K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

i trai loi nhanh giup minh voi

 

2 tháng 12 2021

Tham khảo

Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô viết: sự khủng hoảng và công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp.

https://loigiaihay.com/su-khung-hoang-va-tan-ra-cua-lien-bang-xo-viet-c84a12572.html

20 tháng 9 2022

Hậu quả: kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)chấm dứt hoạt động, tổ chức Hiệp ước      Vác-sa-va tuyên bố giải thể. Đây là mot tổn tất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình và tiến bộ xã hội

15 tháng 9 2018

Đáp án cần chọn là: D

Nguyên nhân cơ bản làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội còn nhiều hạn chế: thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khác quan về kinh tế- xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm nền kinh tế thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

=> Đáp án D là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Khủng hoảng dầu mỏ là thời kỳ giá dầu mỏ tăng cao gây áp lực lớn cho nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 bắt đầu từ tháng 10 năm 1973 khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban hành lệnh cấm vận hay nói cách khác là quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, cụ thể ở đây là nước Mỹ. Trước khi lệnh cấm chấm dứt vào tháng ba 1974, giá dầu thế giới đang từ $3/thùng lên đến gần $12/thùng, trong khi đó ở nước Mỹ thì giá dầu cao hơn chút ít. Việc ngừng xuất khẩu dầu mỏ này đã gây ra cuộc Khủng hoàng dầu mỏ, hay còn được ví như một " cú sốc giá dầu",đã để lại nhiều hậu quả xấu nhất thời và dài dẵng đối với nền chính trị toàn cầu và nền kinh tế thế giới bao gồm cả Liên Xô.

6 tháng 10 2021

Có thể coi đó là một quá trình tất yếu. Bời vì sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của 1 mô hình XHCN chưa khoa học, chưa nhân văn và nó sẽ là 1 bước lùi tạm thời của CNXH giúp những nước theo XHCN có thể coi đó là một ví dụ để rút ra đuọc những bài học cho mình, khiến CNXH phát triển hơn thông qua đó.

12 tháng 11 2021

- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị - xã hội.

- Tuy nhiên, ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế - xã hội; không khắc phục những khuyết điểm làm trở ngại sự phát triển của đất nước.

- Đầu những năm 80, Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện:

- Về kinh tế: Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút. Hàng hoá, lương thực, thực phẩm khan hiếm.

- Về chính trị xã hội: Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng.

=> Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện.

=> Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải cách năm 1985.

16 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1: Bài học kinh nghiệm Việt Nam từ sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô: 

– Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…

– Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…

– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…

Câu 2: 

- Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.