K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

Trong Truyện Kiều, có nhiều đoạn thơ hay miêu tả nỗi cô đơn nhớ nhà của Kiều. Nhưng không đoạn nào thể hiện được trạng thái bi đát, bế tắc, đơn côi như đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Trước hết, Nguyễn Du miêu tả tình cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng cách vẽ ra khung cảnh xung quanh theo con mắt của Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân……
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Hai chữ khóa xuân nói lên thực chất Kiều bị giam lỏng. Câu vẻ non xa tấm trăng gần cực tả cảnh cô đơn của Kiều. Lầu Ngưng Bích cao quá, trơ trọi quá, Kiều như chỉ còn ở chung làm bạn với non xa, trăng gần. Một cảm giác trơ trọi rợn ngợp, lơ lửng tràn ngập câu thơ. Nhìn ra xung quanh chỉ thấy một không gian bao la, xa vời: non xa, xa trông, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia, không một bóng cây, bóng nhà, bóng người.về thời gian, sáng làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, thức ngủ một mình thui thủi, triền miên, thật là bẽ bàng – ngao ngán và vô vọng. Nhưng nàng buồn về cảnh một phần, một phần khác buồn hơn vì tình. Đó là hai nỗi buồn chia xé tâm hồn nàng.

Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ đã cực tả nỗi lòng nhớ nhung, thương xót đối với người thân. Người đầu tiên được nhớ tới trong những giờ phút cô quạnh ấy là Kim Trọng, người mà đã nặng lòng thề hẹn:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ

Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: “đinh ninh hai miệng một lời song song”. Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công. Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình:

Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Tấm son là tấm lòng thủy chung, son sắt của Thúy Kiều với Kim Trọng. Nói bao giờ quên được mối tình, có nghĩa là chẳng bao giờ quên được. Tiếp đến Kiều nhớ thương cha mẹ già:

Xót người tựa cửa hôm mai…
Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Tựa cửa là hình ảnh của ngóng trông. Nàng tưởng tượng cha mẹ đang tựa cửa ngóng trông nàng về. Và giờ đây ai là người quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ.nàng cảm thấy thời gian xa nhà đã rất lâu: cách mấy nắng mưa, và tưởng tượng thấy cha mẹ đã già (có khi gốc tử đã vừa người ôm).

Cuối cùng, Kiều nhìn đến cảnh trống trải, xa vắng mà nghĩ đến thân phận. Đây là những câu thơ réo rắt bậc nhất về nỗi buồn lưu lạc, bơ vơ. mỗi câu thơ như gợi lên một nỗi buồn thảm hãi hùng lắng sâu trong vô thức:

Buồn trông cửa biển chiều hôm……..
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. Nhìn thấy cánh buồm thấp thoáng xa xa, gợi cho nàng nỗi buồn nhớ quê hương tha thiết. Nhìn thấy cánh hoa trôi man mác, gợi cho nàng nỗi buồn thân phận không biết sẽ đi đâu về đâu. Ngắm nhìn nội cỏ một màu xanh xanh gợi cho nàng nỗi buồn chán về cuộc sống tẻ nhạt vô vị ở lầu Ngưng Bích không biết bao giờ mới kết thúc. Và cuối cùng là nỗi lo lắng sợ hãi trước những tai ương sắp ập xuống khi nàng thấy xung quanh mình là tiếng sóng ầm ầm. Với điệp ngữ buồn trông, nỗi buồn của Kiều như tầng tầng lớp lớp, không bao giờ dứt, càng ngày càng xoáy sâu thêm.

Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau đó.

Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều, mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một con người đầy lòng vị tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật. Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

19 tháng 3 2022

?

bai van rat hay nhung ban dung co them tat mang nghe the thi co hoi du qua

7 tháng 5 2021

hay lắm

Nguồn: Mạng

Bài làm

   Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

   Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc... gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

    Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"...

   Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.

   Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.

   Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:

   Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim... làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.

   Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy...

   Giải pháp nào cho Bạo lực học đường?

   Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:

   Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

   Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án  và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.

   Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.

   Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

   Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

   Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Theo bản thân người viết: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.

   Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

#Học tốt!!!

   Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

   Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

   Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để "xử lý" nhau theo "luật giang hồ".

   Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

   Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do "giật" mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

   Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang "tán" gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

   Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

   Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

   Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

   Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

   Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

#Học tốt!!!

13 tháng 12 2018

bảo cô thoy chứ bt làm sao bây giờ ?

~B2k4~

13 tháng 12 2018

có đấy

tiết sinh hoạt báo cô lak xg

easy

k tui đi

2 tháng 1 2019

to nghi la bao "vang em se lam " day la mot cau roi nen khi ban noi xong ban co the ngoi xuong

4 tháng 1 2019

còn câu trả lời nào khác ko ?

Họ quan trọng và tuyệt vời hơn tất cả

love you

3 tháng 3 2020

Ngoài tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ dành cho ; em còn nhận đc tình yêu thương từ ông nội em . Ông em năm nay đã ngoài 60 tuổi . Dù đã già nhưng ông vẫn còn nhanh nhẹn và minh mẫn lắm . Ông  thân thiện với tất cả những người xung quanh . Ông cư xử rất đúng mực  chẳng bao giờ làm mếch lòng ai . Mỗi khi con cháu làm điều gì ko phải ông thường nhẹ nhàng chỉ bảo chứ ko đánh đập ai bao giờ . Mỗi lần em buồn ông thường bên cạnh khích lệ động viên em . Các bác hàng xóm cũng rất quý mến ông vì ông luôn là người an ủi họ lúc bệnh độngviên họ bằng những lời thăm hỏi chân tình nhất . Em rất tư hào về ông nội em . 

K VÀ KẾT BẠN NHA . THANKS YOU VINAMILK

Dựa vào câu chuyện sau hay trả lời câu hỏi mà đưa ra ở cuối bài Câu chuyện :  Ở một thị trấn nọ , có một người mới mở 1 quán ăn . Và ở ngoài ông ghi vào 1 cái bảng là " Ngày mai đến ăn ko phải trả tiền " .  Hai người thanh niên nhìn thấy liên nói với nhau rằng ngày mai đến ăn cho đỡ tốn tiền . Rồi ngày mai đến , họ đến ăn .  Tấm bảng vẫn còn nguyên . Khi hai người họ ăn xong và...
Đọc tiếp

Dựa vào câu chuyện sau hay trả lời câu hỏi mà đưa ra ở cuối bài 

Câu chuyện :  Ở một thị trấn nọ , có một người mới mở 1 quán ăn . Và ở ngoài ông ghi vào 1 cái bảng là " Ngày mai đến ăn ko phải trả tiền " .  Hai người thanh niên nhìn thấy liên nói với nhau rằng ngày mai đến ăn cho đỡ tốn tiền . Rồi ngày mai đến , họ đến ăn .  Tấm bảng vẫn còn nguyên . Khi hai người họ ăn xong và ra về thì ông chủ nói :

                          - Các cậu chưa trả tiền ăn mà ra về à .

 Hai người thanh niên nói :

                          -  Ơ , tại sao ở ngoài kia lai treo tấm bảng " Ngày mai ăn ko phải trả tiền " .

 

Câu hỏi : 

Tại sao ông chủ lại nói họ phải trả tiền mà ngoài kia lại treo tấm bảng đấy ?

Nhanh mk tick .

3
3 tháng 9 2018

vì ngoài kia vẫn còn tấm bảng ngày mai mới k phải trả tiền

nghĩa là ngày mai là ngày mai theo nghĩa chuyển

3 tháng 9 2018

 Tại vì khi hai cậu đó đến thì ngày mai đã thành Hôm nay mà tấm bảng treo là ngày mai nên ông chủ bắt 2 cậu đó trả tiền

* Ông chủ bá đạo thế !!!!!!!!!!

Chào hỏi- Cô: em muốn nói lời chào hỏi thì em nói gì trước?- Tèo: Thưa cô, là chào bạn ạ!- Cô: Rồi tiếp theo là gì?- Tèo: là bấm EnterĐứng nhất- Con: Bố ơi! Hôm nay thầy bảo con đứng nhất lớp- Bố: Giỏi! Thầy bảo con học giỏi nhất hả ?- Con: Dạ không, thầy bảo con hay ngủ gật nhất, hay bị điểm kém nhất ạ.- Bố: Sao cơ ??!Thưởng cho nếu rớtHai thí sinh ngồi trước cổng trường chờ...
Đọc tiếp

Chào hỏi

- Cô: em muốn nói lời chào hỏi thì em nói gì trước?
- Tèo: Thưa cô, là chào bạn ạ!
- Cô: Rồi tiếp theo là gì?
- Tèo: là bấm Enter




Đứng nhất

- Con: Bố ơi! Hôm nay thầy bảo con đứng nhất lớp
- Bố: Giỏi! Thầy bảo con học giỏi nhất hả ?
- Con: Dạ không, thầy bảo con hay ngủ gật nhất, hay bị điểm kém nhất ạ.
- Bố: Sao cơ ??!




Thưởng cho nếu rớt

Hai thí sinh ngồi trước cổng trường chờ xem kết quả.
- Bố tớ bảo nếu tớ thi đậu sẽ thưởng cho tớ chiếc xe đạp điện để đi học cho đỡ mệt...
- Còn bố tớ lại bảo nếu tớ thi rớt sẽ mua cho tớ chiếc “Quây Anpha”...
- Trời ơi! Sao đã quá vậy?
- À... để tớ về chạy xe ôm đó mà...
- !!!




Cảnh giác

- Tại sao một con ngựa đau cả đàn ngựa lại không ăn cỏ?
- Thưa cô vì đàn ngựa cảnh giác ạ.
- Nghĩa là sao?
- Thưa cô, đàn ngựa sợ ngộ độc thực phẩm!
- ?!




Trứng

Người mẹ vừa đi chợ về.
- Con: Mẹ có mua trứng về cho con ko đấy ?
- Mẹ: Con đã có đầy vở rồi còn gì ?
- Con: ??!




Đông quá

- Thầy: Nhà em có mấy anh chị em?
- Dạ! Nhà em có 5 anh chị em. Đầu tiên là em, sau đó đến em em, em rồi đến em em em, rồi đến em em em em, cuối cùng là em em em em em ạ!
- Thầy: ?!?




Thưa cô, con muốn đi hát

Cô giáo dạy lớp mẫu giáo, thỉnh thoảng có bạn trai đến lớp thăm, sợ các học trò nhỏ vô tư nói năng “mất lịch sự”, cô bèn dặn các cháu:
- Hễ khi nào cô đang nói chuyện với người lớn, cháu nào muốn xin đi ra ngoài tiểu hay đại tiện thì phải nói: “Thưa cô, cho con đi hát” nghe không?
Thế là học trò nhí tuân theo lời cô dạy. Lâu dần thành thói quen, có khách đến là các trò chạy ra: “Thưa cô, cho con đi hát…”.
Có cu Tí học lớp cô giáo, chủ nhật nghỉ ở nhà với bố, nửa đêm cu Tí gọi bố dậy, quen mồm nói:
- Bố ơi, con muốn đi hát!
Bố giật mình, nhưng cũng nghiêng tai vào miệng cu Tí và bảo:
- Hát hả? Con hát nhỏ nhỏ vào lỗ tai của bố thôi nha, khuya rồi, cho mẹ con ngủ.




Sâu gây hại

Trong lớp, cô đang giảng bài thấy Tí đang ngủ, cô gọi dậy…
- Cô giáo: Tí! Một số lòai sâu có hại như sâu đục than, sâu cuốn lá…sâu gì nữa?
- Tí: Thưa cô! Sâu răng ạ!

Kỉ niệm

Hai áo dài có dịp về thăm lại trường cũ.
- AD1: Mày biết ko, cây phượng này gắn với tao bao nhiêu là kỉ niệm đấy!
- AD2: Tao lại thấy nhớ cây ổi nhà ông Minh hơn
- AD1: Chắc cũng có nhiều kỉ niệm lắm hả?
- AD2: Không, nhưng nó ngọt và thơm lắm, lại ở ngay cạnh trường.




Yêu cầu nhỏ

Thấy cậu học trò ngồi ngủ trong giờ học, thầy giáo nói:
- Thầy nghĩ là ở đây không thích hợp để ngủ. Em có thể về nhà nằm ngủ được đấy!
- Thưa thầy không sao đâu ạ, chỉ mong thầy và các bạn nói nhỏ một chút!




Kết quả thi đại học

Sau kì thi đại học vừa qua, phóng viên có phỏng vấn một thí sinh đã tham dự kì thi này.
Phóng viên:
- Bạn đánh giá thế nào về kì thi năm nay?
Thí sinh:
- Năm ngoái em không may mắn cho lắm, em thiếu có nửa điểm (12/24 điểm).
Phóng viên (hơi choáng): 
- Vậy là năm nay bạn tiếp tục?
Thí sinh:
- Vâng! Nói chung đề năm nay rất dễ, riêng về đề toán chỉ cần học thuộc đầy đủ công thức là có thể làm hết được. Cá nhân em làm sai đúng một câu ... những câu còn lại thì em ...không làm.
Phóng viên:
- !!!!!




Các loại sâu

Trong lớp, cô đang giảng bài thấy Tí đang ngủ, cô gọi dậy…
Cô giáo: Tí! Một số lòai sâu có hại như sâu đục than, sâu cuốn lá…sâu gì nữa?
Tí: Thưa cô! Sâu răng ạ!
o O o
Thầy: Tục ngữ có câu: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Các trò về suy nghĩ, phân tích và lấy ví dụ thực hành mai nộp cho thầy.
Thầy: Tèo! Em làm gì vậy?
Tèo: Thưa thầy. Con đang mài cây sắt để kịp ngày mai nộp cho thầy cái kim ạ.
o O o
Áo dài: nhìn ông là tôi đoán tương lai ông sẽ là bậc thầy về sử dụng phao cứu sinh.
Mày râu mặt mày rạng rỡ: Vậy ư!
Áo dài: Ừ thì cứ nhìn ông sử dụng phao trong giờ kiểm tra thì tui đoán ra ngay!




Hoạt động về đêm

- Cô giáo: Bo, em hãy cho cô biết con gì hoạt động về đêm?
- Bo: Thưa cô, con ma ạ!
- Cô giáo: ??!




Hợp tác

Ông chồng trò chuyện với vợ:
- Này em, từ ngày chúng ta dùng tiền để thưởng, con trai mình học khá hẳn lên, nhiều điểm 10 lắm, em thấy vui chứ?
- Theo em thì hẳn là nó đã đem tiền chia cho thày giáo một nửa thì có.




Thích nhìn

- Lan: Chết rồi Nga ơi. Hình như thằng Hùng nó thích tớ hay sao ý!
- Nga: Sao bạn biết?
- Lan: Trong giờ nó cứ hay nhìn sang tớ.
- Nga: Thật à ? Vậy thì hay quá!
- Lan: Nhưng nó chỉ nhìn trong giờ kiểm tra thôi.
- Nga: (rầm)




Biết vâng lời

Cô giáo hỏi học trò:
- Tháng nào em cũng đứng chót lớp, tại sao em không chịu ganh đua với bạn bè?
- Thưa cô, cô vẫn dạy em là phải nhường nhịn bạn bè mà!
- Cô: !?!?




Mái tóc dài

Một mày râu hỏi một áo dài có mái tóc dài nhất lớp
- MR: Con gái đang mốt tóc ngắn sao bà lại để tóc dài?
- AD: Tôi muốn tóc dài đến bao giờ đỗ đại học sẽ cắt!
- MR: Thế thì xin chúc mừng bà nha!
- AD: Mừng cái gì?
- MR: Bà sẽ được ghi vào kỷ luật “ghi nét” vì có mái tóc dài nhất thế giới đấy!
- AD: Hả?




Sao còn chưa thả?

Thầy đồ gõ thước : - Các em im lặng, im lặng đến độ nghe thấy tiếng ruồi bay cho tôi!
- Tất cả nghe lời thầy, không dám nhúc nhích.
Bỗng Quỷnh lên tiếng: Dạ, sao nãy giờ thầy còn chưa thả ruồi ra!!!




Bó tay

- Hùng: Thằng Nam giỏi toán nhất lớp tớ mà nó cũng phải chịu bó tay trước đề toán đấy!
- Hạnh: Đề toán khó đến thế ư?
- Hùng: Không! Dễ lắm nhưng vì nó bị bó bột nên không viết được.




Môi hở răng lạnh

- Thầy: Câu tục ngữ: “ Môi hở răng lạnh” này khuyên ta điều gì?
- Tèo nói ngay: Dạ, nó khuyên ta không nên cười vào mùa đông ạ!
- Thầy: Trời!




Chỉ còn một mình

- Tí: Bố ơi! Thầy hỏi 1 câu, cả lớp chỉ có mình con trả lời được đó bố!
- Bố: Con giỏi quá! Thế thầy hỏi câu gì?
- Tí: Dạ, thầy hỏi: “Ai dám lấy cây bút của tôi, mau trả!”




Càng được kính nể

- Giáo sư: Anh hãy cho biết nếu Sếchxpia còn sống đến nay thì liệu ông có được kính nể như trong thế kỉ XII không?
- Sinh viên: Thưa thầy, theo em Sếchxpia vẫn được kính nể hơn, vì nếu ông sống đến nay thì ông đã hơn 400 tuổi. Chắc chắn sẽ được ghi vào danh sách Guinness vì tuổi thọ cao nhất ạ!




Mười điểm

- Quỷnh: Kỳ thi vừa rồi con đạt được điểm 10 bố ạ!
- Bố: Hả! Con làm bố ngạc nhiên quá. Thế điểm 10 của môn nào vậy con?
- Tí: Hì hì! Lúc nào bố củng không tin giỏi mà. Của cả năm môn cộng lại.
- Bố: Trời!!?




Điểm cao

- Hôm nay làm kiểm tra con được mấy điểm?
- Thưa mẹ, 9 ạ!
- Giỏi lắm!
- Thêm 9 điểm nữa là đủ 10 ạ!




Lầm

Tiết sinh vật
- Cô: Minh hãy cho cô biết: Hóoc môn là gì !
- Minh (hỏang hốt): thưa cô …Hóoc môn là…1 huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh ạ !
- Cô: !?!?




Đáp xoáy..

- Cho tớ hỏi 1 câu được không?
- Bạn vừa hỏi rồi.
- Vậy cho tớ hỏi 2 câu nhé!
- Bạn lại vừa hỏi hết rồi.
- Thế tớ hỏi 4 câu được không?
- Bạn hỏi hết cả 4 câu rồi.
- Mới có 3 mà, 4 đâu???
- Đó.
-!!!!




Tết kiến

Trong giờ học, cô đang giảng bài.Thấy có một học trò đang loay hoay đùa giỡn.
- Cô liền hỏi: Em cho cô biết: "Tết kiến có nghĩa là gì?"
- Thưa cô, là khi đó kiến sẽ đi ăn Tết,đi chơi thoải mải.
- Hả???




Ai đúng?

Trong cuộc thi đố em, ngoài những câu hỏi về văn hóa còn có các câu hỏi về kiến thức. Giáo viên điều khiển chương trình chậm rãi bốc câu hỏi lên đọc:
- Theo em, người Việt Nam đầu tiên bay vào không gian là ai?
- Re…eeng! Re…eeng!
- Mời đội A.
- Thưa thầy, đó là Từ Thức lên không gian và đã lạc động Thiên Tai…
- Mời đội B.
- Thưa thầy, đó là Thánh Giống cưỡi ngựa bay trước ạ.
Bư đứng bên ngoài bổ sung:
- Trật lất, đó là chú Cuội đã bay lên cung trăng ngồi ôm gốc đa lâu lắm rồi chứ bộ!
Người điều khiển chương trình ???




Cá biệt

- Bố: Ở lớp , con thường làm gì để phải mang biệt danh là học sinh cá biệt hả ?
- Con: Dạ , con không làm gì ạ !
- Bố: !?




Lấy ở đâu ra?

Trong buổi thi tốt nghiệp trường hàng hải, giáo sư hỏi thi một thí sinh:
- Nếu cơn bão đến từ phía bên phải con tàu thì anh sẽ làm gì?
- Tôi sẽ thả neo.
- Từ phía mũi tàu?
- Tôi thả neo thứ hai.
- Từ phía đuôi tàu?
- Tôi thả cái neo nữa.
- Anh lấy ở đâu ra nhiều neo thế?
- Thế thầy lấy ở đâu ra mà nhiều bão như vậy?




Lịch sử lặp lại

Một phụ huynh học sinh hỏi cô giáo đang dạy con trai mình:
- Cô vui lòng cho biết con tôi học môn lịch sử ra sao? Khi còn đi học, tôi không thích môn này... và đã bị thi lại môn này đấy.
- Cô giáo tế nhị trả lời: Thưa ông lịch sử đang lặp lại. - Cô giáo tế nhị trả lời




Đây là cái gì?

Cô giáo dùng ngón tay trỏ chỉ trên bản đồ một điểm rồi hỏi:
- Đây là cái gì?
- Trò: Thưa cô, đấy là ngón trỏ của cô ạ...




Chỉ lặp lại mà thôi

Một nhà văn trẻ than thở với bạn:
- Lão Y. thật là tệ, sau khi phê bình từng câu, từng chữ trong cuốn truyện của tớ, ông ta kết luận tớ là kẻ bất tài!
- Cậu đừng để ý đến ông ta làm gì, người ta vẫn bảo ông ta là con vẹt, chỉ chuyên lặp lại lời thiên hạ thôi mà.




Hôn súc vật

Trong giờ học môn sinh vật, cô giáo giảng cho học sinh:
- Các em không được hôn súc vật, vì như vậy có thể bị lây nhiễm những bệnh nguy hiểm. Em nào có thể lấy cho cô một ví dụ?
Một học sinh xung phong: Thưa cô, dì em hay hôn con cún con của dì...
- Và chuyện gì đã xảy ra?
- Con cún đã lăn đùng ra chết.




Hai quả rưỡi

Hai người bạn lâu ngày gặp nhau.
- Tí: Sao , dạo này cậu học toán khá chứ?
- Tèo: Cũng không đến nỗi tồi.
- Tí: Thế thì tớ có hai con gà mái đẻ ra năm trứng, vậy một con đẻ bao nhiêu trứng?
- Tèo: Dễ ợt, một con đẻ hai quả rưỡi!
- Tí: !?




Bố than phiền về cô

Cô giáo bảo Tèo:
- Em học lười thì chỉ làm khổ bố mẹ thôi.
- Bố em lại bảo rằng, chính cô mới làm bố khổ, phải suy tư nhiều và thỉnh thoảng còn mất ngủ.
- Thoáng đỏ mặt, cô giáo hỏi lại: Em không đùa đấy chứ? Em nói rõ hơn đi?
- Vâng ạ, vì cô cho nhiều bài tập về nhà quá, bố em làm không xuể.




Sai giống nhau

Thầy giáo nói với một bà mẹ học sinh :
- Thưa bà, tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo cho biết là con trai bà đã nhìn vào vở của bạn khi tôi ra bài làm trên lớp, con bà đã chép bài của bạn.
- Dạ, thầy nói gì tôi chưa hiểu.
- Vì cả hai đứa mắc những lỗi giống nhau.
- Thưa thầy, có thể là đứa bạn kia đã chép bài của con trai tôi…
- Thưa bà, đáng tiếc không phải như vậy. Tôi đã ra câu hỏi: “Các em có biết vị trí của quần đảo Acores không ?, đứa bạn của con bà đã ghi: “Em không biết” và con trai bà ghi :”Em cũng thế!”




Còn mấy cái?

- Tí: Đố cậu , trong một cái hộp có chin cái bánh. Đem chia cho chin người mỗi người một cái hỏi còn mấy cái ?
- Tèo: Hết , không còn cái nào .
- Tí: Sai rồi !
- Tèo: Thế còn mấy cái ?
- Tí: Còn một cái … hộp !
- Tèo: !!!?

 

15
30 tháng 9 2018

mấy cái này mình đọc hết từ đời nào rồi 

k nha 

30 tháng 9 2018

hay, nhưng dài  quá

26 tháng 1 2019

Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!

Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?

Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.

Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

Thiên nhiên tươi đẹp đã ban tặng cho chúng ta bao nhiêu vẻ đẹp kì thú , say mê lòng người . Nhưng có lẽ ánh trăng là món quà tuyệt diệu nhất , quý hoá nhất do tạo hoá ban tặng.

Khi màn đêm buông xuống , bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm . Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần . Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên bầu trới trong vắt , thăm thẳm cao. ánh trắng bàng bạc nhuộm khắp cây cối , ao hồ . Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc . Cỏ cây hoa lá lặng im , yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình , chị tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy ! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đén tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy ! mọi người đáng say sưa ngắm trăng . lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm . Cây lá như được rắc lên nhưng hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy . hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả . Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng , họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục chi khoẻ người cũng tâm sự nho nhỏ thì thầm . Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ , ầm ĩ cả xóm , đang chơi : oẳn tù tì, nhảy dây, chốn tìm…Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng hôi cũng đến lúc tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Những đêm trăng đẹp quả thật luôn mang một cảm giác yên bình mà giản dị vô cùng. Nó khiến tâm hồn ta dễ chịu, thanh thản, nó gắn bó với cuộc sống con người. Và với tôi, nó gắn với những kí niệm của ngày ấu thơ tươi đẹp.