K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2018

Loại nhịp được kí hiệu bằng số chỉ nhịp. Số chỉ nhịp được đặt sau khoá nhạc và hoá biểu (nếu có). Số chỉ nhịp gồm hai chữ số, số bên trên chỉ số phách có trong mỗi nhịp, số bên dưới chỉ trường độ mỗi phách bằng một phần mấy của nốt tròn.

Một số loại nhịp thường gặp :

– Nhịp hai bốn: Nhịp hai bốn có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen (nốt đen có trường độ bằng một phần tư nốt tròn). Nhịp hai bốn có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Ví dụ :

Image result for nhịp 2/4

-Nhịp ba bốn : Nhịp ba bốn có ba phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp ba bốn có phách 1 là phách mạnh, phách 2 và 3 là phách nhẹ.

Image result for nhịp 3/4

-Nhịp bốn bốn (còn được viết là C) : Nhịp bốn bốn có bốn phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp 4 có phách 1 là phách mạnh, phách 3 là phách mạnh vừa, phách 2 và 4 là phách nhẹ.

Image result for nhịp 4/4

– Nhịp sáu tám : Nhịp sáu tám có sáu phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc đơn. Nhịp sáu tám có phách 1 là phách mạnh, phách 4 là phách mạnh vừa, còn lại là phách nhẹ.

Image result for nhịp 6/8

– Nhịp hai hai (còn được viết là C) : Nhịp hai hai có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt trắng (nốt trắng có trường độ bằng một phần hai của nốt tròn). Nhịp có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.

Image result for nhịp 2/2

Vạch nhịp

Trên khuông nhạc, nhịp có thể được gọi là ô nhịp. Các ô nhịp được phân cách nhau bằng những vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp (hoặc gạch nhịp). Những nốt nhạc nằm sát sau vạch nhịp bao giờ cũng là phách mạnh.

Trong bản nhạc còn sử dụng hai vạch nhịp đứng sát nhau, gọi là vạch kép (hoặc vạch nhịp đôi). Vạch kép có hai loại.

– Vạch kép có hai nét không tô đậm, dùng trong các trường hợp :

+ Thay đổi nhịp

+ Thay đối khoá.
+ Ngăn cách các quãng, hợp âm.
+ Chuyển sang đoạn nhạc mới.

– Vạch kép có một nét tô đậm, dùng trong các trường hợp :

+ Đi cùng dấu nhắc lại hoặc dấu hồi.

+ Kết thúc tác phẩm.

3. Nhịp lấy đà

Nhịp mở đầu của bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp, gọi là nhịp lấy đà.

Một số cách trình bày bản nhạc có nhịp lấy đà :

– Bản nhạc có nhịp lấy đà thì nhịp kết thúc sẽ không đủ số phách, tổng số phách ở nhịp lấy đà và nhịp kết thúc sẽ bằng một nhịp đầy đủ.

– Thêm dấu lặng vào nhịp mở đầu, hình thức là nhịp đủ số phách nhưng thực chất là nhịp lấy đà.

– Nhiều tác phẩm (đặc biệt là ca khúc) có nhịp lấy đà nhưng nhịp kết thúc vẫn đủ trường độ. Trong bản nhạc, nhịp duy nhất có thể thiếu trường độ, đó là nhịp mở đầu.

Image result for ô nhịp lấy đà

25 tháng 12 2021

ai giúp toy đi ạ :<<

 

8 tháng 3 2019

Không thể. Cần phải đổi số chỉ nhịp trước khi khi các nốt nhạc vào khuông nhạc.

1 tháng 11 2023

Tham khảo!

Một số bài hát nhịp 2/4: 

- Thằng cuội - Ngọc Hiển.

- Ước gì đây? - Mỹ Tâm.

Cô bé mùa đông - Thùy Chi.

- Nhỏ ơi! - Chí Tài. 

Học tốt!

30 tháng 12 2021

- Nhịp 4/4 là nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách = 1 nốt đen. phách thứ nhất  phách mạnh, phách thứ hai  phách nhẹ, phách thứ 3  phách mạnh vừa, phách thứ 4  phách nhẹ.

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 3 2022

Nói đúng hơn là nốt tròn chia số dưới nhân số trên là ra ak :>
 

10 tháng 4 2022

không giỏi môn ấm nhạc sáng tạo lém cậu thông cảm nha mik cũng mún trl nhưng khôm trl đc;-;

15 tháng 1 2017

Bạn Mèo Tom đã thực hiện thiếu thao tác nháy nút Vạch Kết Bài

7 tháng 5 2021

................