K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.       MỘT TIẾNG RAO ĐÊM       Ai ăn bánh bột lọc không?      Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!      Không phải giọng của một hầu đứng tuổi      Cao thánh thót hay rồ khan gió bụi      Đây âm thanh của một cổ non tơ      Mà giây ngân còn vương vấn dại khờ      Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ.      Tiếng rao nhỏ của một em gái bé      Không vang lâu, chỉ vừa...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

     MỘT TIẾNG RAO ĐÊM 

     Ai ăn bánh bột lọc không?
     Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!
     Không phải giọng của một hầu đứng tuổi
     Cao thánh thót hay rồ khan gió bụi
     Đây âm thanh của một cổ non tơ
     Mà giây ngân còn vương vấn dại khờ
     Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ.
     Tiếng rao nhỏ của một em gái bé
     Không vang lâu, chỉ vừa đủ rao mời
     Mà giọng còn non quá, yếu dần hơi
     Nên cái bánh nửa chừng ra cái bén
     Thôi cũng được, tiếng em vừa ngon đến
     Rao đi em, kẻo nữa quá khuya rồi...

     Anh nằm nghe qua cửa khám, xa xôi
     Tiếng em bước trên đường đêm nho nhỏ
     Nhưng cũng đủ cho lòng anh lắng rõ.
     Anh thấy em, mình gió thổi nghiêng nghiêng
     Như cây dương liễu nhỏ tóc chưa viền
     Manh áo mỏng che không kín ngực
     Đầu không nón, bụi sương thầm chấm ướt
     Đuôi tóc chuôi chừng bảy tám năm thôi!
     Ấy chân em leo lên bước đường đời
     Ngày tháng đó trong mủng vài chục bánh.
     Gia tài đó, mấy đồng xu mỏng mảnh,
     Biết bao giờ mà sướng được em ơi!
     Có ai thương một com bé giữa trời
     Mà thương nữa, cũng đôi người lơ đễnh
     Kêu em lại, mua cho vài chiếc bánh
     Trả vài xu và thoa má, ngọt ngào
     “Ồ cái con bé nó mới ngoan sao
     Chừng ấy tuổi đã làm ăn bán dạo!”

                                     (Trích Một tiếng rao đêm, Tố Hữu)

Chú thích: Bài thơ được sáng tác tại xà lim Quy Nhơn, vào tháng 11 năm 1941. Tác giả nằm trong nhà giam, nghe tiếng rao đêm của một đứa trẻ mới chỉ 7 - 8 tuổi trong đêm khuya vắng (đứa trẻ này chính là con gái của người bạn tù của Tố Hữu). Trong ông dâng lên nỗi xúc động, nghẹn ngào và tiếng thơ Một tiếng rao đêm ra đời là vì thế.  

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ. 

Câu 2. Chỉ ra nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ. 

Câu 3. Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!

Câu 4. Phát biểu chủ đề và tư tưởng của bài thơ. 

Câu 5. Tác giả gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:             “Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             “Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng

không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước”.

(SGK Ngữ văn 6 tập 1- Chân trời sáng tạo, trang 22)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nhân vật chính trong truyện là ai?

Câu 2: Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé là gì? Chú bé nói câu nói đó trong hoàn cảnh nào?

Câu 3: Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” .

Câu 4: Hãy lí giải vì sao hội thi thể thao trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”?

0
(3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một...
Đọc tiếp

(3,0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

 

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

 

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

 

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

 

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

 

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

 

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

 

Như gió nước không thể nào nắm bắt

 

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

 

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

 

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

 

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

 

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

 

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng

 

Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

 

Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất

 

Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.

 

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

 

Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

 

Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

 

Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

 

(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam, 1945 - 1985,NXB Giáo Dục, 1985. tr. 218)

 

Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?

 

Câu 2: Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.

 

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

 

Câu 4: Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8

 

Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắc nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

 

Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

 

Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào?

 

Câu 7: Tại sao tác giả cho rằng “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn”?

 

Câu 8: Anh/Chị suy nghĩ thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi“cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)

1
27 tháng 3 2022

Câu 1: Những từ ngữ thể hiện sự mượt mà và tinh tế của Tiếng Việt trong khổ thơ thứ nhất là: như bùn, như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ. (như bùn: là sự tinh tế; như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ: là sự mượt mà).

Câu 2: Hai biện pháp  tu từ được sử dụng: so sánh (nói nghe như hát, âm thanh như gió nước), ẩn dụ (lửa cháy).

Câu 3: Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích khẳng định tiếng Việt chính là tâm hồn của người Việt đồng thời thể hiện niềm tự hào về sự phong phú và khả năng diễn đạt tinh tế, nhiều nghĩa của tiếng Việt.

Câu 4: có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể tập trung vào các ý sau:

- Tiếng Việt rất phong phú.

- Tiếng Việt vừa mộc mạc, vừa tinh tế.

- Tiếng Việt có một lịch sử hình thành lâu đời.

- Mọi người cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phạm Quỳnh nói : “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”.

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận.

Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của câu “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh: như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng.

Câu 7: Tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn” vì nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Đó là thứ hạnh phúc mỏng manh. Con người cần được thử thách bởi bão táp thì mới khẳng định được bản thân.

Câu 8: dựa theo các ý sau:

- Con người có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thử thách.

- Con người có thể bị bão táp của cuộc sống cuốn đi.

- Con người có thể đầu hàng, buông xuôi trước số phận.

- Tuy nhiên, con người cũng có thể từ những khó khăn, trở ngại, nguy hiểm mà trưởng thành và khẳng định bản thân để gặt hái những thành công trong cuộc đời.

26 tháng 2 2018

a) Phân biệt nghĩa các cụm từ: Khu dân cư : khu vực dành cho nhân dân ăn, ở, sinh hoạt. Khu sản xuất : khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp. Khu bảo tồn thiên nhiên : khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ, Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ, Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005) 1/ Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản (1 điểm). 2/ Trong đoạn trích trên, câu văn nào miêu tả sự tĩnh lặng của núi rừng trong đêm khuya (1 điểm)? 3/ Câu văn “Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa” gợi cho em những suy ngẫm gì về chiến tranh? (1 điểm).

0
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 5):Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ời,Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.Lời ru có gió mùa thu,Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.Những ngôi sao thức ngoài kia,Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc tròn,Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.(Mẹ - Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 5):

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời,

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu,

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ - Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29)

Câu 1 (1.0 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Tác giả đã sử dụng kiểu vần bằng hay vần trắc ?                                                  

Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3 (0.5 điểm). Nội dung chính của bài thơ là gì ?

Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:  

0
14 tháng 10 2019

- Xác định phần mở bài của bài văn và cho biết tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào ?

Từ đầu đến Đẹp quá

- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng

- Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật ?

- Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn chắc như gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

- Đoạn văn tả hoạt động của A Cháng cho thấy A Cháng là người thế nào ?

- Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cẩn cù, say mê lao động....

- Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.

- Câu văn cuối là phần kết bài.

- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

29 tháng 1 2019

a) Xác định các đoạn của bài văn. Nêu nội dung chính của từng đoạn :

Các đoạn Nội dung chính của từng đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu cho đến ... "Loang ra mãi. ” - Tả bác Tâm đang vá đường.
- Đoạn 2: Mảnh đường hình chữ nhật... khéo như vá áo ấy ! - Tả thành quả lao động của bác Tâm.
- Đoạn 3: Bác Tâm đứng lên ... rạng rỡ khuôn mặt bác. - Tả bác Tâm đứng trước đoạn đường đã vá xong.

b) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn :

Tay phải cẩm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh.

- Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.

- Bác Tâm đứng lên, vươn vươn mấy cái liền

 

Đề 1:Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi.Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai...
Đọc tiếp

Đề 1:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

(Tây Tiến, Quang Dũng)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Chỉ ra các từ láy, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong bài thơ trên (1,0 điểm)

Câu 3: Xác định phép tu từ có trong 2 câu thơ sau và nêu tác dụng? (1,0 điểm)

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi..”

Câu 4: Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu văn. (1,0 điểm)

 

 

Đề 2:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Con cò bay lả bay la Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! (Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

1.Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên? (1,0 điểm) 2. Tìm ít nhất 1 từ láy và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ? (1,0 điểm) 3. Đặt một câu có cặp từ trái nghĩa (1,0 điểm) 4.Khái quát nội dung của đoạn thơ (bằng một câu văn) ? (1,0 điểm)

Đề 3:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi nhà, ngọn núi, con sông…”

Sao chiến thắng – Chế Lan Viên

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5đ)

Câu 2: Ghi lại nội dung chính của đoạn thơ trên bằng một câu văn. Trong đó có sử dụng ít nhất một từ ghép. Hãy chỉ ra, gạch chân và phân loại từ ghép đó. (1,5đ)

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ trên. (2đ)

giúp mik với ạ,mik cảm ơn

 

0
17 tháng 3 2019

a) Ghi lại tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật:

b) Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng (ghi vắn tắt vào cột bên phải) để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn :

 Đọc câu chuyện  “Sắc màu của cuộc sống” và thực hiện yêu cầu bên dưới:     Ngày nọ, có cậu bé đến xin học vẽ tại nhà của một họa sĩ khá nổi tiếng. Để nhận biết khả năng của cậu, họa sĩ yêu cầu cậu bé vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn. Chỉ một lát, cậu đã nộp bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên. - Tại sao con đưa nhiều màu xanh vào tranh vậy? - Người họa sĩ hỏi.- Vì con thích nhất màu...
Đọc tiếp

 Đọc câu chuyện  “Sắc màu của cuộc sống” và thực hiện yêu cầu bên dưới:

     Ngày nọ, có cậu bé đến xin học vẽ tại nhà của một họa sĩ khá nổi tiếng. Để nhận biết khả năng của cậu, họa sĩ yêu cầu cậu bé vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn. Chỉ một lát, cậu đã nộp bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên.
- Tại sao con đưa nhiều màu xanh vào tranh vậy? - Người họa sĩ hỏi.
- Vì con thích nhất màu xanh ạ - Cậu bé trả lời.
- Thế còn các màu khác như vàng, đỏ, cam, nâu thì sao? Chắc con không thích nên ít dùng đến chúng phải không?
- Dạ vâng! - Cậu thẳng thắn trả lời.
- Thế còn các màu tím, xám, đen thì sao? - Người họa sĩ hỏi tiếp.
- Đó là những màu mà con ghét nhất! 
                Họa sĩ dừng một lát, rồi chỉ vào bức tranh và từ tốn nói:
- Con hãy nhìn kỹ bức tranh của con, tuy cảnh vật phong phú, không gian thoáng rộng nhưng lại thiếu đi sự sinh động, tinh tế. Cái hồn của bức tranh cũng không có cơ hội tỏa sáng. Vì sao vậy? Vì nó thiếu đi những sắc màu của hiện thực. Con đã cố tình không cho những sắc màu ấy vào bức vẽ của mình vì con không thích chúng, nhưng cũng chính vì vậy mà bức tranh của con trông rất buồn tẻ. Khi vẽ cũng như khi sống trên đời, con không thể chỉ biết tới những điều mình thích mà thôi, mà cần biết rằng còn có rất nhiều thứ khác làm cho cuộc sống này muôn hình ngàn vẻ. Con hãy mở rộng lòng mình, đón lấy mọi điều của cuộc sống. Đó cũng là cách mà một người họa sĩ sáng tạo nên những bức tranh có hồn và thật sự đi vào lòng người.
              Bài học đầu tiên ấy, cậu bé ghi nhớ mãi... 

a. Xác định các đại từ có trong câu chuyện trên: con, cậu

b. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn in đậm trên: 

c. Theo em, truyện muốn khuyên ta điều gì? 

 

3
5 tháng 11 2021

Jup mik câu b, và câu c

khocroi đi mà mình cần lắm 

5 tháng 11 2021

b)Của,nhưng,mà.

c)Hãy mở rộng lòng mình,đón nhận mọi thứ của cuộc sống,đừng chỉ biết tới điều mình thích mà cần biết rằng còn rất nhiều thứ khác làm cho cuộc sống này muôn hình ngàn vẻ.