K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2022

bạn có thể dựa vào 1 dàn ý  cuộc trò chuyện với đồ dùng học tập(gôm, tập, bút ....) có thể dựa vào đó để làm 1 dàn ý cho riêng mình
tự tọa được dàn ý cho riêng mình sẽ giúp bạn nhớ lâu đó nha:Đ

 

16 tháng 1 2022

vậy bạn cho mình cái đề trò chuyện với gom tập bút đi ạ, chứ mình k thấy trên gg 

 

Vũ nương tên là Vũ Thị Thiết là người con gái Nam Xương quê ở Nam Xương ,tính đã thùy mị ,nết na lại thêm tư dung tốt đẹp .

-Trương Sinh đem hơn trăm lạng vàng đến cưới nàng về làm vợ

# H

25 tháng 9 2021
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao. - “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. 2. Thân bài a. Giải thích nhận định - “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác. - “Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết. => Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện. b. Phân tích, chứng minh: * Chi tiết “cái bóng”: - Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. - Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. - Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức. => Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. * Bi kịch của Vũ Nương: - Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt: + Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. + Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo... + Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng. - Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: + Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan) + Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá) + Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về) c. Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: - Tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào. - Làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng. - Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: + Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương. + Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. - Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ. 3. Kết bài: Tổng kết giá trị, ý nghĩa của chi tiết và tác phẩm.

Tả cây lúa Việt Nam 

Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

"Bao giờ cây lúa còn bong

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

29 tháng 8 2018

Tham khảo!!!

                                                                           Việt Nam đất nước ta ơi

                                                               Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thăm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu để mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi.

Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính được ươm mầm từ những hạt thóc vàng càng mẩy. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sánh sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất, cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ, lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm.

Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: giai đoạn mạ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cánh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín 4 xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ.

Nắng hửng trời quang, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghi ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành. Bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ:

                                                                               Vừa bằng thằng bé lên ba

                                                                    Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng.

Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần, những cánh đồng đất ải trước đây đã thành nhưng ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc, nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. "Rì rào rì rào...", lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê. Nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc:

                                                          Việt Nam đất nước quê hương chúng tôi

                                                          Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi

                                                          Đồng xanh lúa rập rờn biển cả...

Chẳng mấy chốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng, người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa, cả làng quê toàn màu vàng. Ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng giòn, chú cún vàng nháy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái.

Cứ thế, một hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, không chỉ cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa có sản lượng như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

Code : Breacker

9 tháng 12 2016

lên google bạn nhévui

10 tháng 12 2016

Mình ko tìm dc ms nhờ moi ng giúp

25 tháng 5 2021

Trong triều đại Đông Tấn, nhà thơ nổi tiếng Đào Uyên Minh là một học giả uyên bác và thanh cao. Một thanh niên hỏi ông, “Tôi rất khâm phục ngài vì ngài rất hiểu biết. Ngài có thể nói cho tôi biết cách tốt nhất để học không?” Đào Uyên Minh nói, “Không có cách tốt nhất đâu. Nếu anh chăm chỉ, anh sẽ tiến bộ. Nếu anh buông lơi, anh sẽ tụt hậu.” Ông cầm tay người thanh niên và đưa anh đến một cánh đồng. Ông chỉ vào một mầm cây nhỏ và nói, “Hãy nhìn kỹ đi, anh có thể thấy rằng nó đang lớn lên không?” Người thanh niên nhìn vào mầm cây hồi lâu và nói, “Tôi không thấy nó lớn gì cả.” Đào Uyên Minh hỏi, “Thật không? Vậy thì sao một mầm cây nhỏ sau này có thể mọc cao đến vậy?” Ông lại tiếp tục, “Thực ra, lúc nào nó cũng phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn bằng mắt được. Học tập cũng theo một quy luật như vậy. Kiến thức của chúng ta thu lượm được dần dần. Đôi khi chúng ta thậm chí không biết điều đó. Nhưng nếu anh liên tục làm vậy, anh sẽ tiến bộ.”

Đào Uyên Minh sau đó chỉ một hòn đá mài dao ở cạnh dòng suối và hỏi người thanh niên, “Tại sao bên kia của hòn đá lại lõm xuống giống như chiếc yên vậy?” Người thanh niên trả lời, “Đó là bởi người ta dùng nó để mài dao mỗi ngày.” Sau đó, ông lại hỏi, “Thế chính xác thì ngày nào nó có hình dạng như vậy?” Người thanh niên lắc đầu. Đào Uyên Minh nói, “Đó là vì những người nông dân dùng nó ngày này qua ngày khác. Học tập cũng vậy. Nếu anh không bền bỉ, [để giữ kiến thức của mình] anh sẽ tụt hậu.” Người thanh niên cuối cùng cũng đã hiểu ý ông. Anh cảm tạ Đào Uyên Minh. Ông Đào viết cho anh những dòng sau, “Học tập chuyên cần cũng giống như một mầm cây mùa xuân. Nó lớn lên mặc dù chúng ta không thấy sự phát triển của nó mỗi ngày. Lười biếng cũng giống như [không dùng] hòn đá mài dao. Một người sẽ thất bại nếu anh ta không học hành chuyên cần.”

Cố Dã Vương trong triều đại Nam Lương, là một nhà sử học nổi tiếng. Sự hiểu biết của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Nhiều người tìm đến ông để nhờ ông giải đáp các câu hỏi. Một lần, con trai một người bạn của ông, Hầu Tuyển có hỏi ông rằng, “Ngài đã đọc rất nhiều kinh sách. Tôi muốn hỏi ngài liệu có đường tắt trong việc học tập không.” Suy nghĩ một lúc, Cố Dã Vương chỉ một cái cây xum xuê và nói, “Nếu anh muốn biết đường tắt, anh cần nhìn vào cái cây này.” Hầu Tuyển nhìn vào cái cây từ ngọn đến gốc ba lần nhưng chẳng thấy gì khác thường. Sau đó, anh ta hỏi, “Tôi quá mù quáng không thấy được gì. Xin ngài chỉ giáo.” Cố Dã Vương nói, “Với bộ rễ, cái cây có thể mọc cao và khỏe mạnh. Với cái gốc to khỏe, cái cây có thể lớn lên với tán lá dày. Chỉ với một mục đích cao cả và niềm tin vững chắc, người ta có thể có một tương lai sáng lạn. Lấy cái cây này làm ví dụ, một cái cây năm nào cũng mọc thêm một vòng gỗ. Người ta phải chuyên cần. Đi từng bước một. Đó chính là chìa khóa.”
Quảng cáo

Từ đó, Hầu Tuyển tĩnh tâm học hành. Anh tiến bộ nhanh chóng. Bạn bè anh hỏi, “Anh quen với những quyển sách đó đến mức anh có thể đọc chúng ngược từ dưới lên. Sao anh vẫn đọc chúng vậy?” Hầu Tuyển nói, “Không có đường tắt trong học tập. Người ta phải đi từng bước một. Tôi vẫn chưa thấu đáo rất nhiều luân lý và hàm nghĩa sâu xa trong những quyển sách đó. Vì thế mà tôi cần phải xem lại chúng để học được thêm điều gì đó mỗi lần.” Cố Dã Vương dạy con cháu rằng, “Một cái cây nhỏ ưa thích mặt trời vì nó muốn trở thành một cái cây lớn khỏe mạnh. Đối với một người, mục đích của cuộc đời anh ta là trở thành một người tốt có ích cho đất nước và nhân dân của mình. Có mục đích là rất quan trọng. Khi học tập, quan trọng là phải bền bỉ và không được từ bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào.”

Cổ nhân từng tin rằng học hành là một quá trình bồi đắp đạo đức. Chìa khóa để học tập nằm trong sự quyết tâm chăm chỉ và sức bền bỉ. Chuyên cần là cách tốt nhất để học tập.

27 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Đoạn văn kết hợp biện pháp so sánh + yếu tố miêu tả)

Mèo là một động vật rất gần gũi và quen thuộc với chúng ta.Như chúng ta đc biết mèo có rất nhiều loại như:mèo nhà ,mèo hoang, mèo tam thể,mèo Anh,...Nhưng chúng đều có những đặc điểm chung trên cơ thể như:thân hình nhỏ nhắn;bốn chân nhỏ có đệm thịt ở dưới giúp di chuyển nhẹ nhàng,uyển chuyển;lông có nhiều màu sắc khác nhau nhưng các màu cơ bản là vàng,trắng ,đen,xám tro,...;hai tai như hai miếng mộc nhĩ rất thính;...Nuôi mèo có công dụng đó là bắt chuột.Mèo là một động vật nhỏ nhắn nhưng với đôi tai nhanh nhạy và bước chân di chuyển nhẹ nhàng thì nó chính là vua kẻ thù của loài chuột.Ko chỉ vậy nuôi mèo còn giúp ta thỏa mãn sự hứng thú của mk,làm cho ta bớt cô đơn, và thư giãn sau những công việc mệt mỏi.Mèo là một động vật rất có ích và xinh đẹp phải ko nào?Vậy các bn hãy luôn yêu quý và bảo vệ nó cẩn thận nhé!

em cảm ơn nhaaaaa 

12 tháng 1 2018

Trước sân nhà em có một cây xoài do ông nội em trồng từ rất lâu. Cây xoài tỏa bóng mát và vẫn cho trái chín hằng năm. Em rất thích cây xoài đó.

Cây xoài cao quá ngôi nhà em, tán lá xum xuê ở trên mái ngói đỏ tươi. Lá xoài rất xanh và đậm màu, chen chúc nhau ở trên cao.

Mẹ bảo rằng ngày xưa ông nội mang giống xoài này từ Quảng Trị về và nói rằng đó là giống xoài tốt, cho quả nhiều.

Thân cây xoài xù xì, không to lắm, màu nâu trầm, chỉ cần một vòng tay của em là có thể ôm được thân xoài. Thân cây xoài khẳng khiu nhưng rất dẻo dai.

    Mỗi khi mùa hè đến cây xoài lan tỏa bóng mát, che kín một khoảng sân nhà em. Đó vẫn là nơi gia đìnhem hóng gió và nơi mà lũ trẻ con xóm em chơi đánh chuyền, chơi bi với nhau.

 

Rễ xoài lan dài dưới mặt đất, nhô lên như những con trăn bé nhỏ nằm im lìm, rất ngoan ngoãn.

Khi mùa thu đến, lá xoài chuyển sang màu vàng và bắt đầu rụng xuống. Mẹ thường gom lá xoài lại, phơi khô và mang vào đun bếp lửa.

Đến mùa xoài, hoa xoài màu vàng nhẹ, từng chùm chen chúc nhau đậu ở trên cành cây cao. Mỗi khi có gió nhẹ thổi qua, hoa xoài rụng lả tả quanh gốc cây. Những chú ong chăm chỉ vẫn cần mẫn đến hút nhụy hoa, thơm lừng.

Hoa xoài có hương thơm dịu nhẹ nhưng lại lan tỏa rất lâu, em thích được ngồi dưới gốc cây và hít mùi hương đặc trưng đó.

Đến độ đậu quả thì hoa xoài bắt đầu cho những quả non chúm chím. Nhưng phải không có sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì quả xoài mới có thể đậu được. Cây xoài nhà em năm nào cũng sai trĩu quả, quả to bằng nắm tay của ba, vỏ vàng ăn rất ngọt, thanh thanh.

Nhiều năm gia đình em ăn không hết, mẹ thường mang ra chợ bán và được nhiều người thích mua.

Cây xoài gắn với tuổi thơ em bên nội, vì năm nào nội cũng vun gốc xoài để xoài có thể ra quả và đậu quả nhiều hơn. Nội thường dành quả nào to nhất phần em, vì nội thương em nhất.

Em mong cây xoài năm nào cũng ra quả thật nhiều, thật to để em có thể đặt lên bàn thờ ông nội những trái chín mà mà ngày ông đã vun trồng.

12 tháng 1 2018

Có lẽ với chúng ta cây xoài thân thương và ích lợi đã rất quen thuộc phải không ạ. Cây xoài không chỉ là một cây ăn quả mà còn là loại cây gắn bó với tôi thời ấu thơ, nó gợi về trong tôi những tình cảm hồn nhiên trong sáng một thời.

Cây xoài là loại cây ăn quả thân gỗ. Cây xoài khá cao và to lớn, tuy nhiên có nhiều loại xoài khác nhau. Xoài thái, xoài đường, xoài keo, xoài mít, xoài hồng...Cây xoài thường cao khoảng từ 2 mét trở lên, cũng có những cây thân thấp. Lá xoài nhỏ và dài. Quả xoài khi chưa chín màu xanh, vị chua chua giòn giòn khi ăn xoài xanh chấm bột canh cũng rất thú vị. Nhưng khi chín, xoài thường mềm có màu vàng và những đốm đen ở vỏ, mùi xoài thơm rất ngậy, rất dậy mùi và khi ăn cảm giác mềm ngọt ở đầu lưỡi rất tuyệt. Cây xoài thích hợp với khí hậu nóng ẩm gió màu ở Việt Nam, vì thế chúng ta có lợi thế và đưa xoài trở thành mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.

Cây xoài có rất nhiều công dụng và giá trị sử dụng khác nhau. Xoài khi chín có thể đem xay sinh tố, ép hoa quả, làm kem hay mứt xoài rất thích. Ngoài ra, xoài còn được sản xuất để xuất khẩu sang các nước khác như món xoài sấy khô, xoài ép, xoài dầm tương ớt, xoài nấu với các món ăn thêm vị ngọt và màu sắc rất bắt mắt. Các nghiên cứu cho thấy, xoài cung cấp một nguồn dinh dưỡng vitamin làm đẹp da và rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Đặc biết, xoài không giấm được bằng các loại thuốc bảo quản hay thuốc hóa học độc hại vì khi làm vậy xoài sẽ bị thối, chính vì thế người nông dân thường giấm bằng đất đèn, nhờ đó độ an toàn khi ăn xoài cũng khá cao hơn so với các loại hoa quả khác.

Cây xoài trong đời sống bình thường là thế, với riêng tôi cây xoài còn gắn với những kỉ niệm về người ông quá cố. Trong vườn nhà tôi cũng có trồng một cây xoài do chính tay ông vun xới, những năm được mùa xoài sai lủng lẳng, nặng trĩu cành, đi qua những quả xoài va vào đầu rất thích. Đó là những buổi chiều tôi hay bê rổ và ông hái trái chín cho tôi ăn. Hương vị đồng quê, cây nhà lá vườn mộc mạc thật thích thú. Nó cũng gắn liền hình ảnh người ông luôn chăm lo, vun xới và đưa tôi những trái ngọt. Giờ ông đã đi xa, nhưng mỗi lần nếm hương vị của xoài tôi lại gợi nhớ về người ông đáng kính năm nào.

Cây xoài thật ích lợi và gần gũi, nó là bạn của người nông dân, là một trong những mặt hàng đang lên mà nước ta xuất khẩu sang thế giới. Hi vọng rằng cây xoài sẽ là loại cây ăn quả được mọi người ưa thích.

:D