Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. "Ăn ngay ở thật" - Kết hợp từ bất bình thường.
b. "Những là đắp nhớ đổi sầu" - Kết hợp từ bất bình thường.
c. Chuyển từ loại: Trăng từ danh từ thành tính từ.
d. "Càng thấy anh đứng yên" - Thay đổi trật tự từ trong câu.
e. "Đừng xanh như lá, bạc như vôi." - Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu.
* Giống:
- Làm tăng tính hấp dẫn, thuyết phục, gợi hình, gợi cảm của “Trao duyên”.
- Thể hiện tài năng trong cách sử dụng ngôn từ của tác giả Nguyễn Du.
* Khác:
a. - Hình ảnh đối lập: hương - hoa
→ Tạo ra hiệu ứng tương phản giữa những nét tinh tế, trang nhã của hương với sự ngắn ngủi, thoáng qua của hoa. Giúp tạo ra một hình ảnh sắc nét, truyền tải sự nhẹ nhàng, thoáng qua của thời gian.
b. - Hình ảnh đối lập: tình - duyên
→ Tạo ra hiệu ứng tương phản giữa sự đau khổ, không hạnh phúc của tình và sự đầy đủ, hoàn hảo của duyên. Tạo nên sự đặc biệt, khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ, tạo ra sự ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.
c. - Hình ảnh đối lập: son phấn - văn chương
→ Tạo ra hiệu ứng tương phản giữa sự vô tri của son phấn và sự vĩ đại, bất diệt của văn chương. Tăng tính sâu sắc, nhấn mạnh vào tâm trí và cảm xúc của người đọc.
a. - Hiện tượng đảo trật tự cú pháp của hai câu: “xanh om” và “trắng xóa” được đặt lên đầu câu thơ.
- Dựa vào hình thức câu để kết luận như vậy.
b. - Hiện tượng đảo trật tự cú pháp ở câu thơ thứ hai khi thành phần chủ ngữ đặt cuối câu còn thành phần vị ngữ (động từ) đảo lên vị trí đầu câu.
- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.
- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.
- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.
- Hai câu thơ của Pu-skin: Với Pu-skin, khi yêu là yêu một cách chân thành, đằm thắm, sâu sắc nhất. Luôn dành trọn tình yêu đó cho người mình yêu. Dù có không thể đến được với nhau thì cũng sẽ luôn mong muốn người mình yêu được hạnh phúc. Một tình yêu cao cả, không nhỏ nhen ích kỉ.
- Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương: Tình yêu trong thơ của Hồ Xuân Hương lại là sự khát khao được yêu thương, được sống trong tình yêu. Đó là sự khao khát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ khát khao được yêu thương, được hạnh phúc trọn vẹn. Qua hai câu thơ, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã truyền tải thông điệp: Có yêu thì yêu cho chân thật để tính chuyện lâu dài, đừng giở cái trò trêu hoa rồi bỏ đi.
→ Từ hai quan niệm về tình yêu trên, tình yêu cao đẹp là khi hai người tôn cùng trọng nhau, cùng vun đắp cho tình yêu chung, cùng mong người kia được hạnh phúc.
Các ví dụ minh họa cho các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường:
- Đảo trật tự từ ngữ:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Huy Cận, Tràng giang)
- Mở rộng khả năng kết hợp của từ
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
- Tách biệt:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Đoạn văn gợi liên tưởng đến hiện tượng chạy chức, chạy quyền của xã hội hiện nay.
• Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ
- Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. (VD: SGK - tr. 6)
• Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ
- Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt. (VD: SGK - tr.6)
• Hiện tượng tách biệt
- Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc. (VD: SGK - tr.6)
Tham khảo!
a. "Ăn ngay ở thật" - Kết hợp từ bất bình thường.
b. "Những là đắp nhớ đổi sầu" - Kết hợp từ bất bình thường.
c. Chuyển từ loại: Trăng từ danh từ thành tính từ.
d. "Càng thấy anh đứng yên" - Thay đổi trật tự từ trong câu.
e. "Đừng xanh như lá, bạc như vôi." - Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu.