1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.
a) Luộc. - Lượng nước trong món luộc nên lưu ý điều gì? Có nên đun quá lâu không? Từ đó, HS rút ra khái niệm món luộc/ SGK/ trang 85.
- Em hãy kể tên một vài món luộc mà gia đình em hay dùng? Theo em, luộc thực phẩm là động vật và thực phẩm là thực vật có điểm gì khác nhau?
- Món luộc phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì?
b) Kho.
- Tương tự như luộc, kho cũng là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước. Bằng quan sát thực tế, em hãy tìm các điểm khác nhau giữa món luộc và món kho. (VD: lượng nước, hương vị, thời gian,…)
- Từ những điểm khác nhau vừa tìm được, em hãy nêu định nghĩa món kho
- Em hãy kể tên một vài món kho mà em biết. Qua quá trình quan sát việc chế biến món ăn của gia đình em, em hãy thử trình bày cách làm 1 món kho?
- Theo em, món kho đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì?
2. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.
a) Rang.
- Em hãy kể tên một số món rang mà gia đình em hay dùng. Từ đó, em hãy cho biết món rang là như thế nào?
- Món rang phải đảm bảo yêu cầu gì về kĩ thuật? HS tìm hiểu thêm quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật
b) Xào.
- Em hãy kể tên một số món xào mà gia đình em hay dùng.
- Theo em, một món xào ngon cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì?
- Em hãy thử trình bày cách làm một món xào mà em thích nhất.
Phần II : Tìm hiểu các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
1. Trộn dầu giấm.
-tham khảo thêm hình ản HS th món trộn dầu giấm rau xà lách và nhận xét về trạng thái, màu sắc, hương vị của món trộn dầu giấm. Từ những nhận xét đó, rút ra khái niệm thế nào là món trộn dầu giấm.
- Mỗi món ăn đều có những lưu ý riêng khi chế biến để tạo nên món ăn ngon miệng, đẹp mắt. Tại sao khi trộn dầu giấm, ta chỉ trộn trước 5-10 phút trước khi ăn?
Một món trộn dầu giấm phải đạt được những yêu cầu kỹ thuật cụ thể nào về màu sắc và hương vị? Em hãy tìm hiểu thêm từ các nguồn và nêu tên các nguyên liệu thường được thay thế trong món trộn dầu giấm.
- Để đạt được những yêu cầu kỹ thuật của món trộn dầu giấm, những lưu ý về dụng cụ trộn rất quan trọng. Vì sao phải dùng dụng cụ bằng sứ, men, thủy tinh mà không được dùng dụng cụ đồng, nhôm, nhựa màu trong khi trộn nguyên liệu?
- Một món ăn nếu được trình bày càng đẹp mắt thì càng tăng thêm sự hấp dẫn đối với người dùng. HS có thể sử dụng các kiến thức cắt, tỉa rau củ quả để sáng tạo nhiều cách trình bày đẹp mắt hơn cho món ăn của mình.
2. Trộn hỗn hợp.
- Em đã được từng ăn món nộm nào? Kể tên các nguyên liệu trong món đó và nhận xét về trạng thái, màu sắc, hương vị của món trộn hỗn hợp. Từ những nhận xét đó, rút ra khái niệm thế nào là món trộn hỗn hợp. Khái niệm/ trang 90/ SGK. - HS tự tìm hiểu quy trình thực hiện món trộn hỗn hợp và cho biết: Tại sao nguyên liệu trước khi trộn phải được ướp muối, sau đó rửa lại cho hết mặn rồi vắt ráo?
- Dựa vào quy trình vừa tìm hiểu, em hãy thử nêu cách làm một món nộm mà em đã thưởng thức. Theo em, các nguyên liệu trong món trộn hỗn hợp có thể thay thế được không? Nếu có, em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể.
- Một món trộn hỗn hợp như thế nào được coi là đạt yêu cầu về kĩ thuật và trình bày