K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn văn sau: “Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long) Đoạn trích trên là lời...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”

(Trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)

  1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?
  2. Xét về mục đích nói: “Không, không, đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu nào? Câu văn đó giúp em hiểu gì về nhân vật?
  3. Những người mà nhân vật “cháu” cho là đáng vẽ hơn là những ai? Đọc tác phẩm, em thấy nhân vật “cháu” và những người đó có vẻ đẹp chung nào?
  4. Từ nhân vật “cháu” trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.
0
Phần I (7,0 điểm)Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắngCâu 1: Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ...
Đọc tiếp

undefined

Phần I (7,0 điểm)

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1: Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngõ”.

Câu 4: Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

  “Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

   Sấm cũng bớt bất ngờ

   Trên hàng cây đứng tuổi.”

         (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán).

Phần II (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"

   (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)

Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

7
4 tháng 4 2021

 

Phần I (7,0 điểm)

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1: Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

- Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)- Tên bài thơ khác cùng thể thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

– Giác quan:+ Khứu giác: hương ổi.+ Xúc giác: gió se+ Thị giác: sương chùng chình.- Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.

Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngõ”.

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:- Gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …- Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Câu 4: Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

  “Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

   Sấm cũng bớt bất ngờ

   Trên hàng cây đứng tuổi.”

         (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán).

Phần II (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"

   (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)

Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

Phép liên kết: phép nối.- Từ liên kết: “nhưng”

Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, có những cách ứng xử:+ Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.+ Gồng mình vượt qua.

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

 

Phần I 

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1

- Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)- Tên bài thơ khác cùng thể thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Câu 2

– Giác quan:+ Khứu giác: hương ổi.+ Xúc giác: gió se+ Thị giác: sương chùng chình.- Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.

Câu 3

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:- Gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …- Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

 

Trong văn bản " Hoàng Lê Nhất Thống Chí"- hồi thứ 14, nhóm tác giả Ngô Văn Phái viết:" vua Quang Trung nói: - lần này ta ra..... Thì ta có sợ gì chúng " 1. Vua Quang Trung đã nói lời trên ở đâu? Với ai? Vào thời gian nào? Qua lời nói đó, em hiểu thêm gì về hình anh hùng áo vải Quang Trung? 2. Xét về mục đích nói, câu văn in đậm " chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, nước giàu quân mạnh, thì ta...
Đọc tiếp

Trong văn bản " Hoàng Lê Nhất Thống Chí"- hồi thứ 14, nhóm tác giả Ngô Văn Phái viết:" vua Quang Trung nói: - lần này ta ra..... Thì ta có sợ gì chúng "

1. Vua Quang Trung đã nói lời trên ở đâu? Với ai? Vào thời gian nào? Qua lời nói đó, em hiểu thêm gì về hình anh hùng áo vải Quang Trung?

2. Xét về mục đích nói, câu văn in đậm " chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? Chỉ ra hành động nói và hành động nói trong câu văn trên

Câu 3. Có ý kiến cho rằng QT là con người có ý thức dân tộc sâu sắc và có tài năng quân sự lỗi lạc. DỰA VÀO VĂN BẢN HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ. hãy viết một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu làm rõ ý kiến trên. Trong đoạn văn sử dụng một câu chứa thành phần lập phủ chú, một phép thẾ

3

1.

- Những lời trên Quang Trung nói với các tướng Tây Sơn khi hội quân ở Tam Điệp, sau khi ông luận công tội Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân….đó là những tướng được giao trấn giữ Thăng Long nhưng khi quân Thanh kéo san, họ đã chủ động rút về Tam Điệp chờ đại quân Tây Sơn từ Huế ra. Nội dung lời Quang Trung là bàn kế sách ngoại giao với nhà Thanh sau khi thắng họ.

- Anh hùng áo vải Quang Trung -Nguyễn Huệ là một vị vua yêu nước thương dân, có trí tuệ sáng suốt - sáng suốt trong việc dùng người, có ý chí quyết chiến quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng...

7 tháng 7 2019

Ra đến phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, vua Quang Trung lại nói với các tướng: “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh” (trích nguyên văn Ngữ văn 9 tập một, trang 67).

Ở Tam Điệp - Biện Sơn vua còn nói mươi ngày có thể phá được giặc thì giải thích làm sao ngày 29 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) vua và quân còn ở Nghệ An.

PHẦN I (6 đ) Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” 1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ. 2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó. 3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I (6 đ)

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

PHẦN II (4đ):

Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:

“… – Chào anh – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”

(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập 1)

1. Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật chủ yếu của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn: “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay.” Thuộc kiểu câu nào?

3. Tại sao trước khi chia tay, ông họa sĩ lại khẳng định với anh thanh niên rằng: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại.”?

4. Từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, kết hợp với hiểu biết của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi.

0
Câu chuyện về người lái xe tải Phan Văn Bắc dìu chiếc xe khách mất phanh đang đổ đèo Bảo Lộc để cứu sống hàng chục người đang dậy sóng. Có rất nhiều ý kiến trái chiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Không ít người đã từng kêu lên: “Lòng tốt đi đâu hết cả rồi ?”. Lòng tốt không đi đâu cả. Lòng tốt vẫn ngày ngày đi qua chúng ta mà chúng ta chưa nhận ra, lòng tốt đang ngủ yên...
Đọc tiếp

Câu chuyện về người lái xe tải Phan Văn Bắc dìu chiếc xe khách mất phanh đang đổ đèo Bảo Lộc để cứu sống hàng chục người đang dậy sóng. Có rất nhiều ý kiến trái chiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Không ít người đã từng kêu lên: “Lòng tốt đi đâu hết cả rồi ?”. Lòng tốt không đi đâu cả. Lòng tốt vẫn ngày ngày đi qua chúng ta mà chúng ta chưa nhận ra, lòng tốt đang ngủ yên trong chính con người chúng ta và lòng tốt đang bị đe dọa khi xuất hiện. Có người hỏi: “Vậy khi nào lòng tốt thức dậy và hiện ra?”. Tôi nghĩ, có những lòng tốt thức dậy một cách bản năng. Nhưng nếu chỉ như thế thì lòng tốt quá ít ỏi. Lòng tốt phải được chúng ta chuẩn bị để xuất hiện với ý thức của chúng ta, với sự rung cảm của chúng ta, với sự lên tiếng của chúng ta như chúng ta đang lên tiếng về hành động của lái xe Phan Văn Bắc.

1. Nêu nội dung của đoạn trích trên?

2. Câu “Lòng tốt đi đâu hết cả rồi ?” trong đoạn trích trên được dẫn lại theo cách nào?

3. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích sau: ''Không ít người đã từng kêu lên: “Lòng tốt đi đâu hết cả rồi ?”. Lòng tốt không đi đâu cả. Lòng tốt vẫn ngày ngày đi qua chúng ta mà chúng ta chưa nhận ra, lòng tốt đang ngủ yên trong chính con người chúng ta và lòng tốt đang bị đe dọa khi xuất hiện. Có người hỏi: “Vậy khi nào lòng tốt thức dậy và hiện ra?”

4. Đoạn trích trên thuộc vấn đề nghị luận nào trong 4 vấn đề nghị luận mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, KH II? Cho biết phép lập luận được sử dụng ở đoạn trích đó?

0
11 tháng 5 2020

a. Nghị luận

b. Chủ ngữ: Mỗi người chúng ta

Vị ngữ: phải nhận thức rõ tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ

Trạng ngữ: Hiểu rõ điều đó

=> Câu đơn.

d. Nội dung: Trách nhiệm của mỗi người với tiếng mẹ đẻ.

MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH MỖI NGƯỜI 1 CÂU CŨNG ĐC TẠI TUẦN SAU MÌNH THI RỒI!!!!! Câu 1: Đoạn kết của “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật trong SGK Ngữ văn 9 có câu: không có kính, rồi xe không có đèn, a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàng thành khổ thơ. b. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ. Bài làm a. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam...
Đọc tiếp

MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH MỖI NGƯỜI 1 CÂU CŨNG ĐC TẠI TUẦN SAU MÌNH THI RỒI!!!!!

Câu 1: Đoạn kết của “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật trong SGK Ngữ văn 9 có câu:

không có kính, rồi xe không có đèn,

a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàng thành khổ thơ.

b. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.

Bài làm

a.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

b. Ý nghĩ nhan đề bài thơ là:

Câu 2: Cá nhụ, cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long.

(“ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)

a. Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép tu từ liệt kê, nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ.

b. Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.

Câu 3:

a. Dòng thơ thứ 7 trong bài thơ “Đồng chí” của chính hữu là câu thơ nào?

b. Câu thơ đó có gì đặc biệt?

Câu 4:

a. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

b. Từ hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy viết một đoạn văn (7-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống của thanh niên hiện nay.

Câu 5: Cho câu thơ trích từ bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

...................................................................

..................................................................

..................................................................

a. Chép tiếp những câu thơ còn thiếu để hoàn chính khổ thơ trên? Phương pháp biểu đạt chính của khổ thơ trên là gì?

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép.

Câu 6: Cho các thành ngữ sau:

- Ăn không nói có.

- Đánh trống lảng.

a. Giải thích nội dung các thành ngữ trên.

b. Các thành ngữ trên vi phạm phương châm hội thoại nào? Nêu khái niệm về phương châm hội thoại đó.

Câu 7: Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để kể lại lần duy nhất được gặp ba cùng kỉ vật “ Chiếc lược ngà”.

Câu 8: Đọc đoạn văn sau:

“... Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu/ bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:

- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ? Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.

(Ngữ văn 9-Tập một)

a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Ai là người kể chuyện?Kề theo ngôi thứ mấy?

b. Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 9; Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mãnh vá

Miệng cười buốc giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đâu súng trăng treo.

(Trích bài Đồng chí- Chính Hữu)

a. Trong các từ ngữ in đậm ở đoạn thơ trên, từ nào được dùng heo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩ chuyển.

b. Xác định phương pháp chuyển nghĩa trong các từ in đậm.

Câu 10: Hãy tưởng tượng em đã có một cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với anh thanh niên sống trên đỉnh núi Yên Sơn (nhân vật trong truyện ngắn “Lạng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long). Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.

Câu 11: Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mỡ đầu khổ thơ trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết: Trăng cứ tròn vành vạnh

a. Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên.

b. Nêu vài nét về hoàng cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ dề bài thơ.

c. Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có đọ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sau tư tưỡng mang tính triết lí của tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp ( gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp ).

d. Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Câu 12: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bâu trời đen kịt, nhìn kỉ nới thấy mọt ngôi sao xa, chấu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi mội mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “thềm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

( Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,2016)

a. Nhân vật cháu trong đoạn trích tên là gì? Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu của hình thức ngôn ngữ đó.

b. Đọc đoạn trích trên, em thấy nhân vật cháu có những phẩm chất gì?

c. Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đoạn hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi.

Câu 13: “Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồn lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái”.

( Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- SGK Ngữ văn 9, tập một)

a. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

b. Bài thơ đã xây dựng hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩ của việc xây dựng hình tượng thơ trên.

c. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cánh diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồng của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu (gạch chân, chú thích).

Câu 14: Đọc đoạn trích sau:

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cô cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chen chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bật thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngan tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa đơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,.. ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập một)

a. Nhân vật họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm “Lạng lẽ Sa Pa”?

b. Giải thích ý nghĩ nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”.

c. Đoạn văn trchs dẫn ở trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện?

d. Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với một người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

Câu 15: Mang vẻ đẹp của một loài hoa đồng nội, bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được bắt đàu từ những câu thơ thật giản dị:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”...

a. Em hãy chép chính sác 5 cau tiếp theo để hoàn thành phần đầu của bài thơ “Đồng chí” và nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

b. Tìm và giải thích thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Thành ngữ đó theo em hiểu điều gì về cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính trong bài thơ?

c. Câu thơ “Đêm rét chung chen thành đôi tri kỉ” trong bài “Đồng chí” gợi cho em liên tưỡng đến cái chung nào được nói tới trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Hãy ghi lại câu thơ có hình ảnh đó.

d. Từ cái “chung” trong hai bài thơ trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 tờ giấy thi) về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong xã hội hiện nay.

Câu 16: Cho đoạn trích sau đây:

...”Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngan độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàm răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tần mẫn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa được chải mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”...

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giaos dục Việt Nam, 2015)

a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, do ai sáng tác?

b. Ghi lại lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

c. Câu văn: “Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngan độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàm răng thưa”. Sử dụng biện pháp tu từ nào? Theo em, biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?

d. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm của ông Sáu đối với con, đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và cụm tính từ (gạch chân, dưới câu phủ định và cụm tính từ).

Câu 16: Bằng lời kể của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện từ khi ông Sáu được về thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ sang nhà ngoại (có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận).

Câu 17: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu, từ câu 1 đến câu 4:

(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạch chiếc ao làm “cung điện” của mình. (2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong tuyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vèn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kỳ. (5) Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc , với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luôc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Trích “Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một)

a. Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

b. Trong đoạn văn, tác giả đã dãn lại lời của người khác. Xác địn lời dẫn và cho biết cách dẫn của tác giả sử dụng.

c. Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

d. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4) và (5).

Câu 18: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 dòng trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “trăng” và “ánh trăng” trong khổ cuối bài Ánh trăng – Nguyễn Duy.

Trăng cứ trong vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ làm ta giật mình.

Câu 19: Dựa vào phần đầu đoạn trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, hãy đóng vai bé Thu để kể lại câu chuyện giữa bé và ba mình trong ba ngày ông Sáu về phép thăm nhà.

Câu 20: Từ đoạn trích (câu 1, mục I) em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ? Em thấy mình cần làm gì để học tập và làm theo tấm gương của Bác? (viết 3 đến 5 câu).

Câu 21:

a. Lời dẫn sau đây được dẫn bằng cách nào?

Nhưng chớ hiểu lầm rằng: Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thành tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn đặt.

b. Chuyễn lời dẫn trên bằng 1 trong 2 cách đã học?

Câu 22: Em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy viết một bài văn kể lại lỗi lầm đó.

Câu 23: Em hãy đóng vai là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy kể lại thành một câu chuyện. Từ đó em hãy rút ra bài học về cách sống cho mình.

Câu 24: “ Làng” là tác phẩm của nhà văn Kim Lâm viết về người nông thôn. Trong tác phẩm, nhà văn có viết:

“Về đến nhà ông hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, Sen ... đưa nhau ra đầu nhà chơi xậm chơi hụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, trước mắt ông lão cứ giãn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt giang đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian để nhục nhã thế này.”

a. Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy?

b. Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên. Chép chính xác 4 câu thơ khác trong một đoạn trích “Truyện Kiều” mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này.

c. Em hãy viết một đoạn văn Tổng – Phân – Hợp ( độ dài không quá ½ trang giấy thi) phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc cho đến khi tâm sự cùng người con út. (Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu cảm thán, chú thích rõ)

Câu 25: Mở đầu bài thơ “Đồng Chí” , nhà thơ chính hữu có viết:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”...

a. Em hãy giải nghĩa từ “ Đồng chí”. Theo em các người lính gọi nhau là

9
24 tháng 12 2017

Câu 2:a )Liệt kê các loại cá: " Ca nhụ, cá chim ,cá đé, cá song"

Nhân hóa: " Đêm thở,......Hạ Long"

b) Biện pháp liệt kê : diễn tả hình ảnh nhiều loại cá khác nhau trên biển

Biện pháp: " Đêm ....Hạ Long" diễn tả hoạt động của ngư dân trên vùng biển Hạ Long, vẫn đng hoạt động say mê, hơn nữa câu thơ này cũng đang hòa hợp giữa con người với thiên nhiên,tạo ra một sức mạnh to lớn để con người vượt qua giới hạn ,làm chủ thiên nhiên , để có thể mang lại một mẻ cá lớn

24 tháng 12 2017

Caau 6: a) Ăn không nói có: bịa đặt toàn chuyện không hay về người khác, không có mà nói thành có.

Đánh trống lảng: lảng đi, nói sang chuyện khác để tránh nói đến vấn đề không muốn nói hoặc khó nói.

b) Ăn không nói có: vi phạm phương châm về chất.

Phương châm về chất: khi giao tiếp tránh nói những mình không tin là đúng hay không có bằn chứng xác thực

Đánh trống lảng : vi phạm phương châm quan hệ

Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp ,cần nói đúng đề tài giao tiếp ,tránh nói lạc đề

2 tháng 3 2020

a. Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn mà có ý nghĩa bổ sung cho nhau.

Câu thứ nhất khẳng định giá trị của lời nói.

Từ đó, câu thứ hai nhắc nhở chúng ta phải biết lựa lời mà nói, suy nghĩ kĩ trước khi nói để không làm tổn thương người nghe.

b. Câu tục ngữ nhằm chỉ chúng ta phải nói đúng sự thật

Nó thuộc phương châm về lượng.

c. Câu tục ngữ khuyên chúng ta nói đủ, nói những điều cần thiết, không rườm rà, lan man.

d. Câu tục ngữ khuyên chúng ta thực hiện phương châm về chất.