13 tháng 9 2019

Rất cám ơn bn trung lê đức

13 tháng 9 2019
Hiện nay vấn đề về học tập của các bạn học sinh đang được mọi người quan tâm rất nhiều.Vì vậy đối với một học sinh trung học phổ thông như chúng tôi thì nó đang là một áp lực rất lớn. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳng mọi câu trả lời đều là: "Không". Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là "Áp lực về học tập ".Trình trạng những học sinh ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính mình. Chúng tôi đã không còn được tự do vui chơi như ngày xưa, không còn được làm những việc mà mình yêu thích nữa mà thay vào đó là học và học mà thôi. Ngoài giờ học trên lớp thì phải học thêm nhiều môn, những đòi hỏi của cha mẹ làm chúng tôi trở nên đau đầu. Hằng ngày cứ diễn ra như vậy, tan học là phải học thêm cho đến tối, vừa về đến nhà cũng đã chín, mười giờ chỉ kịp bỏ cặp xuống rồi vội lao vào bàn học, học tiếp cho bài của ngày mai. Thời gian nghĩ ngơi không có, không ăn uống đầy đủ, thiếu ngủ trầm trọng, hôm nào mà có bài kiểm tra hay thi học kì thì lại phải thức đến một, hai giờ sáng để học thuộc bài rồi mới được đi ngủ. Có nhiều bạn cũng vì thức quá khuya đã dẫn đến bị cận thị, đôi mắt giờ đây lại phải đeo thêm một cái kiến thì mới có thể nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh. Cứ như vậy trung bình một ngày chúng tôi chỉ ngủ năm đến sáu tiếng mà thôi, vậy thử hỏi chúng tôi phải chịu đựng ra sao cơ chứ? Áp lực như một cơn mưa ngày càng lớn ép chúng tôi vào đường cùng khiến cho chúng tôi trở nên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được.

Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường và cả cha mẹ, ai cũng mong con mình được kết quả cao vì vậy nó đã làm chúng tôi quá căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Chương trình học thì ngày càng nặng, bài học, bài tập thì nhiều bắt buộc phải nhớ lâu. Những bài kiểm tra, bài thi ở lớp đánh giá học lực làm chúng tôi lo sợ vì vừa phải tranh đua thứ hạng với các bạn cùng lớp vừa phải làm hài lòng thầy cô về điểm số. Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành áp lực đối với mọi học sinh chúng tôi.Tôi còn nhớ hồi nhỏ đi học khi mà tôi thi được điểm cao là về khoe cha mẹ, lúc đó trông tôi rất là vô tư vì không phải bị áp lực như bây giờ. Còn giờ đây, tôi như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài mới vì phải học quá nhiều mà sức tôi chỉ có nhiêu đó thôi nó làm tôi quá mệt mỏi rồi.
 Áp lực mà quan trọng nhất đối với học sinh thì phải nói đến áp lực gia đình, đây luôn là vấn đề từ xưa đến nay của xã hội. Bởi vì cha mẹ nào cũng muốn con mình được học sinh giỏi, phải nằm trong top đầu của lớp để hãnh diện với mọi người xung quanh. Cha mẹ luôn muốn chúng tôi làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích, không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình.Phần đông cha mẹ định hướng cho con mình học ngành mà theo họ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”, hay “theo nghiệp của gia đình” từ xưa đến nay, nó khiến chúng tôi bị gò bó, khó chịu khi chưa được cha mẹ ủng hộ về nghề nghiệp trong tương lai đúng với sở thích, năng lực của mình mà đã phải đi theo những cái mà cha mẹ vạch sẵn ra. Ép con mình phải được học sinh giỏi để gia đình được hãnh diện và câu nói “ con người ta ” được bắt đầu từ những bài kiểm tra điểm thấp ở lớp của chúng tôi. Tôi còn nhớ rất rõ năm tôi học lớp 8 tôi chỉ được học sinh khá sau nhiều năm giỏi chỉ vì khống chế hai môn: toán và hóa. Cái ngày họp phụ huynh đến, mẹ tôi trở về và đưa cho cha xem tờ kết quả học lực của tôi và tôi bị lôi ra chửi một trận, lúc đó tôi chỉ biết im lặng và lủi vào phòng đóng chặt cửa và khóc một mình.Tôi tự hỏi liệu cha mẹ có nghĩ đến cảm giác của tôi không? Tôi không được loại giỏi như người ta bởi vì sức học của tôi chỉ đến đó thôi không thể nào hơn được nữa, tại sao cha mẹ không chịu nghĩ cho tôi dù chỉ một lần chứ? Tại sao? Tôi ước rằng: “ Chỉ mong cha mẹ hiểu cho con một lần, chỉ dù một lần thôi”…Áp lực của gia đình đang đè nặng lên vai bé nhỏ của chúng tôi, đáng ra cái tuổi này chúng tôi có thời gian vui chơi cùng bạn bè nhưng tất cả thời gian lại bị gia đình bắt ép học và học. Người ta nói: “Gia đình là nơi cho ta động lực để sống, làm việc và học tập ” nhưng “trái ngược lại ” thì gia đình giờ đây chỉ cho chúng tôi áp lực mà thôi. Áp lực từ nhiều phía xung quanh như vậy sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng điều này dẫn đến nhiều hệ lụy và tương lai sau này của các bạn học sinh.Mà trước hết, phổ biến nhất là áp lực từ điểm số đã làm chúng tôi bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi khi kì thi đến và ảnh hưởng đến sức khỏe không tốt. Cũng vì hơn thua điểm số và những kì vọng của gia đình đặt ra mà chúng tôi bị stress nặng dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần. Hậu quả mà nghiêm trọng nhất mà cha mẹ đều không nghĩ tới "tự tử ". Chỉ vì không thực hiện được niềm hi vọng của cha mẹ mà nhiều bạn đã tìm đến con đường cuối cùng là “chết” để giải thoát cho bản thân mình. Cũng vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra một số trường hợp như vậy chỉ vì thất vọng về bản thân, áp lực xung quanh mà các bạn đã ra đi với cái tuổi đời còn quá trẻ nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho cha mẹ nào đang thúc ép con mình phải học giỏi, đạt nhiều thành tích. Tôi mong cha mẹ hãy một lần hiểu và cho chúng tôi được tự do làm những gì mình thích, được thực hiện ước mơ và những niềm đam mê của mình để không còn xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy nữa.Áp lực học tập đối với học sinh ngày nay càng phổ biến trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mặc dù học tập là vấn đề thiết yếu để nâng cao trình độ kiến thức của mỗi người, là nền tảng của mọi thành công trong tương lai nhưng cũng không vì vậy mà bắt ép chúng tôi phải học quá nhiều dẫn tới trình trạng gây áp lực, áp lực đó có thể giết chết chúng tôi bất cứ lúc nào.
7 tháng 5 2017

Tác giả Huy Cận với niềm say mê trước vẻ đẹp của tự nhiên, con người lao động, đã vẽ nên bức tranh tráng lệ:

    + Con người say mê, hăng hái lao động làm chủ đất nước

    + Thiên nhiên tráng lệ, giàu có, nguồn tài nguyên vô tận phục vụ con người

- Nhà thơ rũ bỏ được nỗi buồn thời thế để đón nhận cuộc sống mới của tự do, dân chủ

    + Con người phấn khởi trước công cuộc xây dựng cuộc sống mới

    + Tâm hồn tác giả nảy nở trở lại trong niềm vui say cuộc sống mới

31 tháng 5 2018

Hai bài thơ: " Khúc hát ru" và " Con cò" đều đề cặp đến tình mẹ con: ca ngợi tình mẫu tử, thông qua điệu hát ru, mỗi bài thơ lại có nội dung độc đáo riêng

   + "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" : Tình mẫu tử gắn liền với tình yêu đất nước, dân tộc

   + "Con cò" : khai thác và phát triển hình tượng con cò trong ca dao, dân ca để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, sự trở che của người mẹ đối với con

   + Hai bài thơ trên với bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go: cuộc trò chuyện cùng mây và sóng, thể hiện được sự ngây thơ, hồn nhiên và tình yêu thương mẹ thắm thiết.

1 tháng 3 2017

Qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con là tình yêu rộng lớn, đằm thắm

    + Người mẹ mong con được lớn lên và sống trong hòa bình, độc lập

    + Tình yêu thương dành cho con được bộc lộ qua lời ru ngọt ngào, tha thiết

- Mẹ giã gạo nên mơ con lớn “vung chày lún sân” giã hạt gạo trắng ngần

- Mẹ địu con ra trận, mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ đất nước thống nhất, mơ thấy con là công dân nước tự do

- Tình cảm, khát vọng người mẹ càng lớn rộng, ngày càng đi từ riêng đến chung, từ quê hương đến đất nước

- Khúc hát ru của người mẹ cũng thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

2 tháng 12 2023

Tìm từ ngữ diễn tả công việc của người mẹ qua từng khúc hát?

6 tháng 6 2019

Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

   + Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

   + Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt

- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn

1. Khi mẹ chồng ốm nặng

2. " Hết thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. "

3. Vũ Nương là một con người hiếu thảo với mẹ chồng, tần tình chăm sóc lúc mẹ chồng ốm.

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?- Là con thầy mấy lại con u.- Thế nhà con ở đâu?- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:- Có.Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:- À, thầy hỏi con nhé. Thế...
Đọc tiếp

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thầy mấy lại con u.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

-Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.

Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.

Anh em đồng chí biết cho bố con ông.

Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.

Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai: Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần

0
29 tháng 5 2021

Bàn về xu hướng trong thời đại công nghệ thông tin, có người cho rằng: "Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ ... khả năng cảm nhận thế giới":

​Chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểm mà một chiếc điện thoại thông minh mang lại.
Khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và có những bước tiến đáng nể. Dễ thấy nhất là sự xuất hiện và thay đổi của những chiếc điện thoại thông minh trong nhiều năm gần đây. Quả không sai khi gọi nó là “smartphone” bởi ngoài những tính năng cơ bản của một chiếc điện thoại di động như nghe, gọi, nhắn tin thì chiếc điện thoại thông minh còn sở hữu những ứng dụng vô cùng hiện đại ngang tầm với một chiếc máy tính xách tay. Và những ứng dụng ấy mang lại cho người rất nhiều công dụng quan trọng trong cuộc sống hiện đại này.

Ngày nay điện thoại thông minh được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Người ta không còn sử dụng nó với mục đích chính là nghe gọi nữa mà điện thoại thông minh được sử dụng nhiều các ứng dụng hiện đại khác mà nó mang lại.

Smartphone mang nhiều công dụng cho người dùng
Giữ liên lạc đơn giản và dễ dàng hơn

Điện thoại di động đã là một bước tiến trong việc liên lạc, tuy nhiên với những chiếc điện thoại di động cơ bản, con người chỉ có thể truyền và nhận những thông điệp đơn giản với âm thanh và tin nhắn ký tự. Ngày nay với smartphone, dù đang ở bất cứ lúc nào hay ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần một vài thao tác là bạn đã có vô số lựa chọn để kết nối với người thân, từ hội thoại kèm video, gửi tin nhắn có hình, chat tức thời và sinh động trên chat online, hay đơn giản là cập nhật trạng thái/hình ảnh trên Facebook...

Làm việc, giải trí, đọc tin tức, nghe nhạc, tra cứu thông tin… tất cả chỉ trong một thiết bị
Tận hưởng thời gian “chết” một cách thú vị

Có một khoảng thời gian “chết” khi ngồi trên xe buýt, hay chờ người thân ở phòng khám... Thay vì để những giây phú này trôi qua một cách vô vị, với một chiếc smartphone bạn có thể trò chuyện với bạn bè, lướt web đọc báo, chơi  game, nghe nhạc hay xem video một cách dễ dàng.

Nếu muốn “lấp đầy” những khoảng thời gian trống, một chiếc smartphone là tất cả những gì bạn cần.
Gửi và nhận email không phụ thuộc máy vi tính

Email là công cụ truyền tin và làm việc không thể thiếu của con người hiện đại. Ngày nay với sự trợ giúp của dien thoai di dong, việc gửi và nhận email đã có thể được thực hiện mọi lúc mọi nơi, không còn bị hạn chế về thời gian và không gian như trước. Từ đó có một thực tế là càng ngày càng ít người mang theo laptop khi cần phải di chuyển: các nhân viên văn phòng vẫn có thể cập nhật tình hình công việc qua email trong khi đang ở ngoài công ty, những người làm việc tự do có thể vừa đi du lịch vừa nhận email đặt hàng trên smartphone...

Dễ dàng gửi và nhận email mà không cần đến máy tính
Chụp ảnh trên điện thoại di động và chia sẻ ngay trên mạng xã hội

Camera trên smartphone ngày càng tốt và thậm chí còn có nhiều tính năng hơn. Bạn có thể chụp ảnh, dùng ứng dụng tự động chỉnh sửa nhanh cho đẹp hơn, rồi chia sẻ ngay lên mạng xã hội với bạn bè và người thân. Theo thống kê của Pew Research Center, 92% người dùng smartphone thường xuyên sử dụng chức năng chụp ảnh. Những điều này có nghĩa rằng đại đa số người dùng cho rằng đầu tư vào một chiếc smartphone chụp ảnh tốt và nhiều tính năng sẽ hiệu quả, thuận tiện và gọn nhẹ hơn một sản phẩm máy ảnh riêng biệt. Hơn nữa, những phụ kiện điện thoại ra đời như gậy chụp ảnh lại là một phát minh vô cùng độc đáo và hữu ích nhằm hỗ trợ tính năng chụp ảnh của smartphone đạt đến độ hoàn hảo.

Chụp ảnh mọi lúc mọi nơi với smartphone
Nắm tất cả thời gian, kế hoạch và địa điểm trong lòng bàn tay.

Chiếc smartphone sở hữu tất cả những ứng dụng như đồng hồ báo thức hay lịch nhắc việc chuyên nghiệp. Vì thế mà nó trở thanh một thiết bị điện tử đa năng thay thế cho đồng hồ báo thức hay lịch để bản, do vậy người chủ của nó sẽ luôn yên tâm rằng mình không bao giờ để quên một cuộc hẹn hay sự kiện nào. Những chiếc dien thoai thong minh còn được tích hợp hệ thống định vị toàn cầu GPS, với một vài thao tác đơn giản, bạn có thể dễ dàng xác định chính xác vị trí của mình, sau đó dùng chức năng dẫn đường đến thẳng địa điểm mong muốn. Thậm chí, nhiều ứng dụng miễn phí còn cho phép bạn tìm kiếm trạm rút tiền ATM, nhà hàng hay khách sạn ở khu vực xung quanh đó.

Nắm tất cả thời gian, kế hoạch và địa điểm trong lòng bàn tay.
Thanh toán hóa đơn qua smartphone.

Trả tiền mặt hay sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán sẽ dần trở thành quá khứ, thay vào đó, bạn chỉ cần nhắn tin đến tổng đài để nhận được mã thanh toán tức thời. Hay với những smartphone có công nghệ NFC mới nhất, người dùng muốn trả tiền chỉ cần làm hành động đơn giản là “quẹt” chiếc điện thoại của mình ngang qua máy thanh toán. Dù ở Việt Nam hình thức này vẫn chưa phổ biến, nhưng với những tiện ích và tầm phổ biến ngày càng rộng rãi của smartphone thì vấn đề còn lại chỉ là thời gian.

Có thể thanh toán hóa đơn thông minh và nhanh chóng
Với khả năng di động cao, phần cứng mạnh mẽ, cùng hàng trăm ngàn ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, smartphone ngày nay đã trở thành một thiết bị điện tử all-in-one nhỏ gọn luôn sẵn sàng phục vụ người dùng mọi lúc mọi nơi.

16 tháng 6 2021

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, điện thoại đã trở thành người bạn thông minh của mọi người. Không thể phủ nhận những lợi ích mà điện thoại mang lại bởi những lý do sau đây. Trước hết, lợi ích cơ bản của điện thoại là nó giúp cho việc liên lạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trước đây, để liên lạc với người khác, người ta phải viết một bức thư tay, điều này rất rắc rối và đôi khi bức thư có thể bị thất lạc. Giờ đây, dù cách xa nửa vòng Trái đất nhưng chúng ta vẫn có thể tương tác, nghe được giọng nói của đối phương. Cách này tiết kiệm hơn và vô cùng tiện lợi cho mọi người khi sử dụng. Ngoài ra, với một chiếc điện thoại, chúng ta có thể chụp ảnh và lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời, không khác gì nhiều so với máy ảnh. Những lúc rảnh rỗi chúng ta có thể đi ngắm cảnh để thư giãn, thật là thú vị. Ngoài ra, điện thoại còn có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác như báo giờ, ghi chú, máy tính, máy ghi âm, ... Một chiếc điện thoại cầm tay được tích hợp rất nhiều chức năng hữu ích. Mỗi chức năng này đều phục vụ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Nhờ vậy, chính chiếc điện thoại đã trở thành một người bạn thân thiết của mỗi chúng ta, không thể tách rời.