Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, hình thức khác nhau. Tùy theo tính chất của sự nghiên cứu mà quá trình nhận thức đó được phân ra thành cấp độ khác nhau: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và nhận thức khoa họ
1.Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, hình thức khác nhau. Tùy theo tính chất của sự nghiên cứu mà quá trình nhận thức đó được phân ra thành cấp độ khác nhau: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và nhận thức khoa họ.
2.Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác động lẫn nhau để hình thành nên hoạt động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh thần và thực tiễn xã hội. Có thể nhận thấy, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Hay nói cách khác, thực tiễn là cung cấp cho lý luận những mục tiêu, chuẩn hoá lý luận. Song, thực tiễn cung cấp chất liệu để hoàn thành lý luận, thông qua thực tiễn, lý luận được hoàn thiện, sinh động hoá – hiện thực hoá hơn.
Trên cơ sở thực tiễn mà con người hình thành các lý thuyết khoa học. Điều đó được thể hiện rõ thông qua nguồn gốc ra đời của định luật vạn vật hấp dẫn. Từ hiện tượng, quả táo rơi xuống đất và nhiều thí nghiệm mà Isaac Newton đã khám phá ra định luật hấp dẫn. Qua nhiều lần thử nghiệm, Newton đã nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.
Hoặc đơn giản hơn, qua những lần quan sát khi nung nóng thanh sắt thì thanh sắt chuyển màu vàng rực, từ đó đưa ra kết luận thanh sắt sẽ bị chuyển màu khi bị nung nóng. Hoặc, sau nhiều lần đun nước sôi kiểm tra bằng nhiệt kế thì con người phát hiện ra rằng nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C.
Qua các ví dụ thực tiễn là cơ sở của nhận thức, ta thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Từ đó, thấy rằng nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Do đó, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Mặt khác, nếu xa rời thực tiễn, nhận thức dễ mắc sai lầm, duy ý chí, giáo điều, máy móc.