K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2017

Chúng ta đều biết nước có thể hoà tan một phần ôxy trong không khí. Nói chung nước ở các ao hồ sông ngòi có thể tự cung cấp ôxy đủ để cá thở.

Khi nước mới đóng băng, lượng oxy hoà tan còn nhiều, cá dồn xuống đáy hồ sống ở tầng nước ấm áp, lúc này chúng hoạt động rất ít, quá trình thay đổi tế bào diễn ra chậm hẳn lại. Nhưng lớp băng mỗi ngày một dày, ôxy trong không khí rất khó hoà tan vào nước. Mặt khác, hàm lượng oxy trong nước giảm dần do bị các loài tiêu thụ và do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ ở đáy hồ. Đồng thời, hàm lượng carbonic trong nước tăng dần, nếu vượt quá giới hạn sẽ khiến cá không sống được.

Hiện tượng thiếu oxy xuất hiện trước tiên ở tầng nước sâu, và lan dần lên các tầng trên. Do khó thở ở tầng đáy hồ, cá phải ngoi lên cao. Nhưng lượng oxy ngày càng giảm khiến cá hô hấp rất khó khăn, bởi vậy chúng thường tập trung ở xung quanh những lỗ thủng của lớp băng để thở, thậm chí có con còn nhảy lên miệng hố.

Một nguyên nhân khác của hiện tượng này là vì cá rất thích ánh sáng. Tầng nước sâu ở dưới lớp băng thường tối mờ, trong khi ở dưới những lỗ thủng thường có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu xuống.

Để bổ sung ôxy cho hồ nuôi cá, ở các nước hàn đới, về mùa rét người ta phải đục thủng nhiều lỗ ở lớp băng trên hồ, nhờ thế đàn cá sẽ an toàn sống đến mùa xuân.

20 tháng 5 2017

Đáp án B

Khi người mang chuyển đoạn giảm phân tạo giao tử sẽ tạo 2 giao tử bình thường, 1 giao tử chuyển đoạn và 1 giao tử mất đoạn. Do đó sẽ sinh ra con 25% mất đoạn

3 tháng 5 2016

1. thỏ sẽ cố gắng chạy một đoạn ngắn thật nhanh để chui vào một chỗ mát trú ẩn và hạ thân nhiệt.

2.vì khi đổ mồ hôi là lúc con người trao đổi nhiêt độ với môi trường, nếu  nhiệt độ quá  nóng cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để hạ nhiệt độ cơ thể đảm bảo thân nhiệt ổn định, khi trời lạnh các cơ chân lông sẽ co lại giúp giảm sự trao đổi nhiệt độ với môi trường giúp thân nhiệt ổn định.

3.vì sốt cao khiến não, mạch  và một số bộ phận cơ thể nóng lên theo nên rất nguy hiểm, vậy phải cần hạ nhiệt.

4.vì nếu cây quá lạnh thì nó sẽ bị chết

5.nhờ có lớp lông, mỡ dày giúp giữ thân nhiệt cơ thể nên chúng có thể sống được ở xứ lạnh 

12 tháng 6 2019

Chọn B

Cách li hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

(1) Đúng.                      

 (2) Sai.       

(3) Đúng.

(4) Sai.

24 tháng 1 2017

B

Các hiện tượng cạnh tranh cùng loài là I và II.

Nội dung III là mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài.

Nội dung IV là mối quan hệ cạnh tranh khác loài

17 tháng 12 2016

Sai bạn phải biết rằng:

Chỉ có 0,1% các loài côn trùng là đi ngược lại lợi ích của con người. Nhiều côn trùng được coi là những con vật có hại với loài người vì chúng truyền bệnh (ruồi, muỗi), phá hủy các công trình (mối), hay làm hỏng các sản phẩm lương thực (mọt). Các nhà côn trùng học đã đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát chúng mà phổ biến nhất là thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, ngày nay các phương pháp kiểm soát bằng sinh học (methods of biocontrol) đang ngày càng được dùng phổ biến hơn.

Mặc dù các côn trùng có hại thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn, bên cạnh đó vẫn có nhiều loài có lợi cho môi trường và con người. Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ ong, bướm, kiến...). Sự giao phấn (pollination) là sự trao đổi (hạt phấn) giữa các thực vật có hoa để sinh sản. Các loài côn trùng khi lấy mật và phấn hoa đã vô tình tiến hành giao phấn. Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi trường đã làm giảm các quần thể "nhà giao phấn" (pollinator) này. Số lượng các loài côn trùng được nuôi với mục đích làm vật trung gian quản lý việc thụ phấn cho thực vật đang trong thời ký phát triển thịnh vượng.

Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Ong mật đã được con người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lây mật.Tơ tằm đã có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử loài người, các mối quan hệ thương mại được thiết lập trên con đường vận chuyển tơ lụa giữaTrung Quốc và phần còn lại của thế giới. Ấu trùng maggot được sử dụng để chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoại tử do chúng ăn các phần chết thối. Phương pháp điều trị hiện đại này đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới.

Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người (entomophagy) trong khi nó lại là đồ kiêng kị với vùng khác. Thực ra đây cũng là một nguồn protein trong dinh dưỡng của loài người. Người ta không thể ước tính được có bao nhiêu loài côn trùng đã nằm trong thực đơn của con người nhưng nó đã có mặt trong rất nhiều thức ăn, đặc biệt trong ngũ cốc. Hầu hết chúng ta không nhận ra rằng cácluật bảo vệ thực phẩm ở nhiều nước không ngăn cản việc có mặt của côn trùng trong thức ăn.

Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng. Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng như bọ hung là thần linh, bên cạnh nhiều động vật linh thiêng khác của họ như cá sấu, hà mã, cá trê, chim ưng... Điều này bắt nguồn từ một sự quan sát gắn với truyền thuyết: những con bọ hung Ai Cập sử dụng phân động vật làm thức ăn cho những con non của nó. Mà với một số lượng bọ hung đông đúc hoàn toàn sống dựa vào những bãi phân thì đối với chúng, thứ thức ăn bốc mùi này quả thật quý như vàng, và vì thế mà tranh chấp xảy ra. Chúng phải tìm cách lăn cục phân đi càng nhanh càng tốt khỏi đống phân và tìm một nơi chôn "kho báu" để giữ cho nó không bị cướp lại bởi những bà mẹ côn trùng khác. Chúng sử dụng hai chân sau để lăn phân-điều này đồng nghĩa với việc phải lộn ngược thân mình trong tư thế trồng cây chuối, mà như vậy thì không tiện cho việc quan sát đường đi cho lắm. Bởi vậy, những con bọ hung sử dụng hướng di chuyển của Mặt Trời, tức là từ Đông sang Tây làm la bàn định vị, những ông chủ kim tự tháp nhìn thấy các viên phân tròn dịch chuyển theo hướng di chuyển của Mặt Trời, rồi lại biến mất xuống lòng đất (bọ hung chôn phân trước khi đẻ trứng lên đó) đã ví những hình tượng không lấy gì làm vệ sinh lắm ấy với thần Mặt Trời, thần linh tối cao của họ. Và để trả ơn cho công lao dọn vệ sinh của con bọ hung, người Ai Cập đã trao cho chúng cái chức danh "người dẫn đường cho thần Mặt Trời".

 Một con bọ rùa ở giai đọan trưởng thành, đại diện cho loài côn trùng biến thái hoàn toàn. Cả thành trùng lẫn ấu trùng bọ rùa đều ăn rệp vừng, và là thiên địch tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát số lượng rệp hại cây.

Hầu hết chúng ta đều không ý thức được rằng, lợi ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn côn trùng (insectivores). Nhiều loài côn trùng như châu chấu có thể sinh sản nhanh đến nỗi mà chúng có thể bao phủ Trái Đất chỉ trong một mùa sinh sản. Tuy nhiên có hàng trăm loài côn trùng khác ăn trứng của châu chấu, một số khác thì ăn cả những con trưởng thành. Vai trò này trong sinh thái thường được cho là của các loài chim, nhưng chính côn trùng, mặc dù không thực sự quyến rũ như những loài lông vũ kia mới chính là những con vật có vai trò quan trọng hơn. Với bất kỳ loài côn trùng có hại nào, như con người thường gọi, thì cũng có một loài ong bắp cày là vật ký sinh hay là thiên địchcủa chúng và giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các loài có hại đó.

Sự quan tâm của với việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu có thể có tác dụng phản lại, thực tế thì chúng ta đã không nhận ra rằng chính côn trùng đã tự kiểm soát lẫn nhau và cả các quần thể có hại. Vì vậy, kiểm soát bằng thuốc độc thậm chí có thể dẫn đến sự bùng phát một loạt dịch hại nào đó.

15 tháng 5 2017

5. Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận : THÂN , RỄ , LÁ

+ THÂN : chức năng vận chuyển các chất.
+ RỄ : có chức năng hút nước và muối khoáng hhòa tan trong đất.
+ LÁ : chứa diệp lục tố làm chức năng quang hợp . Lá còn là cơ quan hô hấp và thoát hơi nước.

Phần trắc nghiệmNọi dung câu hỏi 1Có bao nhiêu ví dụ sau đây là cách li trước hợp tử?(1). Hai loài rắn sọc sống trong cùng khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.(2). Một số loài kì giông sống trong một khu vực có giao phối với nhau nhưng con lai không phát triển.(3). Ngựa vằn sống ở châu Phi không giao phối với ngựa hoang sống ở vùng Trung Á.(4). Hai dòng...
Đọc tiếp

Phần trắc nghiệm

Nọi dung câu hỏi 1

Có bao nhiêu ví dụ sau đây là cách li trước hợp tử?

(1). Hai loài rắn sọc sống trong cùng khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.

(2). Một số loài kì giông sống trong một khu vực có giao phối với nhau nhưng con lai không phát triển.

(3). Ngựa vằn sống ở châu Phi không giao phối với ngựa hoang sống ở vùng Trung Á.

(4). Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng cây lai giữa hai dòng có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.

(5). Sự không tương thích của các phân tử prôtêin trên bề mặt trứng và tinh trùng của hai loài nhím biển nên không thể kết hợp được với nhau.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

1
10 tháng 9 2019

Đáp án là B

25 tháng 4 2017

Đáp án: B

Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa : (1). phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau. (2). kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường. (3). CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể. (4). biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống. (5). số lượng cá thể mang kiểu gen quy định...
Đọc tiếp

Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa :

(1). phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau.

(2). kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường.

(3). CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể.

(4). biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống.

(5). số lượng cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi sẽ ngày một tăng do khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao.

(6). các cá thể mang những biến dị thích nghi với môi trường sẽ được CLTN giữ lại, các cá thể mang biến dị không thích nghi với môi trường sẽ bị CLTN đào thải.

(7). loài mới được hình thành dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.

Phương án đúng là 

A. (4), (6), (7).  

B. (1), (2), (4). 

C. (2), (5), (7). 

D. (1), (3), (4). 

1
12 tháng 6 2019

Chọn A

Phương án đúng là: (4), (6), (7)

(1) sai vì phần lớn các biến dị cá thể được truyền cho đời sau

(2) sai vì kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu hình thích nghi

(3) sai, ông cho rằng CLTN tác động lên từng cá thể

(5) sai, ông không đề cập tới khái niệm “kiểu gen”; ông cho rằng cá thể nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi với môi trường sẽ để lại nhiều con cháu hơn