K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài ca dao là lời nói của người lao động có số phận cơ cực khó khăn than vãn về số phận cuộc đời của mình

Bài ca dao là lời than của những thân phận nhỏ bé trong xã hội thời xưa , là người lao động bày tỏ sự đồng cảm đối vs những người cùng khổ

Tác giả đã sử dụng hình ảnh các con vật gần gũi làm hình ảnh ẩn dụ để nói về sự bộn bề của những phận người trong xã hội cũ

Em làm được ít ít ạ

13 tháng 9 2018

mk vừa học bài náy hôm nay

27 tháng 7 2019

Biện pháp ẩn dụ,lặp từ

+Ẩn dụ

Hình ảnh con tằm: Ẩn dụ cho con người nhỏ bé, con tằm nhả tơ óng ánh, xong là kết thúc chu kì sống, con người bị bóc lột sức lao động

Hình ảnh con kiến: li ti nhỏ bé, chăm chỉ tha mồi, đại diện cho con người bán mặt cho đất, bán lưng cho trời

=>Những hình ảnh quen thuộc đại diện cho người nông dân

Thương con hạc: thương cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai

Thương con cuốc: thương thân phận thấp cổ bé họng, tiếng than không có người động lòng, thương xót

=>Tiếng than của bốn con vật chính là tiếng than cho thân phận thấp bé, chịu nhiều bất công ngang trái trong cuộc sống

+Lặp từ

Thương thay được lặp lại 4 lần. Ý nghĩa của sự lặp lại đó:

 Mỗi lần sử dụng là một lần biểu đạt tình thương một con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau của thân phận người lao động

Sự lặp lại tô đậm niềm thương cảm, thương xót cuộc sống trăm bề khổ cực của người lao động

Sự lặp lại kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển

27 tháng 7 2019

Cảm ơn bạn rất nhiều.

25 tháng 12 2021

Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ “Thương thay” được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.

Chúc bạn học tốt!

CÁC BẠN LỚP 7 CHO MK HỎI XÍU NÈ:TRONG BÀI NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM NHÉ.BÀI 1+2a) Hai bài ca dao này là lời của ai? dựa vào đâu mà em biết?b) Nội dung của mỗi bài ca dao này là gì? Vì sao có thể khẳng định như vậy?c) để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài , tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật gì? nêu tác...
Đọc tiếp

CÁC BẠN LỚP 7 CHO MK HỎI XÍU NÈ:

TRONG BÀI NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM NHÉ.

BÀI 1+2

a) Hai bài ca dao này là lời của ai? dựa vào đâu mà em biết?

b) Nội dung của mỗi bài ca dao này là gì? Vì sao có thể khẳng định như vậy?

c) để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài , tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật gì? nêu tác dụng?

d) Ở bài 1, tại sao tác giả không bộc bạch trực tiếp nỗi niềm thương thân mà phải gửi gắm kín đáo qua hình tượng các con vật?

e) Từ hai bài ca dao này, em hiểu thêm điều gì về cuộc sống của người dân lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội  xưa?

1, Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti, 

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay con hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu biết người nào nghe.

2, Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

BẠN NÀO GIÚP MK THÌ MK SẼ CHO 6 TICK....(TRONG VÒNG 2 NGÀY)

CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU. T_T

5
17 tháng 9 2018

Bạn vào https://h.vn/hoi-dap/question/92822.html

E) hiểu thêm rằng người nông dân là những người có thân phận thấp cổ bé họng yếu đuối nhưng có nhiều đức tính tốt, hiền lành, chát phác, chịu thương chịu khó mà vẫn vất vả trong cuộc sống mưu sinh

   Người phụ nữ trong Xã hội cũ bị trói buộc trong luật lệ phong kiến hà khắc, trôi dạt vô định trước sóng gió cuộc đời

17 tháng 9 2018

a) Hai bài ca dao này là của người nông dân. Dựa vào bài văn nên em biết.

b) Nội dung của bài bài ca dao là : .....lên google nhé bn có tất cả đáp án đấy nhé.

e) Ngày xưa xã hội và tất cả mọi người coi thường phụ nữ, đánh phụ nữ dã man. Ngày xưa phụ nữ ở trong nhà không làm những công việc của đàn ông. Ngày nay phụ nữ thay phiên đàn ông, làm những việc lớn

CẢm nhận bài ca dao sau:

     

Thương thay thân phận con tằm ,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

   Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

   Thương thay hạc lánh đường mây.

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

   Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Từ xa xưa, những bài ca dao Việt Nam với âm hưởng da diết, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc đã được người dân sáng tác và lưu truyền cho tới ngày nay. Nội dung của các bài ca dao ấy cũng rất phong phú, có những bài ca dao được sáng tác để phản ánh lịch sử, có những bài được sáng tác nhằm phản ánh đời sống tình cảm nhân dân hoặc phản ánh đời sống xã hội cũ. Trong số các bài ca dao phản ánh đời sống xã hội cũ thì bài ca dao “thương thay thân phận con tằm” là một ví dụ tiêu biểu, nêu lên thân phận bé nhỏ của người nông dân trong xã hội cũ giống như những con tằm, con kiến.

Bài ca dao còn là tiếng nói của những con người thấp bé trong xã hội phải vất vả làm lụng, bài ca dao cũng là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn ác đã chèn ép người dân đến bước đường cùng.

Bài ca dao “thương thay thân phận con tằm” được viết theo thể thơ lục bát, âm hưởng của bài ca dao mềm mại, câu từ mộc mạc, giản dị đã làm cho bài ca dao trở nên phổ biến trong dân gian Việt Nam:

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”.

Hình ảnh “con tằm” và “con kiến” trong 4 câu thơ đầu của bài ca dao chính là những hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận “bé nhỏ” trong xã hội cũ, họ là những người có địa vị thấp kém phải lam lũ làm ăn và chịu sự đàn áp của những kẻ có địa vị trong xã hội. Thân phận con tằm đã bé nhỏ, chỉ được ăn lá dâu nhưng lại phải nhả tơ – thứ tơ vàng óng ánh dùng để dệt thành vải, lụa và tạo ra những sản phẩm cao cấp có giá trị. Sau khi nhả tơ xong, con tằm cũng hết giá trị và đồng nghĩa với việc cuộc đời của nó cũng kết thúc. Như vậy hình ảnh con tằm nhả tơ chính là một đại diện cho những người lao động trong xã hội cũ, họ bị bóc lột sức lao động để tạo ra của cải cho địa chủ, khi sức lao động yếu đi họ cũng sẽ bị sa thải hoặc bị đối xử tệ bạc và tàn ác.

Hình ảnh con kiến li ti khiến người ta có cảm giác thật bé nhỏ, những chú kiến ấy mải miết ngược xuôi để tìm mồi. Những chú kiến ấy cũng giống như những người nông dân ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, đi sớm về khuya nhưng cuộc sống vẫn khó khăn vất vả.

“Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời.
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Hình ảnh cánh chim, con hạc, con cuốc nhà những hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ca dao, có lẽ những người nông dân lao động tìm thấy sự đồng điệu giữa hình ảnh gầy guộc, lầm lũi của con vật với chính bản thân mình. Những chú chim mải miết bay đi tìm ăn, bay đến mỏi cánh mà không biết ngày nào sẽ kết thúc cuộc hành trình ấy, cũng giống như cuộc đời phiêu bạt lận đận của những người dân lao động. Những con người bé nhỏ ấy phải cố gắng kiếm sống ngày qua ngày mà không biết khi nào cuộc sống ấy mới chấm dứt, không biết bao giờ mới hết đói hết khổ.

Hình ảnh con cuốc ở hai câu thơ cuối mới đáng thương làm sao, con cuốc bé nhỏ giữa bầu trời rộng lớn dẫu có kêu gào đến mức nào cũng không có ai thấu hiểu, không có ai lắng nghe. Con cuốc ấy cũng là hiện thân của người dân lao động thấp cổ bé họng, dù họ có kêu tới mức nào thì cũng không ai hiểu cho nỗi khổ của họ, không ai có thể cứu vớt họ khỏi cuộc sống tăm tối, khổ cực. Họ hoàn toàn không nhận được sự đồng cảm của mọi người, đặc biệt là giai cấp thống trị xã hội lúc bấy giờ vì vậy tiếng kêu than của họ cũng trở nên vô vọng.

Những người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật bé nhỏ tội nghiệp thường có sự đồng cảm bởi chính họ cũng nhỏ bé, tội nghiệp như những con vật ấy. Từ “thương thay” được lặp đi lặp lại trong suốt bài ca dao đã nhấn mạnh sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm vô bờ của người dân lao động đối với những con vật bé nhỏ và cũng chính là niềm thương cảm đối với bản thân họ.

Xã hội phong kiến giống như địa ngục trần gian của những người nhân dân lao động, cuộc sống lầm than khổ cực khiến họ phải cất tiếng than ai oán qua những bài ca dao. Những bài ca dao ấy vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay và đó sẽ là kho tàng văn hóa dân gian vô giá của dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam chúng ta có nhiệm vụ phải gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết quý trọng hiện tại và cống hiến hết mình cho Tổ Quốc.

13 tháng 9 2016

2 Bài ca dao là lời than của những thân phận nhỏ bé trong xã hội thời xưa , là người lao động bày tỏ sự đồng cảm đối vs những người cùng khổ

1 bài ca dao là lời ns của người lao động có số phận cơ cực khó khăn than vãn về số phận cuộc đời của mk

3 Tác giả đã sử dụng hình ảnh các con vật gần gũi làm hình ảnh ẩn dụ để ns về sự bộn bề của những phận người trong xã hội cũ

8 tháng 9 2016

ko ai bít ak

20 tháng 10 2021

   thân em như trái bần trôi

gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

2.thân em như tấm lụa đào

phất phơ giữa chợ biết vào tayu ai

3,thân em như hạt mưa sa 

hạt vào đài cát ,hạt ra ruộng cày 

->các câu ca dao trên đều thuộc chủ đề than thân

tick cho mình nhé

11 tháng 10 2018

Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò giang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn… Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao nỗi éo le ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.

Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu;

Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn cho gầy cò con ?

Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào cảnh bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?!

Cao hơn ý nghĩa một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.

Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:

Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kều ra máu có người nào nghe.

Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.

Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khó. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. Thương tháy con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm nỗi khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí nào soi tỏ.

Bốn câu ca dao – bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và nỗi xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những nỗi thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.

Trong ca dao, người xưa có thói quen khi nhìn nhận sự vật thường hay liên hệ đến cảnh ngộ của mình, vận vào thân phận mình. Họ đồng cảm với những con vật bé nhỏ, tội nghiệp (con sâu, cái kiến, con cò, con vạc, con hạc giữa trời, con hạc đầu đình, con cuốc kêu sương, con cuốc kêu ra máu,…) bởi cho rằng chúng cũng có số kiếp, thân phận khốn khổ như mình. Những hình ảnh có tính chất ẩn dụ trong các câu hát kết hợp với bút pháp miêu tả chân thực khiến cho những nỗi thương tâm gây xúc động thấm thía.

Tằm ăn lá dâu, nhả ra tơ để cho con người lấy tơ dệt thành lụa, lĩnh, gấm, vóc… những mặt hàng may mặc quý giá phục vụ cho tầng lớp thượng lưu giàu có. Đã là kiếp tằm thì chỉ ăn lá dâu, thứ lá tầm thường mọc nơi đồng ruộng, bãi sông. Mà con tằm Bé nhỏ kia ăn được là bao?! Mượn hình ảnh ấy ***** người lao động ngụ ý nói đến sự bóc lột quá đáng của giai cấp thống trị đối với họ. Công sức họ bỏ ra quá nhiều mà hưởng thụ dường như chẳng có. Điều ấy dẫn đến kiếp sống nhọc nhằn, nghèo đói kéo dài, tưởng như không thể tìm ra lối thoát.

Câu hát: Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi diễn tả sự chia li bất đắc dĩ giữa người đi xa với những người thân yêu, với mảnh đất chôn nhau cắt rốn để tha phương cầu thực, để trốn thuế trốn sưu. Con đường mưu sinh trước mặt quá đỗi gập ghềnh, nguy hiểm. Người gạt nước mắt ra đi, biền biệt bóng chim tăm cá, như hạc lánh đường mây, như chim bay mỏi cánh, biết đến bao giờ được trở lại cố hương, sum vầy cha con, chồng vợ?! Kẻ ở nhà đỏ mắt thấp thỏm lo lắng, đợi trông. Trong vô vàn nỗi khổ của kiếp người, có nỗi khổ nào bằng sinh li, tử biệt?

Câu hát cuối: Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe ý thơ lấy từ sự tích vua Thục Đế mất nước, hận mà chết rồi biến thành con chim đỗ quyên hay còn gọi là chim cuốc, chim đa đa, cứ hè đến là kêu ra rả đến trào máu họng. Nội dung câu hát này nói lên nỗi khổ sở, oan khuất của kẻ nghèo. Bao nỗi đau do áp bức bất công gây ra cũng đành nuốt cả vào lòng bởi trời thì cao, đất thì dày, có kêu cũng chẳng thấu tới đâu. Khác chi tiếng kêu của con chim cuốc cứ da diết, khắc khoải vang vọng giữa thinh không mà nào có ai để ý.

Cách mở đầu mỗi câu đều bằng từ cảm thán (Thương thay… Thương thay…) tạo ra âm điệu ngậm ngùi, mang đậm nỗi sầu thương thân, thương phận. Khe khẽ ngâm nga, ta sẽ thấy bài ca dao trên giống như một tiếng thở dài hờn tủi và tuyệt vọng.

Bài ca dao thứ ba phản ánh thân phận khốn khổ của người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ. Hình ảnh so sánh trong bài có nét đặc biệt mang tính chất địa phương của một vùng sông nước miền Nam.

Tên gọi của trái bần gợi sự liên tưởng đến thân phận người nghèo. Trong ca dao Nam Bộ, hình ảnh trái bần, trái mụ u, trái sầu riêng thường gợi đến những cuộc đời đầy đau khổ, đắng cay.

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.

Tóm lại, cả ba bài ca dao trên đều xoay quanh nội dung than thân trách phận. Cuộc đời của người nông dân nghèo khổ xưa là một bể khổ mênh mông không bờ không bến. Hiện thực thì tăm tối, tương lai thì mù mịt, họ chẳng biết đi về đâu. Điều đó chỉ châm dứt từ khi có ánh sáng Cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối, giải phóng nông dân ra khỏi xiềng xích áp bức của giai cấp phong kiến thông trị kéo dài bao thế kỉ.

Ngày nay, cuộc sống buồn đau, cơ cực đã lùi vào dĩ vãng. Tuy vậy, đọc những bài ca dao trên, chúng ta càng hiểu, càng thương hom ông bà, cha mẹ đã phải chịu kiếp đói nghèo trong rơm rạ của một quá khứ chưa xa.