K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2022

tả, lị , tiêu chảy , ...

Chắc thế

HT

:)))

~~~

20 tháng 1 2022

đáp  án 

Một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa thường gặp như: tiêu chảy cấp tính, tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, viêm gan A, tay chân miệng và nhiễm giun. Chính vì thế người dân cần biết một số đặc điểm của bệnh và cách phòng bệnh để chủ động việc phòng ngừa.

#hôct

2 tháng 6 2019

- Hình 1: Cơ quan tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.

- Hình 2: Cơ quan hô hấp để trao đổi khí với bên ngoài.

- HÌnh 3: Cơ quan tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận trong cơ thể, đồng thời cũng nhận lại các chất thải như CO2 để đưa đến các bộ phận thích hợp xử lí.

- Hình 4: Cơ quan bài tiết có chứ năng bài tiết nước tiểu, mồ hôi ra ngoài cơ thể.

30 tháng 10 2018

Gõ trống ta thấy các vụn giấy nảy lên khỏi mặt màng nilon rồi rơi xuống.

16 tháng 7 2018

- Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn,

- Nguyên nhân gây ra bệnh lây qua đường tiêu hóa: Thức ăn không hợp vệ sinh (thiu, chứa độc tố, chưa chín,…), môi trường không được vệ sinh sạch sẽ.

- Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa ta cần:

     + Ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống.

     + Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

     + Giữ vệ sinh môi trường.

5 tháng 9 2021

+ Mô tả một thí nghiệm mà em biết để chứng tỏ rằng âm thanh do các vật rung động phát ra.

- Gọi HS nhận xét thí nghiệm bạn nêu.

- GV nhận xét và ghi điểm.

3. Tiết mới

a) Giới thiệu Tiết

- GV hỏi:

+ Tại sao ta có thể nghe thấy được âm thanh?

- Gv: Âm thanh do các vật rung động phát ra. Tai ta nghe được âm thanh là do rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền qua các môi trường và truyền đến tai ta. Sự lan truyền của âm thanh có gì đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu qua Tiết học hôm nay.

Ø Hoạt động 1: Sự lan truyền âm thanh trong không khí.

- GV hỏi: Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống?

+ Sự lan truyền của âm thanh đến tai ta như thế nào? Chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.

- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 84.

- Gọi HS phát biểu dự đoán của mình.

- Để kiểm tra xem các bạn dự đoán kết quả có đúng không, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Lưu ý HS: giơ trống ở phía trên ống, mặt trống song song với tấm ni lông bọc miệng ống, cách miệng ống từ 5- 10 cm.

+ Khi gõ trống, em thấy có hiện tượng gì xảy ra?

+ Vì sao tấm ni lông rung lên?

+ Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại? Vì sao em biết?

+ Trong thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động?

+ Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh như thế nào?

Kết luận: Mặt trống rung động làm cho không khí xung quanh cũng rung động. Rung động này lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các mẩu giấy chuyển động. Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai ta, sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh.

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 84.

+ Nhờ đâu mà người ta có thể nghe được âm thanh?

+ Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trường gì?

- GV giới thiệu: Để hiểu hơn về sự lan truyền của rung động chúng ta cùng làm thí nghiệm.

- GV nêu thí nghiệm: Có 1 chậu nước, dùng một ca nước đổ vào giữa chậu.

+ Theo em , hiện tượng gì sẽ xảy ra trong thí nghiệm trên?

- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm.

- GV nêu: Sóng nước từ giữa chậu lan ra khắp chậu đó cũng là sự lan truyền rung động. Sự lan truyền rung động trong không khí cũng tương tự như vậy.

ØHoạt động 2: Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.

- GV nêu: Âm thanh lan truyền được qua không khí. Vậy âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng được không, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.

- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. GV dùng chiếc ni lông buộc chặt chiếc đồng hồ đang đổ chuông rồi thả vào chậu nước. Yêu cầu 3 HS lên áp tai vào thành chậu, tai kia bịt lại và trả lời xem các em nghe thấy gì?

- GV hỏi HS:

+ Hãy giải thích tại sao khi áp tai vào thành chậu, em vẫn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu mặc dù đồng hồ đã bị buộc trong túi nilon.

+ Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào?

+ Các em hãy lấy những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng.

- GV nêu kết luận: Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí, mà truyền qua chất rắn, chất lỏng. Ngày xưa, ông cha ta còn áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của giặc, đoán xem chúng đi tới đâu, nhờ vậy ta có thể đánh tan lũ giặc.

ØHoạt động 3: Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa.

- Hỏi: Theo em khi lan truyền ra xa âm thanh sẽ yếu đi hay mạnh lên?

- GV nêu: Muốn biết âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan tryền ra xa chúng ta cùng làm thí nhgiệm.

ØThí nghiệm 1:

- GV nêu: Cô sẽ vừa đánh trống vừa đi lại, cả lớp hãy lắng nghe xem tiếng trống sẽ to hay nhỏ đi nhé !

- GV cầm trống vừa đi ra cửa lớp vừa đánh sau đó lại đi vào lớp.

+ Khi đi xa thì tiếng trống to hay nhỏ đi?

ØThí nghiệm 2:

- GV nêu: Sử dụng trống, ống bơ, ni lông, giấy vụn và làm thí nghiệm như thế ở hoạt động 1. Sau đó bạn cầm ống bơ đưa ống ra xa dần.

+ Khi đưa ống bơ ra xa em thấy có hiện tượng gì xảy ra?

+ Qua hai thí nghiệm trên em thấy âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi và vì sao?

+ GV yêu cầu: hãy lấy các VD cụ thể để chứng tỏ âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.

- GV nhận xét, tuyên dương HS lấy VD đúng, có hiểu biết về sự lan truyền âm thanh khi ra xa nguồn âm thì yếu đi.

3.Củng cố:

- GV cho HS chơi trò chơi: “Nói chuyện qua điện thoại”

- GV nêu cách chơi:

+ Dùng 2 lon sữa bò đục lỗ phía dưới rồi luồn sợi dây đồng qua lỗ nối 2 ống bơ lại với nhau.

+ HS lên nói chuyện: 1 HS áp tai vào lon sữa bò, 1 HS nói vào miệng lon sữa bò còn lại.

- GV yêu cầu HS nói nhỏ sao cho người bên cạnh không nghe thấy. Sau đó hỏi xem HS áp tai vào miệng lon sữa bò đã nghe thấy bạn nói gì.

- GV tổ chức cho nhiều lượt HS chơi, cứ 2 HS nói chuyện thì có 1 HS đứng cạnh HS nói giám sát xem bạn có nói nhỏ không. Nếu HS giám sát nghe thấy thì người chơi bị phạm luật và dừng cuộc nói chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương những đôi bạn đã trò chuyện thành công.

+ Khi nói chuyện điện thoại, âm thanh truyền qua những môi trường nào?

10 tháng 8 2019

- Một số thức ăn chứa nhiều đạm: Đậu nành, hạnh nhân, bông cải xanh, đậu lăng, khoai tây, bơ, hạt điều, các loại thịt (lợn, gà, cá, tôm,…), trứng gà.

- Vai trò của chất đạm: Tạo ra những tế bào mới, thay thế những tế bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người.

3 tháng 11 2021

Tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường học trên khắp cả nước đã trở nên quen thuộc với mọi người dân trên cả nước, nhất và các giờ cao điểm (giờ vào và tan học) thì vấn đề này càng trở nên phức tạp. Có những nơi tắc đường đến hàng giờ đồng hồ, rất ảnh hưởng đến việc đi lại của mọi người.

Nguyên nhân chính là vào giờ bắt đầu và tan học nhiều học sinh cười đùa, đi dàn hàng hai, hàng ba chiếm diện tích của các phương tiện khác, hay nhiều hàng quán trong ở ngoài gần khu vực cổng trường, khiến nhiều học sinh dừng lại mua hàng, gây ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó thì ý thức của mọi người, đặc biệt là các vị phụ huynh cũng là một thành tố không thể thiếu, nhiều người tự ý sang đường, không theo hàng lối, quy định hoặc để xe máy lộn xộn, đỗ dừng xe ô tô không đúng nới quy định của phụ huynh....Tất cả các nguyên nhân đó làm cho cổng trường ngày càng tắc thêm.

Trước tình trạng ùn tắc diện rộng gây ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy, Ban lãnh đạo nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương đang lỗ lực, đưa ra các giải pháp cấp thiết như:  tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông thông qua các cuộc thi, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa đến toàn thể các em học sinh và phụ huynh; yêu cầu học sinh xếp thành hàng khi ra về, không cười đùa, chen lấn, xô đẩy, mở thêm các cổng phụ để có thể san bớt học sinh và phụ huynh, tránh sự tập chung ở một cổng; dẹp bỏ, di dời các quán hàng rong ra xa khu vực cổng trường học; sơn kẻ vạch, sắp xếp chỗ đỗ xe cho phụ huynh; huy động đoàn viên, thanh niên tham gia phân luồng, hướng dẫn phụ huynh đỗ xe đúng nơi quy định....

Trước kia, học sinh trường em giờ tan học thường chạy thật nhanh về mà không xếp hàng, dẫn đến việc chen lấn, xô đẩy, thêm nữa, gần khu vực cổng trường em có nhiều quán hàng rong, vì vậy các bạn và nhiều phụ huynh ghé lại mua đồ, gây ùn tắc giao thông. Sau đó, ban giám hiệu nhà trường biết và yêu cầu mỗi lớp khi ra về cần giữ trật tự và xếp hàng ngay ngắn đến khi ra cổng trường, bên cạnh đó cũng đề nghị di dời các quán hàng rong. Nhờ sự giải quyết kịp thời mà tình trạng ùn tắc ở cổng trường em đã được giải quyết, không còn tình trạng ùn tắc hàng giờ lâu như trước nữa. Em mong muốn ở các khu vực trường khác cũng sớm được giải quyết để mọi người có thể tham gia giao thông dễ dàng và an toàn nhất.

30 tháng 12 2021

cơ quan hô hấp nha bạn

30 tháng 12 2021

phổi hấp thu ô xi

túi phổi thải ca bô nít