Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cơ quan phân tích thị giác gồm:
- Mắt
- Dây thần kinh thị giác (Dây thần kinh số II)
- Thùy chẩm (ở não)
Ta nhìn rõ vật vì ở màng lưới của cầu mắt có hai loại tế bào nón và que. Tế bào nón tiếp nhận ánh sáng mạnh ban ngày nên giúp ta nhìn rõ vật, điểm có nhiều tế bào nón nhất là điểm nhìn rõ vật nhất, gọi là điểm vàng.
Có hai tật về mắt phổ biến.
- Cận thị: Mắt chỉ nhìn rõ những vật ở gần. Nguyên nhân là do cầu mắt dài (bẩm sinh) hoặc thể thủy tinh quá phồng, có thói quen nhìn vật quá gần. Khắc phục bằng cách đeo kĩnh lõm (Kính phân kì).
- Viễn thị: Mắt chỉ nhìn rõ những vật ở xa. Nguyên nhân là do cầu mắt ngắn (bẩm sinh) hoặc thể thủy tinh quá xẹp, có thói quen nhìn vật quá xa. Khắc phục bằng cách đeo kính lồi (Kính hội tụ).
~ Học tốt nha ~
1. Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que.
Các tật của mắt | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần | – Bẩm sinh: Cầu mắt dài – Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng. | – Đeo kính mặt lõm (kính cận). |
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa | – Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn. – Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được. | – Đeo kính mặt lồi (kính viễn). |
Câu 10: Ảnh của vật qua cầu mắt rơi vào điểm vàng trên màng lưới sẽ thấy vật rõ nhất vì
A. điểm vàng tập trung nhiều tế bào thụ cảm.
C. điểm vàng tập trung nhiều tế bào que.
B. điểm vàng tập trung nhiều tế bào nón.
D. điểm vàng tập trung các tế bào thần kinh.
Tham khảo:
1. Cơ quan phân tích
- Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi thay đổi của môi trường bên ngoài cơ thể là nhờ vào các cơ quan phân tích.
- Các bộ phận của cơ quan phân tích gồm cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương.
Cơ quan thụ cảm\(\xrightarrow[\left(Dantruyenhuongtam\right)]{Daythankinh}\)Bộ phận phân tích ở trung ương
- Ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động từ môi trường bên ngoài.
- Khi một trong ba bộ phận của cơ quan phân tích bị tổn thương sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.
2. Cơ quan phân tích thị giác- Cơ quan phân tích thị giác gồm các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.
Các tế bào thụ cảm thị giác\(\xrightarrow[\left(Daytruyenhuongtam\right)]{Daythankinhthigiac}\)Vùng thị giác ở thùy chẩm
a. Cấu tạo cầu mắt
* Cấu tạo ngoài.
- Hình dạng: hình cầu.
- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.
- Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.
* Cấu tạo trong
- Cầu mắt có 3 lớp màng là:
+ Màng cứng nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt.
+ Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.
+ Màng lưới chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào là tế bào nón và tế bào que).
- Môi trường trong suốt:
+ Màng giác nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.
+ Thủy dịch.
+ Thể thủy tinh.
+ Dịch thủy tinh.
b. Cấu tạo màng lưới
- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm.
+ Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. Một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.
+ Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.
+ Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.
+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.
c. Sự tạo ảnh ở màng lưới
- Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm màng giác, thủy dịch, thể thủy dịch, dịch thủy tinh.
- Thí nghiệm:
- Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:
+ Nhờ sự điểu tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) cho ảnh rõ nét hơn trên màng lưới tại điểm vàng.
+ Ta nhìn thấy vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.
1, Để có một giấc ngủ sâu ta cần:
-Ngủ và thức dậy đúng giờ
-Tạo một môi trường thuận lợi.
-Ăn trước khi đi ngủ 2 – 3 giờ.
-Tập thể dục thường xuyên.
-....
Câu 2:
-Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Nên không có khả năng nhìn xa.
Câu 4:
Vị trí của các tuyến nội tiết là:
-Tuyến tùng: là một tuyến nội thiết nhỏ có trong thần kinh của động vật có xương sống.
-Tuyến yên: nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm.
-Tuyến giáp: nằm phía trước cổ, trọng lượng khoảng 20-25 gram, hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 - T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, phía sau giáp khí quản.
-Tuyến ức: nằm ở trong lồng ngực, phía sau xương ức, thuộc trung thất trước trên, trải dài từ phía dưới cổ họng đến trước tim.
-Tuyến thượng thận: gồm hai tuyến nằm ở đầu trước hai quả thận.
-Tuyến tụy: nằm sau phúc mạc
-Vùng dưới đồi: nằm quanh não thất ba và nằm chính giữa hệ viền
-Buồng trứng: nằm trong khoang chậu, về hai phía của tử cung.
-Tinh hoàn: nằm trong bìu.
1.
* Các bộ phận của cơ quan phân tích thị giác gồm cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương.
* Các bộ phận của cơ quan phân tích thính giác gồm: Tai ngoài , tai giữa, tai trong.
- Tai ngoài gồm:
+ Vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm.
+ Ống tai có nhiệm vụ hướng sóng âm.
Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm.
- Tai giữa
+ Là một khoang xương gồm chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau.
+ Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).
+ Khoảng tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.
- Tai trong gồm:
+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên để thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+ Ốc tai gồm ốc xương tai bên trong có ốc tai màng có chức năng thu nhận các kích thích của sóng âm.
Ốc tai màng là 1 ống màng chạy dọc ốc tai xương và cuốn quang trụ ốc hai vòng rưỡi gồm màng tiền đình (phía trên), màng cơ sở (phía dưới) và màng bên.
Trên màng cơ cở có cơ quan Coocti chứa tế bào thụ cảm thính giác.
2.
a. Cấu tạo cầu mắt
* Cấu tạo ngoài.
- Hình dạng: hình cầu.
- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.
- Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.
* Cấu tạo trong
- Cầu mắt có 3 lớp màng là:
+ Màng cứng nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt.
+ Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.
+ Màng lưới chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào là tế bào nón và tế bào que).
- Môi trường trong suốt:
+ Màng giác nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.
+ Thủy dịch.
+ Thể thủy tinh.
+ Dịch thủy tinh.
b. Cấu tạo màng lưới
- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm.
+ Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. Một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.
+ Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.
+ Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.
+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.