1. Tại sao chế độ dinh dưỡng lại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển?
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2024

 Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu có thể được sử dụng để tổng hợp nên các chất đặc trưng cho cơ thể giúp tăng số lượng và tăng kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan.

Giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm tạo điều kiện cho vật nuôi có một môi trường sống sạch sẽ, giúp vật nuôi tránh được các loại mầm bệnh gây hại.

24 tháng 2 2023

Cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm vì: Giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm tạo điều kiện cho vật nuôi có một môi trường sống sạch sẽ, giúp vật nuôi tránh được các loại mầm bệnh gây hại. Từ đó, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt; có sức đề kháng tốt để phòng bệnh nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Đồng thời tạo được môi trường cho vật nuôi thoải mái sống sinh hoạt.

25 tháng 9 2023

Tham khảo:

Ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng, gà mái có thể nặng tới 5 – 6 kg trong thời gian khoảng 5 – 6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con.

22 tháng 2 2023

- Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thiếu chất dinh dưỡng, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị ức chế, thậm chí là chết. Thừa chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển cũng bị ảnh hưởng.

- Ví dụ:

+ Ở động vật: Nếu thiếu protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.

+ Ở thực vật: Nếu thiếu nitrogen thì quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị ức chế, lá có màu vàng, thậm trí còn gây chết.

22 tháng 2 2023

Chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển vì:

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu có thể được sử dụng để tổng hợp nên các chất đặc trưng cho cơ thể giúp tăng số lượng và tăng kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan.

- Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.

24 tháng 2 2023

Một số biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng:

- Có các chế độ ăn thích hợp với động vật nuôi trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau (khi mang thai, con non,...).

- Chuẩn bị chuồng trại ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè; tắm cho động vật để động vật không mắc bệnh và không tốn năng lượng cho điều hòa thân nhiệt khi trời nóng.

- Chiếu sáng cho cây vào những ngày mùa đông (đối với những cây có nhu cầu ánh sáng cao).

24 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:

- Mỗi loại sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiêt độ và môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị chậm lại hoặc bị chết. Một số sinh vật có hiện tượng “nghỉ sinh trưởng” do tác động của nhiệt độ như động vật ngủ đông, cây rụng lá vào mùa đông.

- Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, ra hoa,…

- Ở động vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống, tỉ lệ của trứng, tỉ lệ giới tính,…

24 tháng 2 2023

Chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật vì: Cơ sở của sự sinh trưởng và phát triển chính là sự tăng lên về số lượng và kích thước của các tế bào trong cơ thể. Mà tế bào muốn tăng lên về số lượng và kích thước thì cần phải có vật chất, năng lượng để xây dựng tế bào – vật chất và năng lượng này được cơ thể thu nhận qua chất dinh dưỡng. Do đó, khi cơ thể thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đều sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật qua các giai đoạn.

22 tháng 2 2023

Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau: Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt khác nhau là khác nhau. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

→ Từ ví dụ trên cho thấy:

 

+ Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

+ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.

22 tháng 2 2023

Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là 30oC. Ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thậm chí có thể khiến sinh vật ngừng sinh trưởng phát triển và chết.

6 tháng 3 2022

tham khảo

Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế-xã hội nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên  chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so với không khí bên ngoài.

Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao, . . .. Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO [2005] khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1, . . ..

Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra (kg/con/ngày) là: Bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0.2, do vậy hàng năm, đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20-24 triệu m3) xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2. Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu), lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra.

Các yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi có nhiều, trong bài này chúng tôi muốn đề cập đến hai yếu tố, đó là NH3 và các kim loại nặng.

21 tháng 3 2022

Có cái nịt nhá em