1. Dạng 1: Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9
Bài 1:
Dùng 3 trong 4 chữ số 6; 8; 1; 0 hãy ghép thành những số tự nhiên có 3 chữ số thoả mãn một trong các điều kiện sau:
a) Số đó chia hết cho 9
b) Số đó chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9
c) Số đó chia hết cho cả 2; 3; 5; 9
Bài 2: Thay các chữ số x; y thích hợp để được số B = chia hết cho cả 3 số 2; 5;9
Bài 3: Tổng(hiệu ) sau có chia hết cho 3, cho 9 không?
a) A =102018 – 1 b)B = 102019 + 2 c) C =10n - 1 d) D = 10n + 8
Bài 4: Tìm các chữ số a, b biết a – b = 1 và chia hết cho 9
2. Dạng 2 : Toán về ước chung, bội chung
Bài 1: Trong một buổi liên hoan, ban tổ chức đã mua 96 cái kẹo, 36 cái bánh và chia đều ra các đĩa mỗi đĩa gồm cả kẹo và bánh. Có thể chia được nhiều nhất thành bao nhiêu đĩa, mỗi đĩa có bao nhiêu cái kẹo, bao nhiêu cái bánh.
Bài 2: Trong buổi lễ chào cờ của trường, học sinh khối 6 khi xếp thành 18 hàng, 20 hàng hoặc 36 hàng đều không dư học sinh nào. Tìm số học sinh của khối 6 biết rằng số học sinh của khối 6 lớn hơn 500 và nhỏ hơn 600.
Bài 3: Tìm 2 số có tổng bằng 432 và ƯCLN của chúng bằng 36.
3. Dạng 3: Hình
Bài 1: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 2cm, OB = 7cm.
a) Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) Tính độ dài đoạn thẳng AB.
c) Trên tia đối của tia Ox lấy điểm C sao cho OC = 3cm. Chứng minh A là trung điểm của BC.
Bài 2: Trên tia Mx, vẽ các điểm A, I, K sao cho MK = 3,5cm; MA = 4cm; MI = 7cm.
a) Trong 3 điểm M, K, A điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? Tính KA?
b) Trong 3 điểm M, K, I điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? Tính KI?
c) Hỏi điểm K có phải là trung điểm của đoạn thẳng MI không? Vì sao?