K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2020

Câu 1:

* Điều kiện sống khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống và tập tính của cá. Ví dụ:

- Những loài cá sống ở tầng mặt nước, không có chỗ ẩn náu như cá nhám, cá trích... để tránh kẻ thù, chúng có mình thon dài, khúc đuôi to khỏe, bơi nhanh.

- Những loài cá sống ở tầng giữa và tầng đáy như cá chép, cá giếc... có thân tương đối ngắn, khúc đuôi yếu, thường bơi chậm.

- Những loài cá sống chui luồn ở đáy bùn như lươn, cá chạch có mình rất dài, vây ngực và vây hông tiêu giảm.

- Loài cá sống ở đáy biển như cá bơn thì thân dẹp, mỏng, hai mắt nằm ở mặt lưng, vây đuôi và vây hông rất nhỏ, nằm nghiêng, bơi chậm bằng cách uốn mình theo chiều ngang cơ thể.

- Những loài cá sống ở đáy sâu hàng nghìn mét có ánh sáng rất yếu hoặc không có ánh sáng thì có mất rất lớn để tiếp thu ánh sáng yếu hoặc mắt không phát triển, râu và tua rất dài; một số loài có cơ quan phát sáng ở đầu.

Câu 2:

– Cho lợn uống thuốc tẩy sán bã trầu, sán bị chết, theo phân ra ngoài có màu đỏ thẫm như bã trầu.

– Ngoài ra, để tránh lây nhiễm sán trở lại thì chúng ta cần thực hiện như sau:

+ Vệ sinh môi trường diệt sán trong phân bằng cách quét dọn vệ sinh tiêu độc định kỳ.

+ Ủ phân diệt trứng giun sán, diệt ký chủ trung gian như ốc bằng nước vôi 10% hay đồng sunfar (CUSO4) 0,05%.

+ Không cho lợn ăn rau, bèo, rong, rêu sống.

+ Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, thường xuyên cho lợn ăn thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Khi cho lợn ăn thức ăn xanh, rau xanh cần phải rửa sạch để khô nước.

+ Tẩy giun sán định kỳ cho lợn 3 tháng 1 lần.

Câu 3:

Chúng ta không nên thường xuyên ăn các món gỏi thịt, gỏi cá, gỏi sứa,… đây là những món ăn thịt, cá ở dạng sống có chứa các nang sán sống trong các thớ thịt, cá,… sẽ dễ gây ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn hoặc đau bụng.

Chúc bạn học tốt!

6 tháng 3 2020

hay hay vỗ taykhocroi

Đề khảo sát của huyện ...mọi người thử làm xem sao? 1(4,0),a Vì sao nói "Quá trình dinh dưỡng của trùng roi xanh là bằng chứng về sự thống nhất nguồn gốc của động vật và thực vật" b, So sánh động vật nguyên sinh với ruột khoang 2(3,0)Bằng hiểu biết của em về ngành giun, em hãy giải thích: a,giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa dục có ý nghĩa sinh học gì? b,Ruột thẳng và kết thúc ở hậu môn ở giun...
Đọc tiếp

Đề khảo sát của huyện ...mọi người thử làm xem sao?

1(4,0),a Vì sao nói "Quá trình dinh dưỡng của trùng roi xanh là bằng chứng về sự thống nhất nguồn gốc của động vật và thực vật"

b, So sánh động vật nguyên sinh với ruột khoang

2(3,0)Bằng hiểu biết của em về ngành giun, em hãy giải thích:

a,giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa dục có ý nghĩa sinh học gì?

b,Ruột thẳng và kết thúc ở hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp(chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn ? tại sao?

c, Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả như thế nào đối với con người?

d, Rửa tay trước khi ăn và không nên ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa? Thói quen ở trẻ em giúp giun đũa dễ dàng khép kín vòng đời?

3(3,5),a Em hãy so sánh về sinh sản giữa ếch và thằn lằn?

b, Cánh của dơi khác với cánh của chim như thế nào?

4(3,0),a Giải thích điểm khác nhau giữa hai hình thức thụ tinh của cá chép và cả nhằm.Hình thức nào thể hiện sự tiến hóa hơn? Tại sao?

b, Hệ hô hấp có liên quan gì về môi trường sống của ếch không? Vì sao?

5(2,5) Trình bày cấu tạo hệ tiêu hóa của thỏ thích nghi với chế độ gặm nhấm?

6(4,0) Hãy sắp xếp phân loại các loại sâu đến từng bộ: cá trích , cá nhám , cá nhà táng , ong , thạch sùng , chim sẻ , chim ưng , bò , ngựa , dơi , báo , vịt , cú lợn , chuột chũi , nhím

1
23 tháng 4 2018

nhìn mà nản

1) Hãy nêu môi trường sống của trùng roi? Trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào? 2) Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với sức khỏe con người? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? 3) Cành san hô thường dùnh làm trang trí là bộ phận nào của cơ thể? San hô có lợi hay có hại? 4) Giun tròn khác giun dẹp ở những đặc điểm nào? Vì sao giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong...
Đọc tiếp

1) Hãy nêu môi trường sống của trùng roi? Trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào?

2) Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với sức khỏe con người? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?

3) Cành san hô thường dùnh làm trang trí là bộ phận nào của cơ thể? San hô có lợi hay có hại?

4) Giun tròn khác giun dẹp ở những đặc điểm nào? Vì sao giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người?

5) Nêu cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

6) Trình bày vòng đời của sán lá gan?

7) Nêu cấu tạo trong của giun đất? Vì sao khi mổ động vật không xương sống ta thường mổ ở mạch lưng mà không mổ ở mạch bụng?

1
10 tháng 11 2017

2.

Trùng kiết lị làm chúng ta suy nhược cơ thể, cơ thể xanh xao vàng vọt ốm yếu mệt mỏi

Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Anophen mà loài muỗi này chủ yếu sống ở miền núi nên bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi

3.

San hô vừa có lợi vừa có hại

- Có lợi:

Có tầm quan trọng trong hệ sinh thái

Làm đẹp cho thiên nhiên

Làm đồ trang sức

Làm đồ trang trí

Hóa thạch san hô góp phần vào tầng địa chất của vỏ trái đất

Hóa thạch san hô góp phần vào việc nghiên cứu

Là nơi ở cho một số loài động vật nhỏ

- Có hại

San hô phát triển quá lớn làm cản trở tới giao thông đường thủy

4.

Giun đũa ko bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa là do lớp vỏ cuticun bên ngoài như bộ áo bảo vệ giúp cho giun đũa chống lại đc sự tiêu hủy của dịch tiêu hóa

5.

Sán lá gan

- cơ thể dẹp hình lá

- mắt và lông bơi tiêu giảm

- các giác bám phát triển có 2 giác bám vào nội tạng vật chủ

- cơ thể có lớp cơ dọc cơ vòng cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn phồng dẹp cơ thể để chui luốn trong môi trường kí sinh

- hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ vật chủ

Mik chỉ biết có thế thôi mong bạn thông cảm

1.Đặc điểm nào sau đây là của giun sán kí sinh? A. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào C. Có vỏ kitin B. Đẻ nhiều D- Cơ thể chia 3 phần 2/Nhóm động vật nào thuộc ngành Giun tròn ? A. Giun rễ lúa, sán dây, giun chỉ C. Sán bã trầu, giun móc câu, giun rễ lúa B. Giun kim, giun đũa, giun chỉ D. Giun đỏ, giun đũa, giun kim 3. Tại sao máu của giun đất có màu đỏ? A. Vì máu mang sắc tố đỏ B. Vì máu mang sắc tố chứa sắt C. Vì...
Đọc tiếp

1.Đặc điểm nào sau đây là của giun sán kí sinh?

A. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào C. Có vỏ kitin

B. Đẻ nhiều D- Cơ thể chia 3 phần

2/Nhóm động vật nào thuộc ngành Giun tròn ?

A. Giun rễ lúa, sán dây, giun chỉ C. Sán bã trầu, giun móc câu, giun rễ lúa

B. Giun kim, giun đũa, giun chỉ D. Giun đỏ, giun đũa, giun kim

3. Tại sao máu của giun đất có màu đỏ?

A. Vì máu mang sắc tố đỏ B. Vì máu mang sắc tố chứa sắt

C. Vì máu chứa hồng cầu D. Vì chứa chất diệp lục

19. Sán lông và sán lá gan được xếp chung một ngành giun dẹp vì:

A. Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên B. Có lối sống kí sinh

C. Có lối sống tự do D. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính

20. Giun đũa di chuyển hạn chế là do:

A. Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển B. Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài

C. Lớp biểu bì phát triển D. Ông ruột thẳng

21. Động vật có quá trình phát triển ấu trùng phải ký sinh trong ốc là:

A. Sán lá gan . B. Sán dây. C. Giun đũa D. Giun kim

22. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng :

A. Giúp giun đũa không bị loài khác tấn công

B. Giúp cho giun sống được ngoài cơ thể

C. Giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bởi dịch tiêu hoá trong ruột non nguời

D. Giúp giun đũa dễ di chuyển

23. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở sán lông mà không có ở sán lá gan và sán dây?

A. Giác bám phát triển. C. Mắt và lông bơi phát triển.

B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên. D. Ruột phân nhánh và chưa có hậu môn.

24. Loài giun nào được Đacuyn nói là “Chiếc cày sống” cày đất trước con người rất lâu và cày đất mãi mãi?

A. Đỉa B. Giun đất C. Giun đỏ D. Rươi

25. Ruột túi phân nhánh có ở nhóm động vật nào sau đây:

A. Sán lá gan, sán bã trầu B. Sán dây, giun đũa C. Giun đất, giun kim D. Sán bã trầu, rươi

26. Động vật nào thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng rồi kí sinh:

A. Trùng kiết lị B. Sán lá gan C. giun đũa D. Sán dây

27. Động vật nào sau đây có khoang cơ thể chính thức?

A. Rươi B. Giun đất C. Sứa D. Giun đũa

28. Nơi kí sinh của giun đũa là:

A. Ruột non. B. Ruột già. C. Ruột thẳng. D. Tá tràng.

V. Ngành thân mềm:

1. Vỏ trai được hình thành từ:

A. Lớp sừng B. Bờ vạt áo C. Thân trai D. Chân trai

2. Trai lấy thức ăn theo kiểu thụ động. Vậy động lực chính hút nước và thức ăn vào khoang áo tới lỗ miệng là:

A. Hai đôi tấm miệng B. Ống hút C. Lỗ miệng D. Cơ khép vỏ trước và sau

3. Cơ quan hô hấp của trai sông là :

A. da B. phổi C. mang D. ống khí

4. Khi bị tấn công mực phun hỏa mù để:

A. Đuổi bắt mồi B. Tự vệ C. Tấn công D. Báo động

0
Câu 1 Sự phong phú, đa dạng của giáp xác nhỏ ở địa phương em? Mọt ẩm là giáp xác nhỏ thở bằng mang, ở cạn. Hãy cho biết chúng thường sống ở những nơi nào, tại sao? Chúng có vai trò như thế nào đối với môi trường? Câu 2 Rận nước có kích thước khoảng 2mm. Di chuyển nhờ vận động của đôi râu lớn. Vào đầu mùa hạ sinh sản rất mạnh. Thức ăn của chúng là tảo và động vật nguyên sinh, vụn hữu...
Đọc tiếp

Câu 1

Sự phong phú, đa dạng của giáp xác nhỏ ở địa phương em? Mọt ẩm là giáp xác nhỏ thở bằng mang, ở cạn. Hãy cho biết chúng thường sống ở những nơi nào, tại sao? Chúng có vai trò như thế nào đối với môi trường?

Câu 2

Rận nước có kích thước khoảng 2mm. Di chuyển nhờ vận động của đôi râu lớn. Vào đầu mùa hạ sinh sản rất mạnh. Thức ăn của chúng là tảo và động vật nguyên sinh, vụn hữu cơ. Hãy cho biết tại sao khi nuôi cá người ta phải bón phân để gây màu cho nước?

Câu 3

Nêu tập tính của nhện? Có phải loài nhện nào cùng có tập tính chăng lưới không?

Câu 4

Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện?

Câu 5

Có 2 kiểu lưới nhện, lưới dạng tấm thường được chăng trên cao, lưới dạng phễu thường được chăng ở sát mặt đất. Hãy giải thích về hiện tượng này

Câu 6

Người ta thường gọi hình thức tiêu hóa của nhện là "tiêu hóa ngoài". Vì sao lại gọi như vậy?

Câu 7

Em hãy cho biết thế nào là biến thái không hoàn toàn?

4
17 tháng 1 2018

3

nhện có tập tính là chăng lưới và bắt mồi

ko phải loài nhện nào cx có tập tính chăng lưới

17 tháng 1 2018

7

kiểu biến thái ko hoàn toàn có con non dạng gần giống vs con trưởng thành

con trưởng thành phải lột xác nhiều lần để pt thành con trưởng thành

giai đoạn sâu trưởng thành chúng phá hoại mạnh nhất

Xin chào các tình iu !!! Mình có một bài đề cương Sinh học nhưng không có thời gian làm, mong các tình yêu giúp mình ná ~~~ 1. Khi đi đi biển , nếu em gặp "cành" san hô, em muốn đem về dùng để trang trí thì em sẽ lấy bộ phận nào của cơ thể chúng và sẽ xử lí nó như thế nào ? 2.Khii đi biển, nếu gặp một số động vật ngành ruột khoang( vd: sứa), em muốn bắt chúng thì phải có những dụng cụ gì? Giải thích tại...
Đọc tiếp

Xin chào các tình iu !!! Mình có một bài đề cương Sinh học nhưng không có thời gian làm, mong các tình yêu giúp mình ná ~~~

1. Khi đi đi biển , nếu em gặp "cành" san hô, em muốn đem về dùng để trang trí thì em sẽ lấy bộ phận nào của cơ thể chúng và sẽ xử lí nó như thế nào ?

2.Khii đi biển, nếu gặp một số động vật ngành ruột khoang( vd: sứa), em muốn bắt chúng thì phải có những dụng cụ gì? Giải thích tại sao.

3. Giun tròn thường kí sinh ở đâu ? Để phòng tránh giun tròn kí sinh cần làm gì ?

4. Giun dẹp thường kí sinh ở đâu ? Để phòng tranhs bệnh do giun dẹp gây ra cần làm gì ?

5. Nhà bạn A đào ao thả cá. Sau 1 khoảng thời gian , không hiểu tại sao trong ao xuất hiện trai sông(nhà bạn A không thả trai sông vào ao) Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng này và nêu ý nghĩa của nó

6. Vòng đời phát triển của trai ông phát triển qua vật chủ nào ?Đó là vào giai đoạn nào ? Giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa gì?

7.Yếu tố nào cơ sở hình thành nên tập tính da dạng của sâu bọ.Kể tên 2 loài sâu bọ và nêu 1 tạp tính sinh sản, 1 tập tính dinh dưỡng và cho biết tập tính đó có lợi hay có hại cho tự nhiên và con người

8. Yếu tố nào là cơ sở đã hình thành nên tập tínhđa dạng của ong và mối. Kể tên 2 tập tính ở ong mật, kiến, hãy cho biết tập tính nào có lợi, tập tính nào có hại cho tự nhiên và con người?

9. Nêu vai trò của lớp giáp xác. Cho ví dụ. Nêu đặc điểm chung của lớp giáp xác.

4
12 tháng 12 2017

3.

Các loài giun tròn thường kí sinh ở các nơi giàu chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động, thực vật như: Ruột non, tá tràng, ruột già, mạch bạch huyết, túi mật, rễ lúa..

+Phòng tránh

Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Giữ vệ sinh mội trường: tiêu diệt ruồi, không vứt rác bừa bãi, không tưới phân cho rau.

Giáo dục trẻ nhỏ bỏ mút tay

Đi giày, ủng khi đi xuống bùn đất bẩn.

Kiểm nghiệm thực phẩm và cấm các loại thịt nhiễm bệnh.


12 tháng 12 2017

5. Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

25 tháng 9 2018

Trâu bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:

  • Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
  • Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.
25 tháng 9 2018

- Trâu bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều.

+ Sán lá gan đẻ trứng, trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu trùng chui vao trong vỏ ốc sinh sản ra nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi bám vào cây cỏ, chúng rụng hết đuôi kết thành vỏ trứng trở thành kén sán. Mà trâu bò người ta hay chăn thả, trâu bò ăn cây cỏ (những cây cỏ có kén sán lá gan) nên trâu bò hay bị nhiễm bệnh sán lá gan.

- Nên tẩy giun 1-2 lần/năm.

+ Là biện pháp tốt giúp tiêu giệt các con giun gây bệnh có trong bụng của con người. Những con giun ấy rất nguy hiểm, gây nên các loại bệnh cho con người.

- Ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn có thể phòng giun sán.

+ Ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ để sán bám trên thức ăn khi gặp nhiệt nóng sẽ tiêu hủy như vậy khi ta ăn vào sẽ an toàn hơn. Nếu chúng ta không ăn chín uống sôi thì vi khuẩn bám trên thức ăn sẽ đi vào cơ thể và gây ra các loại bệnh cho con người.

- Không nên ăn thịt bò tái, gỏi cá, tiết canh.

+ Vì thịt bò tái, gỏi cá, tiết canh dễ bị nhiễm sán do thịt, đồ ăn còn sống. Ăn chín, uống sôi sẽ diệt sán \(\Rightarrow\) không nên ăn thịt bò tái, gỏi cá, tiết canh.

Câu 1: Các loài sau đây thuộc bộ móng guốc: - Lợn rừng có 4 móng guốc - Bò có 2 móng guốc - Tê giác có 3 móng guốc - Ngựa có 1 móng guốc - Voi có 5 móng guốc Em hãy sắp xếp các loài trên vào các Bộ Móng guốc phù hỏp 2: Răng chuột cống, chuột nhắt, sóc nằm sâu trong lỗ chân răng, mọc dài liên tục suốt đời. Răng cửa dài, cong, đầu vát rất sắc. Mặt răng hàm có nếp men gờ lên theo chiều ngang rất cứng và...
Đọc tiếp

Câu 1: Các loài sau đây thuộc bộ móng guốc:

- Lợn rừng có 4 móng guốc

- Bò có 2 móng guốc

- Tê giác có 3 móng guốc

- Ngựa có 1 móng guốc

- Voi có 5 móng guốc

Em hãy sắp xếp các loài trên vào các Bộ Móng guốc phù hỏp

2: Răng chuột cống, chuột nhắt, sóc nằm sâu trong lỗ chân răng, mọc dài liên tục suốt

đời. Răng cửa dài, cong, đầu vát rất sắc. Mặt răng hàm có nếp men gờ lên theo chiều ngang

rất cứng và sắc cạnh. Hàm cử động theo chiều từ trước ra sau và ngược lại (kể cả khi không

ăn) tập tính này đã làm răng mòn bớt và được mài sắc thích nghi với chế độ ăn bằng cách

gặm nhấm. Nhìn chung bộ răng thỏ giống bộ răng chuột, điểm sai khác nổi bật là ở sau đôi

răng cửa hàm trên của thỏ lại có thêm 1 đôi nữa nằm ở phía sau

Em hãy cho biết vì sao chuột là loài gây hại lớn

Câu3: Tại sao dơi thích nghi với đời sống bay người ta không xếp chung vào lớp Chim

mà xếp chúng vào lớp Thú

Câu 4: Tìm những bằng chứng về khả năng thông minh

của cá heo?

0
Câu 1 :Nêu đặc điểm chung và một số đại diện của: ngành thân mềm, ngành chân khớp Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và châu chấu Câu 3 Viết sơ đồ vòng đời sán lá gan .sán lá gan thích nghi với phát tán nói giống như thế nào Câu 4 trai tự vệ bằng cách nào ?cấu tạo nào của trai Đảm bảo cách tự vệ của đó có hiệu quả? Câu 5 Vì sao hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơn giản đi trong hệ thống...
Đọc tiếp

Câu 1 :Nêu đặc điểm chung và một số đại diện của: ngành thân mềm, ngành chân khớp

Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và châu chấu

Câu 3 Viết sơ đồ vòng đời sán lá gan .sán lá gan thích nghi với phát tán nói giống như thế nào

Câu 4 trai tự vệ bằng cách nào ?cấu tạo nào của trai Đảm bảo cách tự vệ của đó có hiệu quả?

Câu 5 Vì sao hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơn giản đi trong hệ thống ống khí phát triển?

Câu 6 nêu vai trò của ngành ruột khoang, lớp giáp xác

Câu 7Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với các động vật ngành ruột khoang cần phải có phương tiện gì

Câu 8 trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe của con người hãy nêu biện pháp phòng chống bệnh kiết lị

Câu 9 trong một lần đi tắm biển cùng Tiến Bông thấy ngứa rát ở chân và tay Khang có thể cho rằng có thể tiến đã đụng phải sứa theo em bạn đang nói như thế đúng không ?Vì sao?

Câu 10 bạn Mình rất thích ăn tôm một lần Mẹ Minh mua tôm về nấu cho Minh ăn Minh nghĩ thấy tôm nấu chín thì chuyển sang màu cam các em hãy Giúp Minh giải đáp hiện tượng này

3
29 tháng 11 2017

1.

-Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:

+Không phân đốt,khoang áo phát triển

+Có vỏ đá vôi(trừ mực,bạch tuộc)

+Hệ tiêu hoá phân hoá

+Cơ quan di chuyển thường đơn giản(trừ mực, bạch tuộc)

-Đặc điểm chung của ngành Chân khớp:

+Phần phụ phân đốt,các đốt khớp với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.

+Sự phát triển gắn liền với sự lột xác.

+Có vỏ kitin vừa che chở bên ngoài vừa làm chỗ bám cho cơ (gọi là bộ xương ngoài).

2.

*Cấu tạo ngoài của châu chấu:

-Cơ thể châu chấu gồm 3 phần:

+Phần đầu:1 đôi râu,mắt kép và miệng

+Phần ngực:3 đôi chân và 2 đôi cánh

+Phần bụng:phân đốt,mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở

*Cấu tạo ngoài của nhện:

-Cơ thể nhện gồm 2 phần:

+Phần đầu-ngực:gồm đôi kìm có tuyến độc,đôi chân xúc giác,4 đôi chân bò.

+Phần bụng:gồm đôi khe thở,lỗ sinh dục,các núm tuyến tơ.

3.

-Sơ đồ vòng đời sán lá gan:

Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò).

- Sán lá gan lưỡng tính , hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ , đẻ nhiều trứng mỗi ngày , khoảng 4000 trứng mỗi ngày .

4. -Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ vỏ cứng rắn và 2 có khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra đế ăn phần mềm cơ thể trai.
 

29 tháng 11 2017

5.

-Hệ tuần hoàn thường có 2 chức năng chính đem các chất dinh dưỡng và oxi tới các tế bào thế nhưng việc cung cấp oxi tới các tế bào do hệ thống ống khí đảm nhiệm. Chính vì vậy mà hệ tiêu hóa của sâu bọ đơn giản đi trong khi đó hệ thống ống khí phát triển.

6.

*Vai trò của ngành Ruột khoang:

-Ích lợi:

+Làm thực phẩm cho con người và động vật:mực,sò,ốc,hến,...

+Làm đồ trang sức,trang trí:ngọc trai,xà cừ,...

+Làm sạch môi trường nước:trai,sò,...

+Có giá trị xuất khẩu:mực,bào ngư,...

+Có giá trị về mặt địa chất:hoá thạch vỏ ốc,vỏ sò,...

-Tác hại:

+Có hại cho cây trồng:các loại ốc sên

+Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán:ốc gạo,ốc bươu,...

*Vai trò của lớp Giáp xác:

-Lợi ích:

+Là nguồn cung cấp thực phẩm:tôm,tép,...

+Là nguồn lợi xuất khẩu:tôm,cua,...

+Là nguồn thức ăn của cá:rận nước,...

-Tác hại:

+Có hại cho giao thông đường thuỷ:sun,...

+Có hại cho nghề cá:chân kiếm(kí sinh),...

+Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán:cua núi truyền bện sán phổi ở người,...

7.

-Chúng ta phải dùng găng tay cao su, găng tay y tế và trang bị thêm khẩu trang để tránh mùi hồi (nếu cần) và kiếng (nếu cần thiết) đối với trường hợp mẫu vật bắn nước vào mắt.

8.

-Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
-Biện pháp:

+Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+Khi bị bệnh dùng thuốc kịp thời
+Giữ gìn môi trường sạch sẽ
+Diệt ruồi, muỗi
+Ăn chín uống sôi

9.Bạn Khang nói rất đúng.Vì tua miệng của sứa có chất độc gây ngứa,có thể làm bỏng da.

10.Đó là do trong vỏ cứng của cua các loại sắc tố, trong đó có màu đỏ tôm. Domàu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện rõ sắc đỏtươi vốn của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, khi chúng biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra.