K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2021

1. Cúi thấp xuống sàn nhà, tìm chỗ ẩn nấp dưới một chiếc bàn chắc chắn và bám chặt.

2. Lược đồ nào

6 tháng 12 2021

1 .- Chui xuống gầm bàn ,  nhà tắm hoặc 1 bãi đất trống 

 

6 tháng 12 2021

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

- Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc,...) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng các đường đồng mức và màu sắc.

- Đường đồng mức:

+ Là đường nối liền những điểm có cùng độ cao.

+ Các đường đồng mức cách nhau một độ cao đều gọi là khoảng cao đều.

+ Các đường đồng mức ngày càng gần nhau, địa hình càng dốc, các đường đồng mức cách xa nhau, địa hình càng thoải.

- Hướng dẫn đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn:

+ Xác định được các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

+ Tính độ cao của các địa điểm trên lược đồ.

+ Căn cức vào độ cao gần hay xa nhau của đường đồng mức, biết được độ dốc của địa hình.

+ Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, tính khoảng cách thực tế giữa các điểm.

2. Đọc lát cắt địa hình

- Lát cắt địa hình là hình vẽ biểu hiện được đầy đủ hình dáng và độ cao của các loại địa hình dọc theo một đường (tuyến) cắt nhất định.

- Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình:

+ Xác định được điểm bắt đầu và điểm cuối của lát cắt.

+ Từ hai điểm mốc này, biết được hướng lát cắt, những điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt, biến đổi độ dốc của địa hình.

+ Mô tả sự thay đổi của địa hình từ điểm đầu đến điểm cuối lát cắt.

+ Dựa vào tỉ lệ lát cắt, tính khoảng cách giữa các địa điểm.

 

6 tháng 12 2021

- Trước hết, cần xác định được các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

- Căn cứ vào các đường này, ta có thể tính ra độ cao của các địa điểm trên lược đồ.

- Căn cứ vào độ gần hay xa nhau của đường đồng mức, ta biết được độ dốc của địa hình.

- Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, ta tính được khoảng cách thực tế giữa các địa điểm.

12 tháng 12 2021

???

12 tháng 12 2021

thiếu

12 tháng 12 2021

Tham khảo

So sánh quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

Đáp án :

Quá trình nội sinh là quá trình xảy ra trong lòng đất làm di chuyển các mảng quá trình kiến tạo, nén ép các lớp đất đá hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất

Quá trình ngoại sinh là quá trình hình thành địa hình xảy ra trên bề mặt Trái Đất bao gồm phá hủy, vận chuyển bồi tụ được.

- Ngoại sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái Đất. - Quá trình nội sinh và ngoại sinh có tác động đồng thời đến hiện tượng tạo núi. + Quá trình nội sinh làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt đất. + Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá hủy, san bằng các chỗ ghồ ghề, bồi lấp, làm đầy chỗ lõm.

Núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt độ càng tăng lên. ... Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.

Một núi lửa có nhiều thành phần cơ bản. Như đã nói ở trên, bên dưới núi lửa có một hồ chứa đá nóng chảy được gọi là lò mắc ma. ... Rất nhiều vật chất thoát ra sẽ tụ lại bên hông núi lửa, chồng chồng lớp lớp tạo thành các lớp khoáng chất. Sau nhiều vụ phun trào, các lớp này ngày càng đầy lên tạo thành hình dạng của núi lửa.

Thiệt hại khi núi lửa phun trào

Gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng như cháy rừng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, tạo ra những cơn sóng thần với sức gió và chiều cao sóng lớn, tác hại đến khí hậu và tầng ozon, gây ô nhiễm mô trường nghiêm trọng.

Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

- Khi động đất xảy ra: Để tránh bị thương, thậm chí mất mạng do động đất, nguyên tắc cơ bản nhất là tìm chỗ trú an toàn để tránh các vật cứng rơi vào đầu/người khi có rung lắc. Đối với những người đang ở trong nhà, có thể chui xuống gầm bàn/gầm giường, tránh xa các cửa kính, tránh di chuyển khi vẫn đang có chấn động.

hihihihihihi08/01/2020

-đặc điểm :

+bình nguyên:là dạng địa hình thẳng .bề mặt hơi thẳng hoặc gợn sóng.độ cao dưới 200m .có ngững bình nguyên cao gần 500m.

+cao nguyên:là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối lớn hơn 500m .có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng ,có sườn dốc

+ đồi : là dạng địa hình nhô cao ,đỉnh tròn ,sườn thoải ,độ cao tương đối không quá 200m

-giá trị:

+bình nguyên :đất đai màu mỡ , dân cư đông đúc ,phát triển ngành nông nghiệp ,nguồn nước dồi dào

+cao nguyên : thuận lợi cho các cây công nghiệp như hồ tiêu , cần sa ,...và chăn nuôi gia súc lớn

+đồi :tạo thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp

 https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-14-thuc-hanh-doc-luoc-do-dia-hinh-ti-le-lon-va-lat-cat-dia-hinh-don-gian.153483Hôm qua máy chị hết pin nên giờ mới giúp được nha
16 tháng 12 2021

mạng

 

29 tháng 3 2021

- Hướng từ A1 sang A2 là hướng Tây - Đông.

- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ chính là hiệu số giữa độ cao ghi trên 2 đường đồng mức kề nhau

⟹ Trên lược đồ sgk, chênh lệch độ cao giữa hai đường đồng mức là 100m.

- Xác định độ cao các điểm A1, A2, B1, B2 và B3:

  + A1 = 900m (trị số của đỉnh A1).

  + A2 > 600m (đỉnh cao hơn đường đồng mức 600m).

  + B1 = 500m (vì ở ngay trên đường đồng mức 500m).

  + B2 = 650m (nằm giữa 2 đường 600m và 700m).

  + B3 = 550m (nằm giữa 2 đường 500m và 600m). 

-  Ở thước tỉ lệ trong hình 44 SGK, 1cm trên bản đồ tương ứng với 100.000 cm (1km) ở thực địa. Khoảng cách A1 đến A2 trên lược đồ là 7,7cm nên khoảng cách thực địa từ A1 đến A2 là: 7,7km. 

- Sườn tây của đỉnh A1 có các đường đồng mức gần nhau hơn so với sườn đông nên sườn tây dốc hơn.

 



 

29 tháng 3 2021

mình yêu cầu từ B1 đến B2

Câu 1: Khi nội lực, ngoại lực tác động thì địa hình bề mặt Trái Đất có đặc điểm ra sao và sinh ra hiện tượng gì?Câu 2: Trình bày đặc điểm, vai trò của lớp vỏ Trái Đất. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ Trái Đất ?Câu 3: Núi là dạng địa hình như thế nào? Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ?Câu 4. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt nhưng thiệt hại do động đất gây ra?Câu 5....
Đọc tiếp

Câu 1: Khi nội lực, ngoại lực tác động thì địa hình bề mặt Trái Đất có đặc điểm ra sao và sinh ra hiện tượng gì?

Câu 2: Trình bày đặc điểm, vai trò của lớp vỏ Trái Đất. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ Trái Đất ?

Câu 3: Núi là dạng địa hình như thế nào? Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ?

Câu 4. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt nhưng thiệt hại do động đất gây ra?

Câu 5. Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối là 2500m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Tính độ cao tương đối của ngọn núi đó? Núi này thuộc loại núi nào theo phân loại độ cao.

                                                             ⛇Hết⛇

3
20 tháng 12 2021

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
20 tháng 12 2021

 Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

24 tháng 10 2016

Tự luận

Câu2

1.50 là 50000.5=250000cm=2.5km

1.150000 là 150000.5=750000cm=7,5km

4 tháng 10 2017

Học sinh tự trả lời

21 tháng 12 2016

1. Kinh tuyến là một nửa vòng tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.

Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.

 

2. Bản đồ nào cũng có ghi tỉ lệ ở phía dưới hay ở góc bản đồ. Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.

Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:

- Tì lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ : tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.

- Tỉ lệ thuớc : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tĩnh sẵn. mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ : mỗi đoạn 1 cm bằng 1 km hoặc bằng 10 km v.v...

Ti lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ti lệ càng lớn thi mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.

21 tháng 12 2016

Câu 1:

  • Vĩ tuyến là các vòng tròn trên quả địa cầu, vuông gốc với kinh tuyến.
  • Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo
  • Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên bề mặt quả địa cầu, từ cực Bắc đến cực Nam, có tất cả 181 vĩ tuyến

Câu 2:

  • Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách thực tế trên mặt đất
  • Tỉ lệ số :là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
  • Tỉ lệ thước :tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa

Câu 3:

  • Kinh độ của 1 điểm là số độ tính từ kinh tuyến đi tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
  • Vĩ độ là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
  • Toạ độ địa lí của 1 điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó.
  • Khi viết toạ độ địa lí của một điểm, người ta thường viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới.

Câu 4:

Có 3 loại kí hiệu bản đồ

  • Kí hiệu điểm:

Kí hiệu hình học

Kí hiệu chữ

Kí hiệu tượng hình

  • Kí hiệu đường
  • Kí hiệu diện tích

Các biểu hiện địa hình trên bản đồ:

-Bảng thang màu

-Đường đồng mức: là dường nối các điểm có cùng độ cao với nhau

  • Có trị số cách đều nhau
  • các dường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc càng cao và ngược lại

Câu 5:

Trái Đất chuyển động theo theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Thời gian 1 ngày đêm theo quy ước là 24h

Câu 6:

  • Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiên và không đổi hướng nên Trái đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đó dường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ...
  • Các địa điểm trên dường xích đạo, quanh năm có ngày đêm dài ngắn như nhau.

Câu 7:

Trái Đất có 6 lục địa :

  • Lục địa Á-Âu
  • Lục đia Phi
  • Lục địa Nam Cực
  • Lục địa Bắc Mĩ
  • Lục địa Nam Mĩ
  • Lục địa Ô-xtray-li-a

Trái đất có 4 đại dương lớn:

  • Thái Bình Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Bắc Băng Dương
  • Đại tây Dương

Chúc bạn học tốt, mệt quá oho

 

28 tháng 10 2023

Câu 10. Đường đồng mức là đường

 A. nối liền các điểm có độ caobằng nhau trên lược đồ địa hình.
B. nối liền các điểm có độ cao khác nhau trên lược đồ địa hình.
C. nối các điểm có độ cao khác nhau trên lược đồ địa hình.
D. tròn nối liền các điểm có độ cao bằng nhau trên lược đồ địa hình.