Đóng vai
Em sẽ thể hiện cảm xúc như thế nào trong các tình huống sau
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
- Tình huống 1: Khi em làm vỡ món đồ kỉ niệm của bố em sẽ cảm thấy buồn, hối hận vì em đã không cẩn thận vì đó là món quà rất có ý nghĩa đối với bố
- Tình huống 2: Khi bạn không giữ lời hứa với em thì em sẽ cảm thấy buồn và vô cùng tức giận
- Tình huống 3: Khi một anh trong trường thường xuyên bắt em phải xách cặp cho anh em sẽ cảm thấy mệt, tức giận, lo sợ
- Tình huống 4: Khi em được khen ngợi em cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc
Tình huống (1): Minh đã sai khi không tự dọn dẹp rác của mình. Việc ỷ lại vào lao công là một hành vi không nên.
Tình huống (2): Bạn nhỏ phân vân có nên nhường chỗ cho ông cụ không, và việc cần làm lúc này là mạnh dạn nhường chỗ nếu như bạn đảm bảo sức khoẻ.
Tham khảo
Tình huống 1:
Hương: Sao cậu đến trễ thế?
Nga: Xin lỗi Hương, tớ đã đi sớm nhưng gặp phải một chút sự cố trên đường.
Hương: Có chuyện gì vậy?
Nga: Xe tớ bị hỏng, tớ phải đưa xe đi sửa khá lâu. Xin lỗi vì bắt cậu phải chờ. Giờ cũng muộn rồi, tớ nghĩ tớ phải về thôi.
Hương: Không sao mà, chúng ta có thể đi mua sách lần sau.
Nga: Cảm ơn cậu đã thông cảm nhé.
Hương: Không sao mà, lần sau có thời gian thì mình đi cũng được.
Tình huống 2:
Phương cần tập trung vào việc lắng nghe và hiểu những đề xuất của các thành viên trong nhóm để cải thiện kết quả trong các dự án sau này. Ngoài ra Phương cần giữ thái độ bình tĩnh và giải thích rằng mình đã cố gắng hết sức.
Tình huống 3:
Hùng nên nói chuyện với mẹ một cách dịu dàng và lịch sự rằng anh không thích khi ai đó vào phòng của mình mà không hỏi ý kiến trước. Sau đó hỏi mẹ tại sao lại đang xem cuốn nhật kí của mình, và giải thích tầm quan trọng của nó với bản thân. Tiếp đến, thảo luận cùng mẹ để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này, có thể là đồng ý trước với nhau về việc thông báo trước khi vào phòng của nhau hoặc thảo luận về quyền riêng tư của mỗi người. Bằng cách này, Hùng sẽ giữ được bình tĩnh và có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý và văn minh.
Tình huống 4:
Khang có thể yêu cầu thầy giáo giải thích về lỗi mà anh ta bị khiển trách trước lớp. Trong quá trình giải thích, Khang cần lắng nghe và giữ sự tôn trọng với thầy giáo, không cãi vã hoặc chỉ trích. Nếu việc giải thích của thầy giáo không giúp Khang hiểu rõ về tình huống, Khang có thể yêu cầu nói chuyện riêng với thầy giáo để giải quyết vấn đề. Trong quá trình nói chuyện, Khang nên giữ thái độ tôn trọng và lịch sự, cùng tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Học sinh chia sẻ cảm xúc khi đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các tình huống 1,2,3,4.
- Những cảm xúc có thể là vui vẻ, rèn luyện việc giao tiếp văn hóa, mong muốn thể hiện nhiều hơn những hành vi này.
Cảm xúc khi được mẹ khen: Vui vẻ, tích cực, thoải mái, tự tin,...
Cảm xúc khi bị mắng: Sợ sệt, buồn bã, lo lắng, tiêu cực, tự ti, buồn chán,...
- Hình 9: Nhắc nhở bạn Nam rằng chó của bạn đã đi bậy giữa đường rất mất mĩ quan và mất vệ sinh. Bạn cần dọn dẹp.
- Hình 10: Nhắc nhở cô rằng không nên đổ nước bẩn xuống lòng sông như vậy vì có thể gây ô nhiễm môi trường, cá chết…. Chúng ta cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống.
Hình 1: Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ nên viết một lá thư hồi đáp gửi cho bố. Trong thư sẽ hỏi thăm sức khỏe bố, bộc lộ nỗi nhớ của bản thân, sự vui mừng, hạnh phúc khi nhận được thư của bố và mong muốn bố sớm trở về với mình.
Hình 2: Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ có thể nhảy lên, nói to rằng: “Đây đúng là món quà em đang mơ ước. Thật tuyệt vời làm sao!” để thể hiện cảm xúc tích cực, bất ngờ, vui mừng của mình.