Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét của em:
1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.
2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.
3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.
4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.
5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.
6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.
a. Hỏi mượn điện thoại người đi đường để gọi cho bố mẹ. Đến chỗ có bảo vê, phường để báo cáo mình đi lạc.
b. Nói họ tên, nhà ở, cháu bị lạc vì, số điện thoại mẹ cháu là...
c. Vì sẽ tốt hơn nếu như mình có được sự trợ giúp từ mọi người để dễ tìm được bố mẹ.
a.
Tình huống 1:
Bạn nhỏ đứng ở trước cửa nhà một mình, có một người lạ nhìn thấy, giả vờ làm người quen của mẹ để rủ đi theo. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ có thể bị bắt cóc hoặc làm hại.
Tình huống 2:
Bạn nhỏ đang chơi trong công viên thì có người lạ đến gần và cho kẹo – đồ ăn được trẻ con rất ưa thích. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu như ăn kẹo của người lạ, bạn nhỏ có thể ăn phải thuốc mê, thuốc ngủ do người xấu đã cho vào kẹo hoặc có thể bị người lạ sai khiến, làm hại.
Tình huống 3:
Bạn nhỏ đứng ở trước cổng trường đợi người thân đến đón thì người lạ đã đến bên nói chuyện, lôi kéo, rủ rê cho quà, đồ chơi. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ không những không có đồ chơi mà còn có thể bị bắt cóc, làm hại.
Chú ý:
Mở rộng: Ngoài những tình huống trên thì còn rất nhiều tình huống người xấu bày ra nhằm những mục đích xấu đối với trẻ em như: Giả vờ là bố, mẹ các em nơi đông người; Bán đồ ăn, đồ chơi có tẩm thuốc ngoài cổng trường; ...
b. Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống trên vì họ sẽ giúp em thoát khỏi những kẻ xấu, những kẻ có mục đích làm hại trẻ em; tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với các em như bị bắt cóc, bị làm hại, bị sai khiến làm những điều xấu.
Chú ý: 2 điều cần có để ứng phó với người lạ
- Sức khỏe (giúp chạy nhanh, giãy giụa mạnh để thoát khỏi người lạ khi bị bắt).
- Trí thông minh, sự bình tĩnh, sự nhanh nhẹn (giúp quan sát được tình hình, nghĩ ra phương pháp để đối phó với người lạ).
- Em đồng tình với ý kiến A. Vì khi em nói lời đề nghị lễ phép, lịch sự thì sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ người khác hơn vì họ cảm nhận được sự tôn trọng, sự mong muốn thực lòng được giúp đỡ mà em dành cho người ấy.
- Em đồng tình với ý kiến B. Vì khi em nói địa chỉ nơi ở với người giúp đỡ đáng tin cậy thì sẽ giúp cho việc giúp đỡ đó dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Em không đồng tình với ý kiến C. Vì nếu như em không thể bình tĩnh, không ngừng khóc lóc thì sẽ khiến cho việc giúp đỡ trở nên khó khăn hơn, mất thời gian hơn bởi những người muốn giúp em họ không có một thông tin cụ thể nào. Việc khóc lúc này không giải quyết được việc gì và khiến cho mọi việc thêm căng thẳng.
- Em đồng tình với ý kiến D. Vì khi nói với người giúp đỡ số điện thoại của người thân sẽ khiến cho việc giúp đỡ dễ dàng và nhanh chóng hơn, người thân cũng sẽ biết được nơi để tìm và em đang được an toàn.
- Em không đồng tình với ý kiến E. Vì nếu như em cứ im lặng không nói gì thì không ai có thể giúp đỡ được em bởi họ không có thông tin nào cả và việc giúp đỡ cũng sẽ trở nên khó khăn, mất thời gian hơn.
- Em đồng tình với ý kiến G. Vì việc làm cảm ơn người đã giúp đỡ mình thể hiện sự tôn trọng, biết ơn mà em dành cho họ và họ xứng đáng được như vậy. Đồng thời, cũng thể hiện em là một người ngoan ngoãn, biết tôn trọng và nhớ ơn người đã giúp đỡ mình.
Xin chào thầy / cô và các bạn. Em tên A. Sau đây em xin phép được kể câu chuyện của mình trong một lần nguy hiểm tiếp xúc với người lạ.
Buổi chiều hôm đấy, do có việc bận nên mẹ đã đón em khá muộn. Trong khi em đang đứng đợi mẹ trước cổng trường thì có một cô đi qua, nhận là bạn thân của mẹ em và nói mẹ nhờ cô ấy đón. Em thấy cô ấy rất lạ, không phải một trong những người bạn thân của mẹ mà em từng biết. Em đã từ chối không đi theo nhưng cô cương quyết cầm tay em để kéo lên xe. Thật may lúc này mẹ em đã đến kịp để giúp em thoát khỏi người lạ mặt đó. Sau này, nếu như em gặp lại tình huống như vậy mà mẹ chưa đến kịp, em sẽ nhờ bác bảo vệ trường gọi điện thoại cho mẹ để xác nhận xem đúng đó có phải là bạn thân mà mẹ nhờ đến đón mình hay không.
Những tình huống em cần tìm kiếm sự hỗ trợ là tình huống 1 và tình huống 2. Tình huống em có thể tự giải quyết là tình huống 3.
Tình huống 1:
Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ vì khi em bị đau bụng, cần người lớn kiểm tra, đưa đi khám hoặc lấy thuốc uống vì khi đấy em đang đau nên không thể tự giải quyết được.
Tình huống 2:
Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi không khóa vòi nước lại được. Vì em còn nhỏ nên chưa thể tự giải quyết được trường hợp này mà cần có sự giúp đơ của người lớn để sửa chữa.
Tình huống 3:
Khi em không thấy cuốn sách Đạo đức thì tự em có thể tìm lại được mà không cần nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác.
- Một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà:
+) Khi cần bên đồ vật nặng nên nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
+) Khi cần lấy đồ vật trên cao mà em không với tới.
+) Khi bị thương
Tình huống 1:
Bạn Huy đã tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời và chính xác. Vì nếu như không tìm kiếm sự hỗ trợ của cô giáo lúc đấy, Huy sẽ không thể tập trung học bài, sức khỏe yếu hơn.
Tình huống 2:
Bạn Nga đã tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời và chính xác khi không hiểu bài. Việc bạn Nga nhờ cô giảng lại bài khi không hiểu sẽ giúp bạn ấy tiếp thu kiến thức tốt hơn và dễ dàng giải quyết bài tập khó.
- Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường vì khi em gặp vấnề khó khăn, không thể tự mình giải quyết thì cần nhớ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè để những vấn đề khó khăn đó sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
- Những cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường mà em biết:
+) Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong trường.
+) Nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè.
+) Nhờ sự giúp đỡ của bác bảo vệ
Hình 1:
Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị một người lạ mặt theo đuổi vì em không biết họ là ai, có thể họ sẽ có ý đồ xấu. Vì vậy, em cần tìm kiếm sự hỗ trợ để bản thân không gặp nguy hiểm.
Hình 2:
Khi xe bị hỏng trên đường, em cần tìm kiếm sự hỗ trợ để giúp em sửa xe, tự em không thể làm được điều đó và giúp cho việc trở về nhà dễ dàng hơn.
- Những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ ở công cộng mà em biết như:
+) Khi em bị lạc người thân.
+) Khi em không tự mình sang đường được.
+) Khi em bị ngã xe.
+) Khi em bị người lạ mặt lôi kéo, dụ dỗ.
a.
Những người đáng tin cậy em có thể tìm kiếm sợ trợ giúp: thầy, cô giáo; cô, chú công an; bác bảo vệ; nhân viên mặc đồng phục ở các cửa hàng, cơ quan, ...; đàn ông hoặc phụ nữ đi cùng con nhỏ (vì thường những người có con nhỏ thì họ sẽ có khuynh hướng bảo vệ trẻ nhỏ).
b.
- Khi người lạ hỏi thông tin cá nhân thì em không được cho họ biết. Vì họ có thể dựa vào đó để thực hiện những hành vi xấu như trộm cắp, tìm cơ hội bắt cóc hoặc làm hại em.
- Khi có người lạ cho quà thì em không được nhận, kiên quyết từ chối, không được đụng vào món quà đó vì có thể người lạ đã tẩm thuốc vào những món đồ đó để thực hiện hành vi xấu của mình, khiến em có thể bị gây mê, bắt cóc hoặc bị làm hại.
- Khi người lạ rủ đi theo thì em không được đồng ý, kiên quyết từ chối vì người lạ có thể dẫn em đến một nơi lạ để thực hiện hành vi xấu, em sẽ bị bắt cóc, bị làm hại.
- Khi bị người lạ bắt đi, em cần hô to để gây chú ý với mọi người xung quanh để họ thấy được tình hình lúc đó và cứu giúp em thoát khỏi âm mưu của kẻ xấu.
c.
Hình 1:
- Với những tình huống nguy cấp như đang bị ai đó đuổi theo, em cần hô to nhằm thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh, để mọi người có thể thấy được tình hình và sẵn sàng giúp đỡ em lúc đó. (Ví dụ: Cứu cháu! Giúp cháu với!).
- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.
Hình 2:
- Với tình huống chưa thật nguy cấp, em có sự nghi ngờ rằng đang có người lạ theo dõi mình thì em có thể tiến lại gần người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ (chú công an), bình tĩnh nói rõ ràng chuyện em đang bị người lạ theo dõi và đề nghị người ấy giúp đỡ một cách lịch sự (Ví dụ: “Cháu đang bị một người lạ theo dõi, chú giúp cháu với ạ”.).
- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.