Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc quan hệquoocs tế phát triển theo bốn xu hướng sau: một là: xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế (từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước lớn tránh xung đột trực tiếp, đối đầu nhau. Các xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa bình giải quyết các tranh chấp. Hai là: sự tan rã của Trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm (nhưng Mĩ lại chủ trương "thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối, thống trị thế giới). Ba là: từ sau Chiến tranh lạnh dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng KH - KT, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm (các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực để cùng nhau hợp tác và phát triển như Liên minh châu Âu- EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN mà VN là một thành viên từ tháng 7 - 1995. Bốn là: tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái: Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi và một số nước ở Trung Á..(nguyên nhân là do những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới, lãnh thổ. Ở nhiều nơi, các cuộc xung đột diễn ra nghiêm trọng, kéo dài làm cho đất nước không ổn định và gây bao đau khổ cho người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình và ổn định hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.
Đáp án C
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mặc dù hòa bình là xu thế chủ đạo nhưng tình hình thế giới vẫn luôn tiềm ẩn những dấu hiệu bất ổn do:
- Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo như mâu thuẫn giữa các nước Hồi giáo với các nước phương Tây, mâu thuẫn giữa dòng Hồi giáo Sunni và Shia…
- Tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia như ở khu vực biển Đông
- Sự va chạm quyền lợi giữa các nước lớn như Mĩ- Nga, Mĩ- Trung…
- Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố như Al- Qaeda, IS…
Đáp án C
Xuất phát từ những thời cơ và thách thức ở câu 11, đã đặt ra yêu cầu cho Việt Nam là phải năm bắt thời cơ, vươt qua thách thức để không bị tụt hậu, đây cũng là vấn đề có “ý nghĩa sống còn” đối với Đảng và nhân dân ta.
Đáp án A
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đều có sự xung đột trực tiếp giữa hai phe (các quôc gia tham chiến).
- Chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới trước đây là diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột quân sự trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ.