Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Ý nghĩa cơ bản của việc phát triển thủy điện ở vùng TD&MN Bắc Bộ không phải là
⇒ Đáp án: D. tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Câu 2. Loại hình vận tải nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển nước ta?
⇒ Đáp án: C. Đường bộ.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết dãy núi nào sau đây ở nước ta chạy theo hướng tây bắc – đông nam?
⇒ Đáp án: A. Dãy Hoàng Liên Sơn.
Câu 4. Trung tâm du lịch lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ và cả nước là
⇒ Đáp án: D. TP Hồ Chí Minh.
Câu 5. Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất nước ta?
⇒ Đáp án: B. Đất feralit trên badan.
Câu 6. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô rất lớn ở ĐBSH là
⇒ Đáp án: C. Hà Nội.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây không phải là lợi ích của việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?
⇒ Đáp án: D. Tăng nhiều chi phí cho các vấn đề phúc lợi xã hội.
Câu 8. Lĩnh vực dịch vụ ở nước ta đang thu hút nhiều công ti nước ngoài hoạt động là
⇒ Đáp án: A. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Câu 9. Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của vùng ĐBSH tập trung ở hai thành phố là
⇒ Đáp án: B. Hà Nội và Hải Phòng.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng KTTĐ miền Trung có giá trị sản xuất công nghiệp đạt từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?
⇒ Đáp án: B. Đà Nẵng.
Tham khảo
Câu 1:
Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:
- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).
+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở Thái Nguyên, Na Dương.
+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…
⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà: nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).
Câu 2:
Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…
- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.
Câu 3
* Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002,
- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.
+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.
+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.
⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.
- Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước, với nước bạn Trung Quốc, Lào (qua các cửa khẩu …) và các nước trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và thế giới (qua các cảng …)
- Vì Trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.
+ Có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.
+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đậu tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.
+ Diện tích đất tương đối rộng, khí hậu không khắc nghiệt, giao thông dễ dàng hơn,... là điều kiện thuận lợi cho sinh sống.
- Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống:
+ địa hình núi ca hiểm trở.
+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.
+ Thời tiết diễn biến thất thường.
+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.
+ Thị trường kém phát triển.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 30,7% diện tích) và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).
Các tỉnh, thành phố:
+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế.
+ Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội.
+ Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.
D