K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

- ''Ao ước bấy lâu nay". Đây là một cảm xúc mong ngóng, háo hức, chờ đợi bao lâu cuối cùng cũng đạt thành.

- Thể hiện cảm xúc mong ước tột cùng của tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- "Ao ước bấy lâu nay".

=> Thể hiện cảm xúc chờ đợi, mong muốn được đặt chân tới nơi này từ rất lâu giờ đã thành hiện thực.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: xa rồi, yêu dấu, nhớ, biết mấy, các bạn ơi, ta ơi, ôi.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: ngợi ca pha lẫn tiếc nuối những kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi hoa niên, của tình yêu đầu đời.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

- Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: yêu dấu, bâng khuâng, nhớ, xúc động, xôn xao, yêu.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nối nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.

7 tháng 5 2023

- Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: yêu dấu, bâng khuâng, nhớ, xúc động, xôn xao, yêu.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: nối nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Vị trí

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

Khổ 1: Câu 1- 4

Thành kính, ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp như nơi cõi Phật của toàn cảnh Hương Sơn

Khổ 2: Câu 5-16

Chủ thể chữ tình chuyển sang quan sát cụ thể từng chi tiết, cảnh quan phong cảnh thiên nhiên, say mê với vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên, cũng như sự hòa quyện giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người

Khổ 3: Câu 17 – hết

Chủ thể chữ tình phát biểu trực tiếp cảm xúc: “Càng trông phong cảnh càng yêu”

7 tháng 5 2023

Diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ:

- 4 câu thơ đầu: Khi lần đầu đặt chân đến đệ nhất động, chủ thể trữ tình có tâm trạng phấn khích, hồ hởi.

- 14 câu thơ tiếp theo: Chủ thể trữ tình miêu tả, cảm nhận một cách tinh tế, chắt lọc, nhạy cảm trước cảnh sắc tuyệt thế nơi đây. Chủ thể trữ tình so sánh với những hình ảnh mĩ lệ, đẹp đẽ để thêm phần nhấn mạnh cảnh sắc tại Hương Sơn, quả là đệ nhất động.

- 5 câu cuối: Bày tỏ tình yêu thiên nhiên cũng chính là bày tỏ tình yêu quê hương đất nước. Qua vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ, tuyệt thế ấy khiến chủ thể trữ tình phải thốt lên “Càng trông phong cảnh càng yêu”.

7 tháng 5 2023

 - Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”:

+ Hối hận, bối rối.

+ Tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”.

+ Không thể nào quên câu nói của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.

+ Không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mối khi nhớ lại chuyện cũ.

- Nội dung bao quát của văn bản: Lời má dặn dò năm xưa và cảm xúc của nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:

+ ''Tôi hối hận và bối rối''

+ ''Tôi không thể nào quên câu nói của má''

+ ''Tận đáy lòng, tôi không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối''

-> Thể hiện cảm xúc ân hận của nhân vật tôi trước hành động và việc làm của mình.

- Nội dung: Văn bản nói về tình yêu thương những loài vật dù là nhỏ bé. Qua đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người má bằng trái tim và tình yêu thương chân thành người má đã giúp con trai mình nhận ra bài học sâu sắc.

7 tháng 5 2023

- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.

+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhanh sau tay áo.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ.

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.

+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhánh sau tay áo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ, nhân vật trữ tình lại có những cảm xúc khác biệt:

+ “Một thoáng hương tràm”: Hương tràm thoảng nhẹ, khiến “anh” nhớ về những kỉ niệm bên nhau

+ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?”: Bơ vơ, lạc lõng khi mất “em”. 

+ “Hương tràm xôn xao”: Tình yêu hiện hữu, gần gũi, thiên liêng.

- Từ đó, em hiểu về nhan đề Đi trong hương tràm: Mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau".