Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét của em:
1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.
2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.
3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.
4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.
5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.
6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.
Hình 1: Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ nên viết một lá thư hồi đáp gửi cho bố. Trong thư sẽ hỏi thăm sức khỏe bố, bộc lộ nỗi nhớ của bản thân, sự vui mừng, hạnh phúc khi nhận được thư của bố và mong muốn bố sớm trở về với mình.
Hình 2: Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.
Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ có thể nhảy lên, nói to rằng: “Đây đúng là món quà em đang mơ ước. Thật tuyệt vời làm sao!” để thể hiện cảm xúc tích cực, bất ngờ, vui mừng của mình.
Hình 1:
Khi được mẹ thông báo Chủ nhật sẽ được đi chơi, em sẽ rất vui sướng và háo hức chờ đến ngày Chủ nhật.
Hình 2:
Nhưng khi thấy Chủ nhật mưa, không thể đi chơi được, em cảm thấy vô cùng hụt hẫng và buồn bã.
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
1.
A: Chúc mừng bạn vì đã được giải Nhất cuộc thi Hát toàn trường nhé!
B: Tớ cảm ơn cậu nhiều lắm!
2.
A: Cậu có chuyện gì buồn hả?
B: Em trai tớ đang bị bệnh.
A: Cố lên nhé! Cậu cũng đừng buồn nữa. Phải giữ sức khỏe. Em trai cậu sẽ ổn thôi mà.
B: Tớ cảm ơn cậu vì đã an ủi tớ!
- Tình huống 1: Khi em làm vỡ món đồ kỉ niệm của bố em sẽ cảm thấy buồn, hối hận vì em đã không cẩn thận vì đó là món quà rất có ý nghĩa đối với bố
- Tình huống 2: Khi bạn không giữ lời hứa với em thì em sẽ cảm thấy buồn và vô cùng tức giận
- Tình huống 3: Khi một anh trong trường thường xuyên bắt em phải xách cặp cho anh em sẽ cảm thấy mệt, tức giận, lo sợ
- Tình huống 4: Khi em được khen ngợi em cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc
a.
Tình huống 1:
Bạn nhỏ đứng ở trước cửa nhà một mình, có một người lạ nhìn thấy, giả vờ làm người quen của mẹ để rủ đi theo. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ có thể bị bắt cóc hoặc làm hại.
Tình huống 2:
Bạn nhỏ đang chơi trong công viên thì có người lạ đến gần và cho kẹo – đồ ăn được trẻ con rất ưa thích. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu như ăn kẹo của người lạ, bạn nhỏ có thể ăn phải thuốc mê, thuốc ngủ do người xấu đã cho vào kẹo hoặc có thể bị người lạ sai khiến, làm hại.
Tình huống 3:
Bạn nhỏ đứng ở trước cổng trường đợi người thân đến đón thì người lạ đã đến bên nói chuyện, lôi kéo, rủ rê cho quà, đồ chơi. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ không những không có đồ chơi mà còn có thể bị bắt cóc, làm hại.
Chú ý:
Mở rộng: Ngoài những tình huống trên thì còn rất nhiều tình huống người xấu bày ra nhằm những mục đích xấu đối với trẻ em như: Giả vờ là bố, mẹ các em nơi đông người; Bán đồ ăn, đồ chơi có tẩm thuốc ngoài cổng trường; ...
b. Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống trên vì họ sẽ giúp em thoát khỏi những kẻ xấu, những kẻ có mục đích làm hại trẻ em; tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với các em như bị bắt cóc, bị làm hại, bị sai khiến làm những điều xấu.
Chú ý: 2 điều cần có để ứng phó với người lạ
- Sức khỏe (giúp chạy nhanh, giãy giụa mạnh để thoát khỏi người lạ khi bị bắt).
- Trí thông minh, sự bình tĩnh, sự nhanh nhẹn (giúp quan sát được tình hình, nghĩ ra phương pháp để đối phó với người lạ).
- Tranh 1: Bạn nữ trong tranh thể hiện cảm xúc vui mừng khi thấy mẹ vừa đi chợ mới về. Đây là cảm xúc tích cực
- Tranh 2: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc sợ hãi khi thấy con sâu. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 3: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc tức giận khi bị bạn nữ đẩy. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 4: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc ngạc nhiên khi thấy một bức tranh đẹp. Đây là cảm xúc tích cực
- Tranh 5: Bạn nữ trong tranh thể hiện cảm xúc lo lắng, sợ mình sẽ không hát được. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 6: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc xấu hổ khi bị bạn nữ trêu trên mặt dính mực. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Những cảm xúc mà em biết: lo lắng, sợ hãi, buồn, vui vẻ, tức giận,...
a.
Những người đáng tin cậy em có thể tìm kiếm sợ trợ giúp: thầy, cô giáo; cô, chú công an; bác bảo vệ; nhân viên mặc đồng phục ở các cửa hàng, cơ quan, ...; đàn ông hoặc phụ nữ đi cùng con nhỏ (vì thường những người có con nhỏ thì họ sẽ có khuynh hướng bảo vệ trẻ nhỏ).
b.
- Khi người lạ hỏi thông tin cá nhân thì em không được cho họ biết. Vì họ có thể dựa vào đó để thực hiện những hành vi xấu như trộm cắp, tìm cơ hội bắt cóc hoặc làm hại em.
- Khi có người lạ cho quà thì em không được nhận, kiên quyết từ chối, không được đụng vào món quà đó vì có thể người lạ đã tẩm thuốc vào những món đồ đó để thực hiện hành vi xấu của mình, khiến em có thể bị gây mê, bắt cóc hoặc bị làm hại.
- Khi người lạ rủ đi theo thì em không được đồng ý, kiên quyết từ chối vì người lạ có thể dẫn em đến một nơi lạ để thực hiện hành vi xấu, em sẽ bị bắt cóc, bị làm hại.
- Khi bị người lạ bắt đi, em cần hô to để gây chú ý với mọi người xung quanh để họ thấy được tình hình lúc đó và cứu giúp em thoát khỏi âm mưu của kẻ xấu.
c.
Hình 1:
- Với những tình huống nguy cấp như đang bị ai đó đuổi theo, em cần hô to nhằm thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh, để mọi người có thể thấy được tình hình và sẵn sàng giúp đỡ em lúc đó. (Ví dụ: Cứu cháu! Giúp cháu với!).
- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.
Hình 2:
- Với tình huống chưa thật nguy cấp, em có sự nghi ngờ rằng đang có người lạ theo dõi mình thì em có thể tiến lại gần người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ (chú công an), bình tĩnh nói rõ ràng chuyện em đang bị người lạ theo dõi và đề nghị người ấy giúp đỡ một cách lịch sự (Ví dụ: “Cháu đang bị một người lạ theo dõi, chú giúp cháu với ạ”.).
- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.
1. Vui vẻ nhận quà và nói lời cảm ơn.
2. Bình tĩnh, không nổi cáu và bảo các bạn không làm thế nữa.
3. Bình tĩnh, không tức giận mà ra đàm phán với bạn.
4. Đỡ em dậy và nói lời xin lỗi.