Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu hỏi đúng nhất
Câu 1 : Chức năng dinh dưỡng của nhóm sinh tố A, D:
A. Ngừa bệnh động kinh C. Ngừa bệnh còi xương, bệnh quáng gà
B. Ngừa bệnh hoạt huyết D. Ngừa bệnh thiếu máu
Câu 2: Khi thay thế thức ăn lẫn nhau, để thành phần và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không bị thay đổi cần chú ý:
A. Mua thức ăn các bữa như nhau C. Mua một loại thức ăn
B. Thay thế thức ăn trong cùng một nhóm D. Mua nhiều chất đạm
Câu 3: Chất dinh dưỡng nào có vai trò giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa cơ thế?
A. Chất đường bột B. Chất đạm C. Chất béo D. Chất khoáng
Câu 4: Chức năng dinh dưỡng của nhóm vitamin C, B6:
A. Ngừa bệnh phù thũng, bệnh động kinh
B. Ngừa bệnh thiếu máu, bệnh quáng gà
C. Ngừa bệnh hoại huyết, bệnh động kinh
D. Ngừa bệnh còi xương, bệnh thiếu máu.
Câu 5: Rau xanh, dưa hấu, bí đỏ, cam,… thuộc nhóm thức ăn:
A. Nhóm giàu chất đường bột
B. Nhóm giàu chất đạm
C. Nhóm giàu chất béo
D. Nhóm giàu vitamin, chất khoáng
Câu 6: Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
A. Là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.
B. Là bản thân thức ăn có sẵn chất độc.
C. Là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.
D. Cả A và C đúng
Câu 7: Khi ăn phải một món ăn bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc sẽ dẫn đến:
A. Đau răng
B. Ngộ độc thức ăn
C. Rối loạn tiêu hóa
D. Rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thức ăn.
Câu 8: Nhiệt độ từ 00 C – 370 C là:
A. Nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết.
B. Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng.
C. Nhiệt độ vi khuẩn bị tiêu diệt.
D. Nhiệt độ vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng.
Câu 9: Chất dinh dưỡng nào có vai trò giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da,… hoạt động bình thường; tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt?
A. Chất đường bột B.Chất béo C.Vitamin D. Chất đạm
Câu 10: Chất dinh dưỡng nào cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết?
A. Chất khoáng B. Chất béo C.Vitamin D. Chất đạm
Câu 11: Tác hại của bệnh béo phì:
A. Mất thoải mái trong cuộc sống.
B. Giảm hiệu suất lao động.
C. Kém lanh lợi
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 12: Nếu ăn thừa chất đạm:
A. Làm cơ thể béo phệ C. ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
B. Cơ thể khoẻ mạnh D. Gây bệnh béo phì, huyết áp cao, bệnh tim mạch
Câu 13: Khẩu phần ăn hằng ngày thiếu chất béo cơ thể sẽ:
A. Thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói.
B. Dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.
C. Trẻ sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng
D. Trẻ dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn
Câu 14: Trẻ dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển nếu trong khẩu phần ăn thiếu chất gì?
A. Chất đạm B. Chất đường bột C. Chất béo D. Chất xơ
Câu 15: Lượng trái cây cần thiết cho một học sinh trong 1 ngày:
A. 1 quả cảm
B. 2 múi bưởi
C. 1 miếng đủ đủ
D. Cả A, B, C đều đúng.
1. Sinh tố A có vai trò:
A. Ngừa bệnh còi xương.
B. Ngừa bệnh thiếu máu.
C. Ngừa bệnh quáng gà.
D. Ngừa bệnh động kinh.
2. Điền:
a) Một số nguồn chất đạm từ động vật là thịt, cá, trứng và gia cầm.
b) Vitamin C; B; PP dễ tan trong nước và vitamin A; D; E; K dễ tan trong chất béo.
c) Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
d) Đường và tinh bột là loại thực phẩm có chứa chất đường bột.
e) Sự nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.
f) Sự nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.
3. Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng là:
A. 37oC đến 50oC. B. 50oC đến 100oC. C. 80oC đến 100oC. D. 100oC đến 115oC.
1. Thiếu chất đạm trầm trọng thì trẻ sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng : cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa,...
2. Ăn nhiều thức ăn giàu chất đường bột và chất béo sẽ bị bệnh béo phì, có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể
3. Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm
4. Chắt bỏ nước cơm sẽ mất sinh tố B1
5. Phải làm chín thực phẩm vì làm chín thức ăn làm cho thức ăn mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn, làm thay đổi mùi vị và đảm bảo an toàn khi ăn
6. Vai trò của chất béo: có nhiều năng lượng cung cấp cho cơ thể và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K.
7. Các loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đường bột : ngũ cốc, gạo, bánh mì, khoai, sắn,...
8. Những thực phẩm không được sử dụng : cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ, những đồ hộp quá hạn sử dụng, bị phồng, các thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm chất độc hóa học, thịt bốc mùi,....
9. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm : thịt, hải sản, trứng, sữa, đậu,...
10. Thực phẩm cần phải được chế biến để tạo nên những món ăn thơm ngon, đậm đà dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị, và đảm bảo an toàn khi sử dụng và bảo quản.
11. Không ăn sáng sẽ bị :
- Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp
- Đau dạ dày
- Dễ mắc bệnh sỏi mật
- Táo bón
- Béo phì ...
13. Những món ăn không sử dụng nhiệt : nộm su hào, nem cuốn, trộn đàu giấm, muối chua,...
14. Vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100oC → 115oC là an toàn trong nấu nướng.
15. An toàn thực phẩm là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và chế biến, trong môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, hợp vệ sinh, tránh để ruồi, bọ xâm nhập vào thức ăn
16. Rán là phương pháp làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa
17. Phải thay đổi các phương pháp chế biến món ăn vì nếu cứ sử dụng mãi một phương pháp chế biến món ăn sẽ gây nhàm chán trong bữa ăn, giúp cho chúng ta có cảm giác ngon miệng hơn
18. Muốn tổ chức bữa ăn chu đáo, chúng ta cần phải:
- Xây dựng trước thực đơn.
- Lựa chọn các loại thực phẩm trong thực đơn.
- Chế biến món ăn theo thực đơn.
- Bày ra bàn và thu dọn sau khi ăn.
19. Nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống các thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn, bị ô nhiễm hóa học, bị biến chất, có sẵn chất độc (mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc,...)
20. Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể con người về năng lượng và các chất dinh dưỡng
(Nếu có gì sai sót thì cho mk xin lỗi nha)
1. Sinh tố A có vai trò:
A. ngừa bệnh còi xương B. ngừa bệnh thiếu máu
C. ngừa bệnh quáng gà D. ngừa bệnh động kinh
2.Khoảng cách giữa các bữa ăn là:
A. 3giờ -> 5giờ B. 4giờ -> 5giờ C. 4giờ -> 6giờ d. 5giờ -> 6giờ
3.Chất khoáng có nhiều trong thực phẩm :
A. kem, sữa, kẹo B. rau quả tươi
C. gạo D. cá,tôm ,cua