K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2016

* Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố của động vật và thực vật là :

- Tiêu cực :

+ Thu hẹp môi trường sống của thực - động vật.

+ Gây ô nhiễm môi trường sống .

+ Săn bắn , chặt phá trái phép các loài đông - thực vật.

+ Chặt phá rừng bừa bãi

- Tích cực :

+ Duy trì và phát triển các loài sinh vật quý hiếm như : người Âu đã đem cừu từ Châu Âu sang nuôi ở lục địa Ô - xtrây- li - a vào thế kỉ 18 ; đem cao su từ Bra - xin sang trồng ở Đông Nam Á .

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên , vườn quốc gia như Cúc Phương , Ba Vì ,....

* Lợi ích của thủy triều :

- Người xưa, sống bao đời gần sông và biển. Chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nước triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con người sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá...

- Thủy triều còn đóng góp một phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.

 

4 tháng 5 2016

1)Tiêu cực :-Chặt phá rừng bừa bãi

               -Đốt rừng làm nương rẫy...

Tích cực :-Đem giông cây trồng ừ nơi này về nơi khác 

2)Dễ bắt hải sản

   Giúp trận chống quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền hoàn toàn thăng lợi

             

30 tháng 4 2016

- Tiêu cực :

+ Thu hẹp môi trường sống của thực - động vật.

+ Gây ô nhiễm môi trường sống .

+ Săn bắn , chặt phá trái phép các loài đông - thực vật.

+ Chặt phá rừng bừa bãi

- Tích cực :

+ Duy trì và phát triển các loài sinh vật quý hiếm như : người Âu đã đem cừu từ Châu Âu sang nuôi ở lục địa Ô - xtrây- li - a vào thế kỉ 18 ; đem cao su từ Bra - xin sang trồng ở Đông Nam Á .

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên , vườn quốc gia như Cúc Phương , Ba Vì ,....

 

1 tháng 5 2016

Tiêu cực:

thu hẹp môi trường sống.

săn bắt động vật => giảm thiểu số loài.

thải các chất thải ra môi trường tự nhiên.

chặt phá rừng bừa bãi; đốt rừng.

Tích cực:

mang các giống cây: con vật đi khắp nơi: mở rộng sự phân bố.

xây dụng khu bảo tồn.

hết

 

21 tháng 11 2016

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

 

14 tháng 8 2016

a)

- Động vật chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật.  

- Vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số động vật còn có thể di cư theo mùa hay ngủ đông để thích nghi với khí hậu.

b) 

- Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Như vậy, sự phân bố thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.

c)

- Tích cực: Con người những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.

- Tiêu cực: Con người còn thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại thực, động vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Hiện nay, số lượng loài sinh vật đang giảm dần.

10 tháng 5 2016

1. Yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của thực vật chủ yếu thông qua nhiêt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. So với thực vật thì động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể duy chuyển hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường

2. Ngoài yếu tố khí hậu, sự phân bố của thực vật còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố là Đất, địa hình, sinh vật và con người

3. Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp môi trường sống của sinh vật, Gây ô nhiễm môi trường sống, săn bắn, chặt phá trái phép các loài động vật - thực vật. Tích cực: Mang các giống cây, con vật đi khắp nơi, mở rộng sự phân bố, xây dựng các khu bảo tồn

14 tháng 8 2016

a)

- Động vật chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật.  

- Vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số động vật còn có thể di cư theo mùa hay ngủ đông để thích nghi với khí hậu.

b) 

- Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Như vậy, sự phân bố thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.

c)

- Tích cực: Con người những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.

- Tiêu cực: Con người còn thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại thực, động vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Hiện nay, số lượng loài sinh vật đang giảm dần.

10 tháng 4 2018

yeu

3 tháng 5 2016

- Trong quân sự 

- Giao thông vận tải 
- Trong công nghiệp ( sản xuất điện) 
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp 
- Khoa học ( nghiên cứu thuỷ văn)..... 
- Tàu bè ra vào cảng. 
- Lợi dụng thuỷ triều đánh giặc

3 tháng 5 2016
Lợi ích của thủy triều trong sản xuất và đời sống là:- Trong quân sự 
- Giao thông vận tải 
- Trong công nghiệp ( sản xuất điện) 
Hoạt động sản xuất nông nghiệp 
- Khoa học ( nghiên cứu thuỷ văn)..... 
-Tàu bè ra vào cảng. 
-Lợi dụng thuỷ triều đánh giặc
  
30 tháng 4 2016

thuỷ triều làm đa dang các loài sinh vật biển nó giúp chúng ta chiến thắng được quân NAM HÁN,thuỷ triều đem lại nguồn lợi thuỷ sản,ở việt nam thuỷ triều lên xuống rất đều đặn 1 lần lên 1 lần rút thuỷ triều ở nước ta đươc coi là điển hình của thế giới.

sóng biển giúp chạy tua bin phát điện,giúp tiết kiệm năng lượng,giúp nước ta co các bãi biển đẹp thu hút nhiều khách du lịch.

-Điều hòa khí hậu .
-Đưa chất dinh dưỡng từ sâu dưới đáy đại dương lên mặt nước .
-Giữ vững cân bằng sinh học trong cả đại dương và lục địa .
-Tham gia một phần vào tuần hoàn nước và trao đổi nước giữa các đại dương .
-Một phần nào đó đóng góp vào lịch sử loài người qua các cuộc di dân bằng đường biển (VD như dẫn người ĐNA đến các quần đảo trên Thái Bình Dương).
-Làm cho bản đồ địa lý thêm nhiều chi tiết và học sinh phải nhớ nhiều hơn.

30 tháng 4 2016

Mik chưa hài lòng với đáp án của bạn trả lời cho mình .Bạn trả lời hơi lạc đề

- Nhờ con người mà phạm vi phân bố động vật, thực vật được mở rộng.- Tuy nhiên, việc chặt phá rừng, môi trường ô nhiễm do con người làm thu hẹp nơi sinh sống của động, thực vật, khai thác rùng bữa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú. 
7 tháng 5 2021

Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất. - Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố. - Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. - Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.

26 tháng 4 2021

Học trường  nào lớp mấy thía bạn

 

26 tháng 4 2021

tham khảo:
Lợi ích: 
Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 
Phát triển giao thông đường thuỷ. 
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản. 
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản. 
Điều hoà nhiệt độ. 
Tạo cảnh quan mội trường. 
Sông ngòi chỉ mang lại 1 khó khăn duy nhất là chia cắt địa hình nên khó khăn cho GTVT ngoài ra không mang lại bất kì tác hại nào khác đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người chỉ có hoạt động sản xuất của con người tác động đến sông ngòi làm cho mực nước dâng cao gây ngập lụt, hay thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt.