K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Pls help me :(

 

1

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

     Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
    Còn lại thì mình chịu=)
[Bình luận cùng VICE - chủ đề 1]CẢM HỨNG TỪ SÁCH GIÁO KHOANhìn vào quyển SGK hiện giờ, bạn thấy gì? Bạn có tìm được nguồn cảm hứng bất tận trong những trang sách hiện hành? Hiện nay, nhiều học sinh đang dần có phương pháp học chống đối. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do họ không cảm thấy thích thú với các môn học, và những quyển sách hiện nay cũng chưa thể khai thác sâu vào sự tò...
Đọc tiếp

[Bình luận cùng VICE - chủ đề 1]

CẢM HỨNG TỪ SÁCH GIÁO KHOA

Nhìn vào quyển SGK hiện giờ, bạn thấy gì? Bạn có tìm được nguồn cảm hứng bất tận trong những trang sách hiện hành? Hiện nay, nhiều học sinh đang dần có phương pháp học chống đối. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do họ không cảm thấy thích thú với các môn học, và những quyển sách hiện nay cũng chưa thể khai thác sâu vào sự tò mò của các em. Tuy nhiên, nếu như bộ Sách giáo khoa được "khoác tấm áo mới" thì sao? 

"Là một học sinh đang học lớp 12, từ lâu em đã có niềm đam mê đặc biệt với thiết kế đồ họa và cả lĩnh vực giáo dục. Thời gian ngồi trên ghế nhà trường trong đầu em luôn tràn ngập các ý tưởng về những cách thức khiến việc học trở nên dễ dàng và gây hứng thú với học sinh hơn, thế là một ngày hình dung sơ khai nhất về dự án này ra đời.

Dự án là tập hợp của 6 bản redesign của 6 bộ môn khác nhau gồm Vật lí, Ngữ Văn, Lịch sử, Hóa Học, Địa Lý và Sinh Học. Em bắt tay vào dự án với mong muốn giúp những bạn học sinh như em có cách nhìn tích cực và hứng thú hơn về sách giáo khoa nói riêng và việc học nói chung, biến những môn học không còn là một khái niệm trừu tượng, mà là một người bạn thân thuộc mình có thể nhìn thấy qua thị giác, cảm giác và hình dung dễ dàng trong đầu." (Nam Bảo - học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, tác giả của những bộ design SGK mới dưới đây).

undefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefined

Ý kiến của mình? Có lẽ đã đến lúc SGK được khoác lên một diện mạo mới. Rõ ràng ai trong chúng ta cũng cảm thấy thích thú với những quyển sách rất "xịn xò" này đúng không ạ?

Vậy ý kiến bạn thì sao? Bạn có nghĩ BGD cần có những thay đổi trong hình thức biên soạn SGK, và bạn có cảm nghĩ gì với bộ sách trên? Hãy chia sẽ trong bài viết này nhé!

(Cre ảnh. Đài Phát Thanh)

#AdReiTran. VICE. Since 2020. VICE facebook official page. 

29
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 2 2022

Đã từ rất lâu chưa làm một chủ đề hay hoạt động nào cho HOC24, mọi người chia sẻ ý kiến của mình nhiều nha :) Hãy follow và like page VICE để theo dõi những sự kiện, tài liệu mới nhất!

10 tháng 2 2022

có sách nào k cần học khum :3

Danh nhân thế giới: Mari Quyri ( dịch theo tiếng việt) 1867-1934. Mari Quyri là nhà khoa học đầu tiên được nhận giải Nôben. Bà đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu khoa học, và cống hiến trọn vẹn những thành tưu to lớn cho nhân loại. Từ nhỏ, Mari Quyri là một cô bé thông minh, ham học và rất yêu thích khoa học tự nhiên. Nhưng vì gia đình quá nghèo nên bà phải lao động để kiếm sống. Sau bao...
Đọc tiếp

Danh nhân thế giới: Mari Quyri ( dịch theo tiếng việt) 1867-1934. Mari Quyri là nhà khoa học đầu tiên được nhận giải Nôben. Bà đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu khoa học, và cống hiến trọn vẹn những thành tưu to lớn cho nhân loại. Từ nhỏ, Mari Quyri là một cô bé thông minh, ham học và rất yêu thích khoa học tự nhiên. Nhưng vì gia đình quá nghèo nên bà phải lao động để kiếm sống. Sau bao nhiêu vất vả gian nan cuối cùng bà đã thực hiện được ước mơ: Bước chân vào giảng đường đại học. Nhờ tài năng, trí thông minh và sự cần cù, Mari Quyri đã lần lượt nhận được bằng cử nhân về Vật lý và Toán học. Bà đã cùng chồng là Pie Quyri nghien cứu và phát hiện ra nguyên tố mang tính phóng xạ Radium và được trao giải Nôben Vật lý. Sau khi ông Pie qua đời vì một vụ tai nạn, bà vẫn tiếp tục nghiên cứu, và một lần nữa bà lại được nhận giải thưởng Nôben Hóa học. Suốt cuộc đời, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào năm 1934, bà đã không ngừng nghiên cứu, đóng góp công sức cho khoa học và chô hạnh phúc nhân loại. Cuộc đời của Mari Quyri là một tấm gương sáng ngời về nhân cách của một nhà khoa học luôn dành tình yêu cho đất nước, cho khoa học chân chính..........Danh nhân thế giới Anfrét Nôben(dịch theo tiếng việt) 1833-1896. Anfrét Nôben sinh ra trong một gia đình trí thức. Ngay từ nhỏ Nôben đã yêu thích các môn khoa học. Yêu thích cả văn học và khoa học nhưng ông đã chọn con đường nghiên cứu khoa học vì cho rằng đó là con đường mang lại hạnh phúc,hòa bình cho nhân loại. Ông đã để lại 350 phát minh như: thuốc nổ Dynamit, thiết bị biến chất lỏng thành chất rắn, sợi nhân tạo, máy cắt tự động...Đặc biệt, phát minh ra thuốc nổ Dynamit của Nôben đã đưa tiến trình phát triển của nhân loại lên một bước mới. Nhưng Dynamit cũng được làm vũ khí chiến tranh, điều đã khiến Nôben vô cùng đau khổ, nên ông nguyện cống hiến toàn bộ tài sản cho hòa bình của thế giới. Giaỉ thưởng Nôben là biểu tượng, là giải thưởng cao quý thể hiện mong ước đẹp đẽ nhất của ông. Giaỉ thưởng Nôben là nguồn động viên khách lệ, nâng bước cho các nhà khoa học tiếp tục phấn đấu, hoạt động vì khoa học và vì một thế giới hòa bình......Danh nhân thế giới Hêlen Kylơ( dịch theo tiếng việt) 1880-1968. Hêlen Kylơ sinh ra trong một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Nhưng khi chưa đầy 2 tuổi do bị mắc chứng viêm màng não nên Hêlen bị, câm, điếc, mỳ hoàn toàn. Thời thơ ấu phải sống trong bóng tối đầy vất vả khó khăn, nhờ có cô Sulivan giúp đỡ, Hêlen bắt đầu đi học và tập nói những câu dơn giản nhưng bà vẫn không thể nhìn và nghe được. Mặc dù vậy, với nghị lực phi thường bà đã tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại học nữ retclip thuộc Trường Đại học Tổng hợp Havớt. Sau khi tối nghiệp Đại học, bà không ngừng đi thuyết trình ở khắp các tiểu bang của nước Mĩ, đi vòng quanh thế giới để giúp đỡ những người bị câm điếc. Nhớ sự nỗ lực của Hêlen mà nhiều người trên thế giới đã quan tâm đến những người tàn tật hơn, giúp họ có cơ hội được sống, được lao động và học tập nhiều hơn. Hêlen Kylơ là một người phị nữ vĩ đại không những cứu mình thoát khỏi bóng tối mù lòa mà còn dâng trọn cuộc đời cho những người không may mắn bị tàn tật.......Danh nhân thế:giới Anbe Anhxtanh( dịch theo tiếng việt) 1879-1955. Thuở nhỏ Anhxtanh rất ghét phải học thuộc lòng, và điểm các môn của cậu rất thấp. Cho đến một hôm, Anhxtanh được tặng được tặng một chiếc la bàn, món quà ấy đã đã khơi gợ nơi cậu bé niềm yêu thích và say mê với khoa học tự nhiên. Mặc dù phải trải mùi vị cay đắng của việc thi trượt đại học và thất nghiệp trong 2 năm trời nhưng điều đó khong hề làm cho tình yêu khoa học của Anhxtanh suy giảm. Sự hiếu kì và ước mong hướng tới những chân lí của khoa học cuối cùng đã giúp Anhxtanh cho ra đời Thuyết tương đối làm nền tảng cho nghành Vật lý sau này. Ông trở thành nhà Vật lí thiên tài của thế kỉ 20 và năm 1921 ông đã được nhận giải Nôben Vật lí. Ông mất đi, nhưng nhũng công trình nghiên cứu đồ sộ và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà bác học vĩ đại hết lòng vì khoa học, vì nền hòa bình của thế giới, vì con người vẫn sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm khảm của các thế hệ tương lai.......Danh nhân thế giới: Abraham Lincôn( dịch the nghĩa tiếng Việt)1809-1865. Abraham Lincôn là người đề cao chủ nghĩa bình đẳng, là người đã đem lại tự do và bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nô lệ da đen nên được mệnh danh là người Cha của họ. Tuổi thơ của ông vô cùng vất vả, vốn là con trai của một gia đình làm nghề hai hoang nghèo khó nên đi học chưa được một năm, Lincôn phải ở nhà giúp đỡ bố mẹ. Chính điều đó đã giúp Lincôn có nhiều kinh nghiệp quý giá trong cuộc sống. Lincôn thông minh, ham đọc sách và có ý thức học tập, nhờ tự học mà mới 27 tuổi, ông đã trở thành luật sư. Lincôn là người đầu tiên trong lịch sử nước Mĩ được bầu làm Tổng thống hai nhiệm kì liên tiếp. Ông là người đặt nền tảng cho sự phát triển của nền dân chủ khong những ở nước Mĩ mà trên toàn thế giới. Ông đã trở thành tấm gương vĩ đại của một con người hết mình vì hạnh phúc và tự do của nhân loại.

1
28 tháng 10 2021

ukm............đọc đi

7 tháng 5 2016

giúp mình với hihi

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Đọc sách là để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Sách mang đến nguồn tri thức để người đọc có thể trải nghiệm, học tập, nghiên cứu, để làm giàu thêm vốn sống của bản thân mỗi người. Đọc sách còn thể hiện...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Đọc sách là để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Sách mang đến nguồn tri thức để người đọc có thể trải nghiệm, học tập, nghiên cứu, để làm giàu thêm vốn sống của bản thân mỗi người. Đọc sách còn thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội, nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Nhà nước. Hiện nay, ở các nước phát triển như: Israel, Pháp, Nhật Bản, trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như: Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Còn ở Việt Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn là sách khác. Như vậy, văn hóa đọc sách của người dân còn rất hạn chế. https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/ Câu 1. (0.5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, mục đích của việc đọc sách là gì ? Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau “ở các nước phát triển như: Israel, Pháp, Nhật Bản, trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như: Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Còn ở Việt Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn là sách khác.” Câu 4. (1.0 điểm) Thông điệp có ý nghĩa mà anh chị rút ra được từ đoạn trích trên.

0
Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai làA. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túngB. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩaC. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túngD. một trật tự thế giới được thiết...
Đọc tiếp

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng

B. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa

C. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túng

D. một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận

Câu 2. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946- 1949) mang tính chất là

A. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân

B. Lật đổ tàn dư của chế độ phong kiến đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền

C. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 3. Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành

A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo

B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Câu 4. Thành công của cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng thế nào đến cách mạng tháng Tám

A. Tăng cường lực lượng phe XHCN và động viên, giúp đỡ để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào cách mạng Việt Nam

B. Tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang du học và học hỏi kinh nghiệm về lãnh đạo cách mạng Việt Nam

C. Giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế

D. Giúp Việt Nam trong việc giao lưu, mở rộng và phát triển văn hóa dân tộc

Câu 5. Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”

B. trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.

C. thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.

D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.

Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối ng năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là

A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật

B. chậm sửa chữa những sai lầm

C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí

D. sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội

Câu 7. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm

D. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật

Câu 8. Đâu không phải là vấn đề quan trọng, cấp bách với các nước đồng minh tại hội nghị Ianta?

A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

Câu 9. Ngày 22-3-1955, ở Lào diễn ra sự kiện gì đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A. Lào giải phóng được 4/5 lãnh thổ.

B. Lào giải phóng được 2/3 lãnh thổ.

C. Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết.

D. Đảng Nhân dân Lào được thành lập.

Câu 10. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện

A. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)

B. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachop tại đảo Manta (12/1989)

C. Định ước Henxinki năm 1975

D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972

Câu 11. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.

B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc.

C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 12. Cơ sở quyết định để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiềm lực kinh tế và quân sự của to lớn của Mĩ

B. sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô.

C. sự ủng hộ của các nước tư bản đồng minh đã bị Mĩ khống chế

D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Câu 13. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

A. Hướng về các nước châu Á

B. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Coi trọng quan hệ với Tây Âu.

Câu 14. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A. công cụ sản xuất mới

B. chinh phục vũ trụ

C. sản xuất ứng dụng dân dụng

D. công nghệ phần mềm

Câu 15. Dưới đây là những sự kiện được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh

1. Tổ chức hiệp ước Vacsava

2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập

3. Tổ chức hiệp ước Đại Tây Dương

4. Kế hoạch Macsan ra đời

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian

A. 1.2.3.4                                B. 4,2,3,1

C. 4,3,2,1                                D. 1,3,2,4

Câu 16. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi

B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ

D. tạo ra công cụ sản xuất mới

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá

A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp

B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội

C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước

D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn

Câu 18. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ- Đức- Nhật Bản.           B. Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản.

C. Mĩ- Anh – Pháp.     D. Mĩ- Liên Xô- Nhật Bản.

Câu 19. Nhân tố khách quan nào sau đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước        

B. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên xô

C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan

D. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận

Câu 20. Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế gới thứ hai.

A. Anh.                                   B. I-ta-li-a.

C. Đức                                    D. Pháp

Chép mệt quá ! Nhanh lên, giúp mk với

 
0
Mọi ng cho em ý kiến vs ạHiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnhMỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh...
Đọc tiếp

Mọi ng cho em ý kiến vs ạ

Hiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh

Mỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh chứng của điều đó. Vậy bạn và tôi hãy cùng nhau phân tích để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Câu chuyện kể về hai anh em song sinh có cùng một hoàn cảnh: có một người cha nghiện ngập nặng. Họ luôn phải chứng kiến những khung cảnh bạo lực của cha mẹ. Sau này người anh trưởng thành giống hoàn toàn người cha, còn người em thì trở thành người đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Với câu hỏi được đặt ra là:" điều gì khiến anh trở nên như thế ? " Bất ngờ cả hai cùng một câu trả lời:" có một người cha như vậy đương nhiên tôi phải trở thành người như thế rồi. " Ta có thể thấy chỉ với một mẫu truyện nhỏ thôi nhưng đã lột trần ra bao hiện tượng như: bạo lực và tệ nạn xã hôi, sự ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái hay là hiện tượng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh là nổi bật hơn cả. Hiện tượng trên muốn cho người đọc biết rằng hãy biết vươn lên, chống lại hoàn cảnh mà đừng để hoàn cảnh vùi dập để rồi chỉ biết đổ lỗi ngược lại. 

Vậy thì tại sao hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh lại xảy ra phổ biến như vậy? Liệu đây là một hiện tượng mới xảy ra hay là đã xảy ra từ trước đó? Và điều gì làm xuất hiện hiện tượng này? Trước đó ta hãy hiểu rõ về gia đình- một nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên tính cách này. Con người sinh ra và trưởng thành trong một nơi gọi là "gia đình". Đó chính là nơi mà bạn được yêu thương, hạnh phúc, được chở che... Cho dù sau này bạn đã bước chân ra ngoài xã hội gặp phải nhiều khó khăn không thể tự mình vượt qua thì vẫn có gia đình là hậu phương vững chắc, luôn âm thành tạo điều kiện, bảo vệ và cùng bạn vượt qua. Thế nhưng lại có nhiều gia đình hoàn toàn ngược lại, đó không còn là một nơi ấm áp nữa mà đã trở thành nơi gieo rắt những hạt giống suy tàn, đồi bại tuy nhiên vẫn có những hạt giống vươn lên tìm được ánh sáng cho chính mình. Chính vì thế mà ta có thể nói gia đình rất quan trọng. 

Đổ lỗi cho hoàn cảnh là một hiện tượng khá phổ biến và xuất hiện từ xưa đến nay chưa bao giờ chấm dứt. Như trong trường học, học sình thường đổ lỗi cho việc chưa học bài hay làm bài tập bằng lí do bài quá khó, quá dài, giáo Viên giảng không hiểu. Khi ta đạt kết quả thi không như mong muốn thì lại có thêm hàng trăm lí do để đổ lỗi. Hay trong công việc khi mà bạn không hoàn thành các công việc được giao bạn lại viện cớ vì số lượng công việc, vì không đủ thời gian hay bất cứ điều gì mà bạn có thể nghĩ ra. Trong cuộc sống bạn cũng có thể lấy đổ lỗi cho hoàn cảnh để che dấu cho sự thật rằng bạn yếu đuối, gục ngã, không đủ sức mạnh lí trí để vượt qua như hoàn cảnh người anh trong câu chuyện. Thế đấy, con người hầu như dùng hoàn cảnh để làm lí do che dấu, vậy ai cũng như thế ư? Ai cũng trốn tránh không dám đối mặt, vươn lên ư? Song song với những người tiêu cực thì vẫn có những con người biết vươn lên, biết đấu tranh với nghịch cảnh, họ còn lấy hoàn cảnh để làm động lực cho bước tiến đầu tiên - bước đầu đến con đường trải hoa hồng. Nơi mà họ nhận được thành quả sau khi trải qua bao gian khổ, vượt qua bao chông gai, đối mặt với hàng thử thách. Vì vậy những người tiến lên phía trước là những người muốn tìm hoàn cảnh mà họ khao khát, nếu không thấy hãy tự tạo ra nó, đừng từ bỏ. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh, từ nguyên nhân nhỏ đến lớn. Như đã nhắc đến ở trên "gia đình" là một phần nguyên nhân tác động trực tiếp đến nhân cách con người. Gia đình tốt, có gia giáo, có đạo đức chuẩn mực có thể hình thành cho bạn một nhân cách tốt tuy nhiên điều đó chưa hẳn là đúng bởi vẫn có nhiều trường hợp trái ngược lại, nên nó còn phụ thuộc vào ý thức cá nhân của mỗi người. Tiếp đó là nhà trường- nơi mà bạn được dạy về đạo đức, lối sống... Và do chính bản thân bạn, khi mà sau những lần sai bạn lại viện cớ lí do, nếu bạn cứ lặp lại điều này thì nó sẽ dần trở thành một vũ khí hủy hoại chính bạn. Đừng để bản thân sa vào vùng lẫy do chính mình tạo ra. 

Nếu con người cứ tiếp tục tiếp diễn hiện tượng này thì một ngày không xa sẽ trở thành những người vô trách nhiệm chỉ biết trối bỏ mọi thứ, buông xuôi cho bản thân sống không có tương lai và sẽ tạo thành một thói quen nguy hiểm, nhân cách xấu xa. Nếu ai cũng như thế này thì xã hội sẽ trở nên thoái hoá, không phát triển, yếu kém

Để thay đổi tình trạng này thì đầu tiên mỗi người trong gia đình hãy là tấm gương sáng cho con noi theo, biết giáo dục con đúng cách, theo chiều hướng tốt, biết dạy trẻ nhận sai khi phạm sai lầm, biết tự đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Đồng thời cần có những buổi tuyên truyền, giáo dục hướng trẻ đến một lí tưởng. 

 

 

 

 

 

2
11 tháng 8 2021

còn cái nịt

20 tháng 10 2022

Hảo hán

Tiết kiệm thể hiện một nếp sống văn hóa, xuất phát từ tiêu dùng khoa học, hợp lý các nguồn lực phù hợp với hoàn cảnh đất nước, gia đình và cá nhân. Khi đất nước còn nghèo thì tiết kiệm càng có ý nghĩa lớn và trở thành quốc sách. Thế nhưng lãng phí đang trở thành tệ nạn phổ biến trong xã hội ta. ​​​Trong cuộc sống hàng ngày vẫn thường xảy ra những hiện tượng tiêu dùng...
Đọc tiếp

Tiết kiệm thể hiện một nếp sống văn hóa, xuất phát từ tiêu dùng khoa học, hợp lý các nguồn lực phù hợp với hoàn cảnh đất nước, gia đình và cá nhân. Khi đất nước còn nghèo thì tiết kiệm càng có ý nghĩa lớn và trở thành quốc sách. Thế nhưng lãng phí đang trở thành tệ nạn phổ biến trong xã hội ta. ​​​Trong cuộc sống hàng ngày vẫn thường xảy ra những hiện tượng tiêu dùng lãng phí, đặc biệt là lãng phí tiền của, tài sản công cộng. Những biểu hiện của sự lãng phí đó rất đa dạng. Khi ra khỏi phòng làm việc đèn vẫn để sáng, quạt và máy điều hòa vẫn còn chạy. Do thiếu ý thức giữ gìn các phương tiện máy móc làm việc chỉ sau một thời gian ngắn đã hỏng hóc, phải thay thế. Dùng điện thoại công cộng để nói chuyện phù phiếm mấy chục phút. Dùng xe công ngoài mục đích công tác... ​​​Lãng phí cũng thường xảy ra ở lĩnh vực tiêu dùng. Mặc dù còn nghèo nhưng đình đám phải có “mâm cao cỗ đầy”, nhất là trong các ngày Tết, ngày cưới, bày vẽ linh đình, cỗ bàn ê chề, tan cuộc đồ uống thừa mứa phải đổ đi lãng phí. Không ít đám cưới tổ chức ở khách sạn rất sang trọng, rất tốn kém mang tính phô trương khoe của. Cứ xem người nước ngoài có điều kiện kinh tế hơn ta mà ăn uống vừa độ, đứng dậy trên bàn không thừa một tí gì, mới biết nước ta còn nghèo mà không ít người chơi sang quá đà. Có những người vật dụng còn tốt đã bỏ vì chạy theo mốt mới. Cũng vậy, nhiều cô gái may sắm quần áo, giày dép nhiều quá cần thiết. Có người chiều con, mua sắm đồ chơi đầy ắp cả gian phòng như cửa hàng bán đồ chơi. Chắc chắn nhu cầu không nhiều đến như vậy. ​​ Lãng phí cũng xảy ra ở trong việc xây dựng đô thị. Vì tính toán không kĩ lưỡng, thi công không đảm bảo chất lượng mà công trình này vừa xây xong đã phải đập đi, con đường kia mới làm xong đã bị đào bới lên làm công trình ngầm dẫn đến lãng phí sức người, sức của. ​ ​Tiết kiệm không có nghĩa là việc cần thiết cũng không dám chi tiêu. Tiêu dùng đúng với nhu cầu và khả năng, hiệu quả, chính là tiết kiệm. ​​ Cho nên, từ việc nhỏ trong gia đình đến việc lớn ngoài xã hội cũng cần có ý thức thực hành tiết kiệm. Mỗi người, mỗi gia đình và mỗi đơn vị, địa phương thực hiện tiết kiệm trong tiêu dùng, trong sản xuất sẽ góp phần vào việc xây dựng đất nước phồn vinh. CÂU HỎI 1. Tìm chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản 2. Tóm tắt văn bản dưới dạng đề cương sơ lược 3. Dựa vào bài làm câu 2 viết thành văn bản tóm tắt ( 5-6 câu )

0
Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Khi bước vào nghề, một nhân viên thiếu các “kỹ năng mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… là một hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng...
Đọc tiếp

Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Khi bước vào nghề, một nhân viên thiếu các “kỹ năng mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… là một hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu… Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ thiếu và rất yếu về kỹ năng mềm, đa số không đáp ứng được yêu cầu công việc dù họ có bằng cấp rất tốt… Họ cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không phải “kỹ năng cứng” (kiến thức chuyên môn).Song thực tế, việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhiều sinh viên cũng chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm. Trước nhu cầu phát triển, hội nhập của Việt Nam với thế giới kinh tế tri thức, với kỷ nguyên internet đã khiến cho giới hạn địa lý, giới hạn dân tộc ngày càng thu hẹp. Trong thời đại làng toàn cầu, công dân toàn cầu, những kỹ năng mềm (kỹ năng sống) như giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, chấp nhận sự khác biệt, ứng xử đa văn hóa,… càng trở thành hành trang không thể thiếu với bất cứ một người nào, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên - nguồn tài nguyên quan trọng nhất để phát triển đất nước. (Khoá học kỹ năng mềm, nguồn: Cuocsongdungnghia.com) Câu 1. (0.75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2. (0.75 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về kĩ năng cứng và kĩ năng mềm được nói tới trong văn bản?. Câu 3 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 4 (0.5 điểm): Nêu thông điệp của đoạn trích?

0