Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản nhạc, còn gọi là ô nhịp (hay 1 khuông). Giữa các ô nhịp có 1 vạch đứng để phân cách được gọi là vạch nhịp. Mỗi nhịp lại chia thành những phần nhỏ hơn đều nhau về thời gian gọi là phách (khoanh tròn màu đỏ) ( cái này có trong sách ? )
2, Gồm hai phách mỗi phách bằng 1 nốt đen phách thứ nhất mạnh, phách thứ hai nhẹ
3, Tiến quân ca, Suối mơ ,Trường ca Sông Lô, Trương ChiTiến về Hà Nội,...
4, Dân ca Bắc bộ có những bài nổi tiếng như: " ", "Bèo dạt mây trôi", "Cò lả", "Cây trúc xinh", "Trống cơm",...
1. Khái niệm về nhịp và phách :
- Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau gọi là nhịp. Trong mỗi nhịp ( ô nhịp hay nhịp trường canh ) lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách. Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp.
2. Cách đánh nhịp 2/4 :
- Cách đánh nhịp 2/4: nhịp 1 xuống, nhịp 2 lên. Phách 1 nhẹ, phách 2 mạnh.
3. Một số tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao là :
- Tiến về Hà Nội
- Bắc Sơn
- Bến xuân
- Chiến sĩ Việt Nam
4. Một số dí dụ về dân ca Việt Nam là :
- Dân ca Bắc Bộ có những bài nổi tiếng như : " Bà Rằng bà Rí ", " Ba Quan ", " Bèo dạt mây trôi ",...
- Dân ca Trung Bộ có những bài nổi tiếng như : " Lý mười thương " , " Lý thương nhau " , " Hò đối đáp " , ...
- Dân ca Nam Bộ có những bài nổi tiếng như : " Ru con " , " Lý đất giồng " , " Bắc Kim Thanh " ,...
Học Tốt !
Câu hỏi thảo luận :
- Định nghĩa nhịp 4/4
– Là loại nhịp kép 4 phách:
+ Phách đầu (mạnh)
+ Phách hai nhẹ.
+ Phách 3 mạnh vừa.
+ Phách 4 nhẹ.
– Trường độ mỗi phách tương đương một nốt đen.
– Dùng trong các bài hát trang nghiêm: quốc ca, lãnh tụ ca.
- Sơ đồ đánh nhịp 4/4
Tham khảo (Cre ảnh: Hoidap247)
- Tìm các bài hát có nhịp 4/4
+ Ba kể con nghe – Nguyễn Hải Phong.
+ Vì tôi còn sống – Tiên Tiên
+ ....
Cre: Hoidap247 + Google
Loại nhịp được kí hiệu bằng số chỉ nhịp. Số chỉ nhịp được đặt sau khoá nhạc và hoá biểu (nếu có). Số chỉ nhịp gồm hai chữ số, số bên trên chỉ số phách có trong mỗi nhịp, số bên dưới chỉ trường độ mỗi phách bằng một phần mấy của nốt tròn.
Một số loại nhịp thường gặp :
– Nhịp hai bốn: Nhịp hai bốn có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen (nốt đen có trường độ bằng một phần tư nốt tròn). Nhịp hai bốn có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Ví dụ :
-Nhịp ba bốn : Nhịp ba bốn có ba phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp ba bốn có phách 1 là phách mạnh, phách 2 và 3 là phách nhẹ.
-Nhịp bốn bốn (còn được viết là C) : Nhịp bốn bốn có bốn phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp 4 có phách 1 là phách mạnh, phách 3 là phách mạnh vừa, phách 2 và 4 là phách nhẹ.
– Nhịp sáu tám : Nhịp sáu tám có sáu phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc đơn. Nhịp sáu tám có phách 1 là phách mạnh, phách 4 là phách mạnh vừa, còn lại là phách nhẹ.
– Nhịp hai hai (còn được viết là C) : Nhịp hai hai có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt trắng (nốt trắng có trường độ bằng một phần hai của nốt tròn). Nhịp có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.
Vạch nhịp
Trên khuông nhạc, nhịp có thể được gọi là ô nhịp. Các ô nhịp được phân cách nhau bằng những vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp (hoặc gạch nhịp). Những nốt nhạc nằm sát sau vạch nhịp bao giờ cũng là phách mạnh.
Trong bản nhạc còn sử dụng hai vạch nhịp đứng sát nhau, gọi là vạch kép (hoặc vạch nhịp đôi). Vạch kép có hai loại.
– Vạch kép có hai nét không tô đậm, dùng trong các trường hợp :
+ Thay đổi nhịp
+ Thay đối khoá.
+ Ngăn cách các quãng, hợp âm.
+ Chuyển sang đoạn nhạc mới.
– Vạch kép có một nét tô đậm, dùng trong các trường hợp :
+ Đi cùng dấu nhắc lại hoặc dấu hồi.
+ Kết thúc tác phẩm.
3. Nhịp lấy đàNhịp mở đầu của bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp, gọi là nhịp lấy đà.
Một số cách trình bày bản nhạc có nhịp lấy đà :
– Bản nhạc có nhịp lấy đà thì nhịp kết thúc sẽ không đủ số phách, tổng số phách ở nhịp lấy đà và nhịp kết thúc sẽ bằng một nhịp đầy đủ.
– Thêm dấu lặng vào nhịp mở đầu, hình thức là nhịp đủ số phách nhưng thực chất là nhịp lấy đà.
– Nhiều tác phẩm (đặc biệt là ca khúc) có nhịp lấy đà nhưng nhịp kết thúc vẫn đủ trường độ. Trong bản nhạc, nhịp duy nhất có thể thiếu trường độ, đó là nhịp mở đầu.
Nhip 3/4 : La nhip gom co hai phach . Moi phach bang 1 not den . Phach 1 la phach manh ; phach 2,3 la phach nhe.
VD cac bai : Dem sao
Tre nga ben lang Bac
Tuoi tho
Tien len doan vien
Dung thi tick cho mik voi nha
CHUC BAN HOC TOT
Nhịp 3/4: gồm ba phách mỗi phách bằng một nốt đen phách thứ nhất mạnh, phách thứ và phách thứ 3 nhẹ.
VD:_ Đếm sao
_Tiến lên đoàn viên
_Tre ngà bên lăng Bác
_Tuổi thơ
:33
- Nhịp 4/4 là nhịp gồm có 4 phách, giá trị mỗi phách = 1 nốt đen. phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ.
Chúc bạn học tốt!
Nói đúng hơn là nốt tròn chia số dưới nhân số trên là ra ak :>