K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2016

Chẳng liên quan

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.Trước...
Đọc tiếp

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

có đúng không các bạn tả vè nguoif chien si thay vai ke lai dem nay bac k ngu

0
                                                        Những đứa con     Một hôm nọ, vào một buổi sáng, khi cả ngôi làng nhỏ bá ở đằng tây còn đang chìm trong biển sương sớm, tiết trời se se lạnh đến nỗi như những chú gà ngày thường tự xưng ta đây là lực sĩ cũng phải im bặt, không muốn trở thành chiếc đồng hồ báo thức không cần pin nữa. Tuy trong cái khí hậu...
Đọc tiếp

                                                        Những đứa con 

    Một hôm nọ, vào một buổi sáng, khi cả ngôi làng nhỏ bá ở đằng tây còn đang chìm trong biển sương sớm, tiết trời se se lạnh đến nỗi như những chú gà ngày thường tự xưng ta đây là lực sĩ cũng phải im bặt, không muốn trở thành chiếc đồng hồ báo thức không cần pin nữa. Tuy trong cái khí hậu lạnh lẽo như thế, khắc nghiệt như thế nhưng lấp ló từ phía xa, sau những cây dương sỉ được nàng tuyết nhẹ nhàng cài lên mái tóc xinh vài bông hoa tuyết nhỏ như lời chào đón buổi sáng, có ba bà mẹ đáng thương đang nặng nhọc xách những thùng nước từ rất xa nơi đó trở về. Trên đường đi, ba người phụ nữ luôn luôn kể với nhau nghe về cậu con trai của mình, người phụ nữ thứ nhất huyên hoang :

- Các bà không biết đâu, con trai cua tôi vô cùng khỏe mạnh, chỉ trong vòng tíc tắc, nó có thể bẻ gẫy cả một nhánh cây to lớn...!

Người đàn bà thứ 2 đáp lời:

- Thế thì cũng chẳng nhằm nhò gì so với con trai tôi! Các chị có biết khi nó cất tiếng hát thì ai cũng nghĩ nó là một chú họa mi!

Cả hai người cùng khoe khoang những điểm tốt của con trai mình ra, sau một hồi, cả hai người đều ngạc nhiên vì người thứ ba không nói lấy một câu. Hai bà cùng hỏi và bà mẹ thứ 3 bối rối, sau một chốc, bà lấy hết sự tự tin ra và nói rằng:

- Con tôi chẳng có tài năng gì cả, hai chị à, nó hát không được hay lắm, không khỏe mạnh ... nhưng ...

Bà mẹ thứ 3 định nói tiếp thì họ mới nhận ra đã về đến ngôi làng rồi, ba đứa trẻ chạy đến khi thấy mẹ của chúng. Đứa trẻ cao to nhất chậm rãi bước từng bước một lạ, trên tay nó cẩm một nhánh cây lớn nà bẻ gãy nó. Đứa nhỏ thứ 2 vừa đi vừa hát những bài ca.Còn đứa trẻ còn lại vội vàng chạy đến chỗ  người mẹ thứ 3 nó vừa lấy chiếc khăn lau lau mồ hôi cho mẹ vừa nói rằng:

- Mẹ ơi, mẹ mệt rồi phải không để con xách nước giúp mẹ nhé! 

- Ồ không đâu con trai, để ta tự làm được rồi!

- Không đâu mẹ ơi, con đã lớn rồi ạ - cậu bé khẳng định - con sẽ xách nước giúp mẹ rồi chúng ta sẽ ăn sáng nha mẹ!

- Bóng dáng hai mẹ con họ ngày càng xa dần, xa dần làm hai người mẹ còn lại và đứa con của học xấu hổ. Họ đã hiểu rõ câu nói của người mẹ thứ ba ban nãy!!!

5
24 tháng 10 2015

waaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Hay wá.

bày này thật là ý nghĩa đối với mình

12 tháng 12 2015

Bai nay y nghia qua! Dang bai nua co y nghia nhu bai nay di.

Câu 1.Con gì hai số giống nhauCộng lại thành sáu, trừ còn số khôngLà con gì?Câu 2Con gì mở miệng khóc tuĂn chay mãn kiếp cũng tu không thànhLà con gì?Câu 3Mẹ vừa bằng ngón tay thì lại biết bòCon bằng bắp giò mà chẳng biết điLà gì?Câu 4Ông già ông chết đã lâuCon mắt thao láo, hàm râu vẫn cònLà gì?Câu 5. Cây gì chỉ có một láLà cây gì?Câu6Tâm phúc trắng trongQuả không đen bạcNước nhà gánh...
Đọc tiếp

Câu 1.
Con gì hai số giống nhau
Cộng lại thành sáu, trừ còn số không
Là con gì?
Câu 2
Con gì mở miệng khóc tu
Ăn chay mãn kiếp cũng tu không thành
Là con gì?
Câu 3
Mẹ vừa bằng ngón tay thì lại biết bò
Con bằng bắp giò mà chẳng biết đi
Là gì?

Câu 4

Ông già ông chết đã lâu
Con mắt thao láo, hàm râu vẫn còn
Là gì?
Câu 5. 
Cây gì chỉ có một lá
Là cây gì?

Câu6

Tâm phúc trắng trong

Quả không đen bạc
Nước nhà gánh vác
Huynh đệ lo tròn
Trách người phụ tấm lòng son
Trẻ đà khoét mắt, già còn đầu cưa
Là quả gì? 
Câu 7
Ngoài xanh giữa xơ
Đá rắn xây bờ
Men ngà trắng mịn
Nước ngọt hồn thơ
Là quả gì? 
Câu 8
Béo tròn mặc áo đỏ hồng
Bên trong bột lọc lại bồng hạt son
Là quả gì? 
Câu 9.
béo tròn mặc áo nâu non
Bên trong bột lộc bọc hòn than đen
Là quả gì? 
Câu 10
 không đến đất
Cật chẳng đến trời
Lơ lửng giữa vời
Đeo một bị đạn
Là quả gì? 

Câu 11
Chân không đến đất
Cật chẳng đến trời
Lơ lửng giữa vời
Đeo một bị tép
Là quả gì? 
Câu 12
Có mắt mà chẳng có tai
Thịt trong thì trắng, vỏ ngoài thì xanh
Khi trẻ ngủ ở trên cành
Lúc già mở mắt hóa thành quả ngon
Là quả gì? 

Câu 13

Trốn ở góc nào cũng cả nhà thơm
Là quả gì? 
Câu 14.
Mình vàng lại mặc áo vàng
Đi ra ngoài đàng ai cũng muốn hôn
Béo tròn mặc áo vàng tươi
Ngày xưa từng có ai người ở trong
Là quả gì? 

Câu 15
Không phải núi mà có khe
Không phải bưởi mà có múi
Rõ ràng năm cánh
Mà chẳng phải sao
Sống ở trên cao
Chết vào nồi cá
Là quả gì? 
Câu 15
Mình tròn lông mọc rậm rì
Sao không uống rượu mặt thì đỏ au
Cởi trần da trắng phau phau
Đã chẳng có đầu lại chẳng có đuôi
Tên nghe thú vị nhất đời
Hễ gọi đến thì… nhảy xổ đến ta
Là quả gì? 
 

5
26 tháng 12 2014

12 quả na

1 baba

13   quả thơm

14 quả thị

15 quả khế

15 quả dừa

4 tháng 1 2015

1. con ba ba

2. con tu hú

3. dây và trái bí

4.gốc tre

5.cây cờ

6.quả dừa

7.quả dừa

8.quả vải

9.quả nhãn

10.quả lựu

11.quả chanh, cam, quýt, bưởi

12.quả na, mãng cầu

13.quả mít

14.quả thị

15.quả khế

16.quả chôm chôm

1. Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau: a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua. (Thánh Gióng) b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn. (Thạch Sanh)2. Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào? làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ...
Đọc tiếp

1. Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:

 

a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua.

 

(Thánh Gióng)

 

b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn.

 

(Thạch Sanh)

2. Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?

 

làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiển lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp

 

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non.

 

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.

 

c)

3. Yếu tổ nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tổ đó vào nhóm thích hợp.

 

bánh tẻ, bánh tại voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm

 

a) Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp.

 

b) Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bảnh rán.

 

c) Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo.

 

d) Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối.

 

4.Xếp từ láy trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp:

 

- Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)

 

- Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)

 

- Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. (Sọ Dừa)

 

a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, ví dụ: lom khom.

 

b) Gợi tả âm thanh, ví dụ: ríu rít.

 

5.a. Tìm từ ghép trong đoạn thơ sau:

 

Những bạn nào nhút nhát

 

Thì giống như thỏ con

 

Trông đáng yêu đấy chứ

 

Sao không yêu, lại còn...?

 

(Trích Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)

 

b. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau:

 

Lặng yên bên bếp lửa

 

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

 

Ngoài trời mưa lâm thâm

 

Mái lều tranh xơ xác

 

Anh đội viên nhìn Bác

 

Càng nhìn lại càng thương

 

Người Cha mái tóc bạc

 

Đốt lửa cho anh nằm

 

(Trích “Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ)

 

c. Chỉ ra nghĩa của một từ và tác dụng của một từ láy đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt trong đoạn thơ trên

 

6. a.Tìm 5 từ láy mô phỏng tiếng cười:

 

b. Đặt câu với các từ láy vừa tìm được và

0
1. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là :A) Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước.B) Độ dài lớn nhất ghi trên thước.C) Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước.D) Cả A, B, C đều sai.2. Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để :A) Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đoB) Chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ...
Đọc tiếp

1. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là :

A) Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước.

B) Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

C) Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước.

D) Cả A, B, C đều sai.

2. Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để :

A) Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo

B) Chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo

C) Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo thực hiện nhiều lần đo

D) Có thể chọn nhiều dụng cụ đo khác nhau tùy ý.

3. Nguyên nhân gây ra kết quả sai trong khi đo là :

A) Đặt thước không song song và cách xa vật đo

B) Đặt mắt nhìn lệch.

C) Một đầu của vật không đặt đúng vạch chia của thước.

D) Cả ba nguyên nhân trên.

4. Một học sinh dùng thước đo độ dài có ghi độ chia nhỏ nhất là 1cm để đo độ chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng ?

A) 5m

B) 500cm

C) 50dm

D) 500,0cm.

5. Trong các cách ghi kết quả đo với bình chia độ có độ chia tới 0,5cm3 sau đây, cách ghi nào là đúng :

A) 6,5cm3

B) 16,2cm3.

C) 16cm3

D) 6,50cm3.

6. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách :

A) Đo thể tích bình tràn.

B) Đo thể tích bình chứa.

C) Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

D) Đo thể tích nước còn lại trong bình.

7. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số trong khi đo thể tích của chất lỏng ?

A) Bình chia độ nằm nghiêng.

B) Mắt nhìn nghiêng.

C) Mặt thoáng chất lỏng hơi lõm xuống hay cong lên.

D) Cả 3 nguyên nhân A, B, C.

8. Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3.

Thể tích của vật rắn là :

A) V = 25cm3.

B) V = 125cm3.

C) V = 30cm3.

D) V = 20cm3.

9. Để có thể tích của hòn sỏi cỡ 2cm3, bình chia độ nào sau đây là thích hợp nhất ?

A) Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml

B) Bình có GHĐ 150ml và ĐCNN 5ml

C) Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml

D) Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml

10. Đối với cân Rôbecvan, kết luận nào sau đây là sai ?

A) ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân.

B) GHĐ của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất trong hộp quả cân.

C) GHĐ của cân là tổng khối lượng của các quả cân trong hộp quả cân.

D) Cả A, C đều sai.

11. Các từ “ kéo, đẩy, ép, nâng ” đã được sử dụng để theo thứ tự điền vào chỗ trống của các câu sau đây theo bốn phương án. Chọn phương án hợp lí nhất.

· Vật nặng treo vào đầu lò xo tác dụng lên lò xo một lực ……………………….

· Đoàn tàu hỏa tác dụng lên đường ray một lực ………………………

· Lực sĩ tác dụng lên cái tạ một lực …………………………

· Chiếc bong bóng bay lên cao được là nhờ lực …………… của không khí.

A) kéo – đẩy – ép – nâng.

B) kéo – ép – đẩy – nâng.

C) kéo – ép – nâng – đẩy.

D) ép – kéo – nâng – đẩy.

12. Hai lực cân bằng là hai lực :

A) Mạnh như nhau

B) Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.

C) Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.

D) Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.

13. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có xuất hiện hai lực cân bằng ?

A) Nước chảy xiết, thuyền bơi ngược dòng, thuyền gần như đứng yên một chỗ không nhích lên được.

B) Cái hộp phấn nằm yên trên bàn.

C) Đồng hồ quả lắc treo trên tường.

D) Cả 3 trường hợp A, B, C.

14. Hai lực nào trong các trường hợp sau đây là hai lực cân bằng ?

A) Lực mà sợi dây thun tác dụng vào tay ta và lực mà tay ta tác dụng vào dây thun khi ta kéo căng dây.

B) Hai lực mà ngón tay cái và ngón tay trỏ ép vào hai đầu lò xo bút bi, khi ta ép lò xo bút bi lại.

C) Lực mà chiếc đầu tàu kéo và chiếc đầu tàu đẩy tác dụng vào đoàn tàu.

D) Hai em bé có cân nặng bằng nhau, ngồi ở hai đầu của một cái bập bênh.

15. Kết luận nào sau đây là không đúng ?

A) Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.

B) Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.

C) Một vật bị co dãn, bẹp, gãy, méo mó … là do chịu tác dụng của vật khác.

D) Khi có lực tác dụng thì bao giờ cũng chỉ ra được vật tác dụng lực và vật chịu tác dụng lực.

16. Lực không gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây ?

A) Làm cho vật chuyển động nhanh lên.

B) Làm cho vật chuyển động chậm lại.

C) Làm cho vật biến dạng.

D) Làm cho vật chuyển động.

17. Khi chịu tác dụng của lực, một số vật bị biến dạng rất ít mà mắt khó nhận ra được. Chọn trường hợp đúng.

A) Sợi dây cao su chịu lực kéo của vật nặng.

B) Nền đất mềm và ẩm ướt chịu lực ép của một kiện hàng nặng.

C) Nền bê tông chịu lực ép của một kiện hàng nặng.

D) B và C đều đúng

18. Khi muốn thuyền ra xa bờ, người trên thuyền dùng cây sào tre chống vào bờ và đẩy mạnh cây sào. Kết luận nào sau đây là sai ?

A) Người dùng sào đẩy bờ một lực thì ngược lại bờ cũng đẩy sào và người một lực.

B) Chính lực đẩy của bờ lên sào và thông qua sào đã đẩy người và thuyền rời bến.

C) Lực do người đẩy bờ (thông qua cây sào) có tác dụng làm bờ biến dạng.

D) Lực do người đẩy bờ (thông qua cây sào) không gây tác dụng nào cho bờ cả.

19. Sức nặng của một vật chính là …………………………

A) Khối lượng của vật.

B) Trọng lượng của vật.

C) Khối lượng hoặc trọng lượng của vật.

D) Lượng chất chứa trong vật.

20. Một hộp phấn nằm yên trên bàn. Hỏi hộp phấn có chịu tác dụng của lực nào không ?

A) Không chịu tác dụng của lực nào.

B) Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.

C) Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

D) Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn.

21. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là không do tác dụng của trọng lực?

A) Hòn đá lăn từ trên triền núi xuống chân núi.

B) Thác nước đổ từ trên cao xuống.

C) Mưa rơi xuống đất.

D) Không có trường hợp nào trong các trường hợp A, B, C

22. Lấy hai tờ giấy tập học sinh, một để phẳng, một vo tròn lại. Thả chúng từ cùng một độ cao, quan sát chuyển động của chúng. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A) Tờ giấy bị vo tròn nặng hơn nên rơi nhanh hơn

B) Tờ giấy để phẳng chịu lực cản của không khí lớn hơn nên rơi chậm hơn

C) Tờ giấy để phẳng không rơi theo phương thẳng đứng vì thế lực hút của Trái Đất không nhất thiết phải có phương thẳng đứng.

D) Diện tích bề mặt của vật càng lớn, trọng lượng của vật càng giảm nên vật rơi càng chậm.

23. Trong các kết luận sau, kết luận nào sai ?

Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo là :

A) Chỉ xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.

B) Có phương : thẳng đứng.

C) Có chiều : ngược với chiều biến dạng của lò xo.

D) Có độ lớn : tỷ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

24. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào ?

A) Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra.

B) Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén lại.

C) Xuất hiện cả khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén ngắn.

D) Xuất hiện ngay cả khi lò xo không bị kéo dãn hoặc nén ngắn.

25. Một lò xo xoắn dài 25cm khi treo vật nặng có trọng lượng 1N. Treo thêm vật nặng có trọng lượng 2N vào thì độ dài của lò xo là 26cm. Vậy chiều dài tự nhiên 10 của lò xo là bao nhiêu ?

Chọn kết quả đúng :

A) 23cm

B) 23,5cm

C) 24cm

D) 24,5cm

26. Lực nào trong các lực sau đây là lực đàn hồi ?

A) Trọng lượng của con chim.

B) Lực đẩy của gió lên cánh buồm.

C) Lực tác dụng của đầu búa lên đinh

D) Lực do cái giảm xóc đặt vào khung xe máy.

27. Trong số các câu sau, câu nào đúng ?

A) Một hộp bánh có trọng lượng 450g.

B) Một túi đựng bi có khối lượng tịnh 120g.

C) Khối lượng riêng của cồn 90o là 7900 N/m3.

D) Trọng lượng riêng của gạo vào khoảng 1200 kg/m3.

28. Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì có thể xảy ra những hiện tượng gì đối với quả bóng ?

A) chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng.

B) Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng.

C) Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

D) Không có hiện tượng nào xảy ra cả.

29. Những cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ?

A) Lực mà tay người bắt đầu kéo một gầu nước lên và trọng lượng của gầu nước.

B) Cân một túi đường bằng cân Rôbecvan. Cân thăng bằng. Trọng lượng của túi đường và của các quả cân ở đĩa cân bên kia là hai lực hai cân bằng.

C) Lực mà một người tập thể dục kéo một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người.

D) Lực mà hai em bé đẩy vào hai bên cánh cửa và cánh cửa không quay.

30. Tính trọng lượng riêng của một hộp sữa, biết sữa trong hộp có khối lượng tịnh 397g và có thể tích 314ml. Chọn đáp số đúng.

A) 1,264 N/m3.

B) 0,791 N/m3.

C) 12 650 N/m3.

D) 1265 N/m3.

31. Chọn câu đúng.

A) Treo một vật vào một lực kế. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là trọng lượng của vật.

B) Lực mà vật tác dụng vào lò xo là lực đàn hồi.

C) Lực kế chỉ trọng lượng của vật.

D) Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo là hai lực cân bằng.

32. Để kéo một xô nước có khối lượng 15kg từ dưới giếng lên theo phương thẳng đứng, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau :

A) F < 15N

B) F = 15N.

C) 15N < F < 150N.

D) F = 150N.

33. Hãy cho biết lực kế trong hình 13.3 SGK VL6 đang được dùng để đo lực nào trong số các lực sau:

A) Lực kéo lên vật trực tiếp.

B) Trọng lượng của vật.

C) Lực kéo vật qua ròng rọc.

D) Lực kéo vật qua đòn bẩy.

34. Hãy so sánh xem lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng mặt phẳng nghiêng.

A) Bằng.

B) Ít nhất bằng.

C) Nhỏ hơn

D) Lớn hơn

35) Có thể làm tăng độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào sau đây ?

A) Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.

B) Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.

C) Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.

D) Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.

36. Một người dùng lực 400N để đưa vật nặng 1200N từ mặt đất lên xe ô tô bằng một mặt phẳng nghiêng. Nếu sử dụng mặt phẳng nghiêng ngắn hơn thì người đó sẽ dùng lực nào trong các lực nào trong các lực sau đây ?

A) F = 1200N.

B) F > 400N.

C) F = 400N.

D) F < 400N.

37. Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ?

A) Ròng rọc động.

B) Ròng rọc cố định.

C) Đòn bẩy.

D) Mặt phẳng nghiêng.

38. Trong các câu sau, câu nào đúng nhất ?

A) Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

B) Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực.

C) Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

D) Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực.

39. Hãy so sánh xem lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc cố định.

A) Bằng.

B) Ít nhất bằng.

C) Nhỏ hơn

D) Lớn hơn

40. Cầu thang xoắn là một ví dụ về máy cơ đơn giản nào ?

A) Ròng rọc động.

B) Đòn bẩy.

C) Mặt phẳng nghiêng.

D) Ròng rọc cố định.

4
16 tháng 3 2020

1. B     2. A     3. D     4. A     5. A     6. C     7. D      8. C     9. D     10. B

16 tháng 3 2020

11. kéo - ép - nâng - đẩy     12. D     13. A     14. D     15. A

16. D     17. D     18. D     19. A     20. B

đây là nhà thơ nào ?1/ Một đời bút mực long đong" Đây thôn Vĩ Dạ " chờ ông trở về.2/ Tên bà hồ nước mùa xuân" Bánh trôi nước " cũng là thân phận bà.3/ Làm sao nghe được " Tiếng thu "Đọc thơ thi sĩ họ Lưu, được liền.4/ Vườn chế có một cành lanNổi danh từ tập " Điêu tàn " đầu tay.5/ Người ông chẳng thấy thịt daThơ châm nổi tiếng gần xa trăm miền.6/ Tên ông bệnh phải mang...
Đọc tiếp

đây là nhà thơ nào ?

1/ Một đời bút mực long đong

" Đây thôn Vĩ Dạ " chờ ông trở về.

2/ Tên bà hồ nước mùa xuân

" Bánh trôi nước " cũng là thân phận bà.

3/ Làm sao nghe được " Tiếng thu "

Đọc thơ thi sĩ họ Lưu, được liền.

4/ Vườn chế có một cành lan

Nổi danh từ tập " Điêu tàn " đầu tay.

5/ Người ông chẳng thấy thịt da

Thơ châm nổi tiếng gần xa trăm miền.

6/ Tên ông bệnh phải mang gương

Thơ ông có tập " Lửa thiêng " để đời.

7/ Quê ông núi Tản sông Đà

" Muốn làm thằng Cuội đúng là rất ngông

8/ " Gởi hương cho gió " muôn nơi

Ông là thi sĩ của người đang yêu

9/ Ông là thi sĩ " Chân quê "

Đi xa thơ vẫn hướng về cố hương

10/ Quê ông ở tận phương xa

" Viếng lăng Bác " đích thị là thơ ông

11/ " Quê hương " ở phía nam sông

Khánh Hòa đích thị quê ông đó rồi

12/ " Tre Việt Nam " mãi xanh tươi

thơ ông giữ lại cho đời " Ánh trăng "

2
29 tháng 12 2017

1/ Hàn Mặc Tử

2/ Hồ Xuân Hương

3/ Lưu Trọng Lư

4/ Chế Lan Viên

5/ Tú Xương

6/ Huy Cận

7/ Tản Đà

8/ Xuân Diệu

9/ Nguyễn Bính

10/ Viễn Phương

11/ Giang Nam

12/ Nguyễn Duy

3 tháng 2 2018

Hàn Mặc Tử

Hồ Xuân Hương( nhà thơ yêu thik của tớ)

Lưu Trông Lư

Chế Lai Viên

Tú Xương

Huy Cận

Tản Đà

Xuân Diệu

Nguyễn Bính

Viễn Phương

Giang Nam

Nguyễn Duy

đây là nhà thơ nào ?1/ Một đời bút mực long đong" Đây thôn Vĩ Dạ " chờ ông trở về.2/ Tên bà hồ nước mùa xuân" Bánh trôi nước " cũng là thân phận bà.3/ Làm sao nghe được " Tiếng thu "Đọc thơ thi sĩ họ Lưu, được liền.4/ Vườn chế có một cành lanNổi danh từ tập " Điêu tàn " đầu tay.5/ Người ông chẳng thấy thịt daThơ châm nổi tiếng gần xa trăm miền.6/ Tên ông bệnh phải mang...
Đọc tiếp

đây là nhà thơ nào ?

1/ Một đời bút mực long đong

" Đây thôn Vĩ Dạ " chờ ông trở về.

2/ Tên bà hồ nước mùa xuân

" Bánh trôi nước " cũng là thân phận bà.

3/ Làm sao nghe được " Tiếng thu "

Đọc thơ thi sĩ họ Lưu, được liền.

4/ Vườn chế có một cành lan

Nổi danh từ tập " Điêu tàn " đầu tay.

5/ Người ông chẳng thấy thịt da

Thơ châm nổi tiếng gần xa trăm miền.

6/ Tên ông bệnh phải mang gương

Thơ ông có tập " Lửa thiêng " để đời.

7/ Quê ông núi Tản sông Đà

" Muốn làm thằng Cuội đúng là rất ngông

8/ " Gởi hương cho gió " muôn nơi

Ông là thi sĩ của người đang yêu

9/ Ông là thi sĩ " Chân quê "

Đi xa thơ vẫn hướng về cố hương

10/ Quê ông ở tận phương xa

" Viếng lăng Bác " đích thị là thơ ông

11/ " Quê hương " ở phía nam sông

Khánh Hòa đích thị quê ông đó rồi

12/ " Tre Việt Nam " mãi xanh tươi

thơ ông giữ lại cho đời " Ánh trăng "

2
28 tháng 12 2017

1)Hàm Mặc Tử-Nguyễn Trọng Trí

2)Hồ Xuân Hương

3)Lưu Trọng Lư

4)Chế Lan Viên

28 tháng 12 2017

1 hàn mặc tử

2 ho xuân hương 

3 lưu trọng lư

4 chế lan viên

5 tú xương

6 huy cận (lửa thiêng)

mình chỉ làm tới đó thôi

5 tháng 12 2015

-Đoạn văn kể về sự việc ông lão đánh cá và con cá vàng

sinh phúc: mở lòng nhân từ

từ mượn:phù hộ, sinh phúc (ko chắc)

Tick nha