K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2022

Ở khổ thơ thứ 1,tình cảm của nhân vật tôi đối với người mẹ:

Nhân vật "tôi" đã  đã thức nhận được sự vất vả của người mẹ khi hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. 

Câu 2

Khổ cuối:

BPTT:Ẩn dụ 

Chỉ:Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

Tác dụng:

+Làm cho hình ảnh tăng sức gợi hình,gợi cảm

+Bộc lộ cảm xúc lo lắng của người con đối với người mẹ

Khổ 2:

BPTT:So sánh

Chỉ:Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Tác dụng:Diễn ta hình ảnh sao cho sinh động,hay hơn khi mà so sánh những quả"bí" quả "bầu" biết mang những "giọt mồ hôi mặn" trên mình

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Mẹ và QuảNhững mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcNhư mặt trời, khi như mặt trăng.Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.Và chúng tôi, một thứ quả trên đờiBảy mươi tuổi mẹ đợi chờ...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ và Quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2 (0,75đ): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng. 

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

 

Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4 (1đ): Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên.

0
27 tháng 11 2017

Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ. Bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài:

- Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà

    + Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa

    + Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu,

- Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình

- Tác giả thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”, bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, giàu yêu thương

8 tháng 4 2021

Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lạikhi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. ... Đó  biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

11 tháng 5 2021

Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)

b) Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.

1
18 tháng 4 2018

b.Lựa chọn người kể là cô kĩ sư

    Nghe tiếng chàng trai kêu to “trời ơi chỉ còn 5 phút nữa” và sau đó là một giọng đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình, bâng khuâng. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư? Tôi và chàng trai kia đã nói gì được với nhau đâu? Và cả nhà họa sĩ đáng kính kia nữa.

Khi tôi đứng lên thì anh thanh niên bỗng kêu lên:

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

    Tôi nhẹ nhàng quay lại, cầm lấy chiếc khăn tay. Tôi thực sự bối rối, mặt nóng bừng, quay vội đi. Nhà họa sĩ già đã bước tới bậu cửa, bỗng quay lại chụp lấy tay chàng thanh niên, lắc mạnh:

- Chào anh! Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại! Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

    Tôi cũng lặng lẽ bước đến chỗ chàng thanh niên, chìa bàn tay ra cho anh nắm. Anh nắm lấy bàn tay tôi, bóp nhẹ. Hình như anh hơi run thì phải? Tôi nhìn thẳng vào mắt anh không nói. Anh cũng im lặng nhìn tôi. Nhưng dường như chúng tôi đã nói với nhau tất cả. Tôi thì thầm:

- Chào anh!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)

a) So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở Đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?

1
17 tháng 8 2019

a.So với đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa thì đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng):

- Người kể là nhân vật “tôi”- bé Hồng- nhân vật chính trong truyện

- Ưu điểm của ngôi kể: Ngôi thứ nhất trực tiếp bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm của mình, do vậy có thể thể hiện được nhiều diễn biến tinh vi, phức tạp của nội tâm.

– Hạn chế: Cách kể này nhìn tất cả nhân vật, sự việc không được khách quan, nên đơn điệu

3 tháng 2 2017

- Đứa cháu sau bao năm xa cách với bếp lửa và mùi khói nhưng vẫn mang cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”:

       + Người cháu luôn xúc động, bồi hồi mỗi khi nghĩ về những năm tháng khốn khó của tuổi thơ.

       + Cháu cảm thấy kỉ niệm sống dậy, người cháu thương nhớ bà và tình bà cháu vẫn vẹn nguyên.

→ Đây là dòng cảm xúc chân thật và xúc động của đứa cháu về bà và về tuổi thơ của mình.

 đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi .   Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ngoài các cháu ra . Ít khi tối thấy bà đôi co với ai . Dân làng bảo bà hiền như đất . Nói cho đúng , bà hiền như chiếc bóng  Nếu ai lành chanh lành chói , bà rủ rỉ khuyên , Bà nói bằng ca dao , tục ngữ . Những chị mồm năm miệng mười , sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một , mồm...
Đọc tiếp

 đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi .

   Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ngoài các cháu ra . Ít khi tối thấy bà đôi co với ai . Dân làng bảo bà hiền như đất . Nói cho đúng , bà hiền như chiếc bóng  Nếu ai lành chanh lành chói , bà rủ rỉ khuyên , Bà nói bằng ca dao , tục ngữ . Những chị mồm năm miệng mười , sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một , mồm hai .

   Người ta bảo :'' Con hư tại mẹ , cháu hư tại bà '' . Bà như thê thì chúng tôi hư làm sao được . 

1. chỉ rõ 2 phép liên kết trong đoạn trích trên

2 . Đoạn trích giúp em nhân ra những tình cảm nào của tác giả dành cho bà ( viết 3 đến 5 dòng )

3. Hãy  ghi lại tên 1 tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương  trình Ngữ văn 9 có Nd ngợi ca về hình ảnh người bà ?

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 2 2019

1. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là liên kết nội dung và liên kết hình thức.

Về nội dung, đoạn văn xoay quanh chủ đề về người bà. => liên kết logic

Về hình thức: đoạn văn có sử dụng phép lặp (lặp từ "bà" giữa các câu), phép thế (bà tôi như thế - "như thế" ở đây ý chỉ việc bà khuyên nhủ, dạy bảo, làm gương cho các cháu bằng nhiều hành động đã được kể ở trên)

2. Tình cảm của tác giả dành cho người bà của mình đó là sự kính yêu, biết ơn và thương nhớ nữa (vì đoạn văn được viết trong dòng hồi tưởng). Bà hiện lên trong ấn tượng của người viết đó là một người lặng lẽ, ít nói nhưng hay thể hiện bằng hành động. Bà hiền và lặng lẽ, quan tâm và dành tình cảm thân ái với tất cả mọi người. Vì thế, cháu - tác giả luôn hướng về bà với niềm ngưỡng mộ và sự biết ơn sâu sắc nhất.

ai thấy cảm động thì trả lời"Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu...
Đọc tiếp

ai thấy cảm động thì trả lời

"Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. 

Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Như hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi. Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. 

Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. 

Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc. Mẹ dạy tôi rất nhiều điều "Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. 

Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy". 

Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? 

Bài văn tả mẹ đạt điểm 10 của nữ sinh Kiểu Vân. (Ảnh chụp màn hình)

Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy. 

Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. 

Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt "Mẹ không sao đâu con. 

Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi. 

Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. 

Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. 

Và điều tôi muốn nói với mẹ là "Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn". Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!".

3
17 tháng 1 2020

Huhu, Cảm động muốn khóc luôn ấy!

* bạn là người rất hiếu thảo ba mẹ bạn rất xứng đáng khi có bạn

* Nghĩ vậy ^_^

25 tháng 4 2020

cảm động quá

hu hu hu hu (<_>)

muốn khóc quá hu hu u

chúc  bạn học tốt