Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?
... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thìa.
Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:
Mẹ cùng cha bận công tác không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...
Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.
Trả lời:
Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà...
Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?
... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thìa.
Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:
Mẹ cùng cha bận công tác không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...
Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.
tâm hồn cháu - nhà thơ - hình ảnh của bà hiện lên, chẳng bao giờ mờ phai. Tiếng kêu của con chim tu hú với hình ảnh của bà kết hợp hài hòa, được diễn tả dưới hình thức nghệ thuật cảm thán và câu hỏi tu từ đã khắc sâu nỗi nhớ thương da diết, một nỗi bồn chồn trong tâm tưởng và kí ức:
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.
Âm điệu của vần thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng gợi lên những rung cảm man mác, bâng khuâng. Tiếng chim tu hú như vọng vào năm tháng, bồi hồi...
Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với mái nhà êm ấm, cũng như âm thanh của tiếng chim tu hú gắn liền với cánh đồng. Bằng Việt đã khéo lựa chọn hai hình ảnh ấy để nói lên lòng kính yêu, sự thương nhớ và biết ơn bà, với tình yêu quê hương. Bếp lửa và tiếng chim trở thành biểu tượng mang vẻ đẹp nhân văn của một tình quê nồng hậu, về kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào.
Mỗi chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà, những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà... từ những năm tháng tuổi thơ vọng về. Những tình cảm đẹp ấy được diễn tả rất thơ...
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.
– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga
– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.
2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.
3.
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.
1.
Cụm từ ''biết mấy nắng mưa'' chỉ những vất vả, khó nhọc mà bà đã phải trải qua. Bà phải chịu biết bao khó nhọc, hi sinh nhiều điều nhưng đặc biệt tình yêu thương, sự hi sinh của bà dành cho con cháu là không bao giờ thay đổi.
Thành ngữ: Dầm mưa giãi nắng
Ý nghĩa: Chỉ những khó khăn, vất vả trong cuộc đời mỗi người phải trải qua
2.
Bài thơ: Con cò, Nói với con
Câu 1:
Em hiểu rằng cụm từ "biết mấy nắng mưa" là sự gợi tả cho cuộc đời khó nhọc, cực khổ không thể xác định được để chăm cháu của người bà trong câu thơ.
Một câu thành ngữ có chứa 2 từ "nắng", "mưa":
"Dầm mưa dãi nắng"
Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ: chỉ đến sự cực khổ trong lao động của con người.
Câu 2:
Kể tên hai bài thơ viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9: "Nói với con" và "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".
Tham khảo!
a.
- Điệp từ "trăm", "có"
- Liệt kê: ngọn khói, lửa, niềm vui; trăm tàu, trăm nhà, trăm ngả
- Câu hỏi tu từ: "Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?.."
=> Tác dụng: tạo nhịp điệu cho lời thơ, tăng giá trị biểu đạt, làm cho khổ thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.
b. Nội dung: đoạn thơ bày tỏ nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi của cháu về người bà. Người cháu tuy ở xa vẫn mang niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng về bà và bếp lửa thân yêu.
Bài thơ là lời của người cháu nói với bà, nói về kỉ niệm tuổi thơ bên bà và những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.
Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ giống như lời tâm sự của người cháu hiếu thảo gửi cho người bà.
Bắt đầu ngọn nguồn cảm xúc từ hình ảnh bếp lửa. Từ đó gợi lại kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, nuôi nâng. Từ những kỉ niệm người cháu thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý. Mạch cảm xúc thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm tới suy ngẫm.
a) Xét theo mục đích nói , câu trên thuộc kiểu câu cảm thán. Dấu hiệu : Ôi. Câu trên diễn tả sự ngạc nhiên , ngỡ ngàng.
b) Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn cứ là một dòng chảy tự nhiên xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ.Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn cứ là một dòng chảy tự nhiên xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ.
c)-vì bếp lửa là hình ảnh gợi lên sự đầm ấm của gia đình hay nói rõ hơn , trong bài thơ này chính là người bà kính yêu.Bếp lửa là hình ảnh tả thực xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.Đồng thời , bếp lửa vốn thân thuộc trong mỗi gia đình bỗng trở nên kì lạ => bếp lửa kì diệu thiêng liêng có kỉ niệm và hồi ức gọi nhớ về bà , tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn cháu trong suốt cuộc đời.
-thành phần gạch chân là thành phần phụ chú được ngăn cách bởi dấu gạch ngang
Tham khảo:
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.
Ý nghĩa: "Bếp lửa" là một hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng:
- Bếp lửa là hình ảnh thực, quen thuộc, gần gũi vợi mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ.
- “Bếp lửa” là biểu tượng giàu ý nghĩa: Bếp lửa là tình bà ấm nồng, là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn...
Câu thơ có hình ảnh “bếp lửa” mang ý nghĩa tả thực: "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm"
Câu thơ có hình ảnh“bếp lửa” mang ý nghĩa tượng trưng: "Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"
a.
Kiểu câu nghi vấn.
Hành động nói: hỏi
Cách thực hiện hành động nói: trực tiếp.
b.
Kiểu câu trần thuật.
Hành động nói: bộc lộ cảm xúc.
Cách thực hiện hành động nói: gián tiếp.
c.
Kiểu câu trần thuật.
Hành động nói: tường thuật tính chất sự vật.
Cách thực hiện hành động nói: trực tiếp.
d.
Xét câu "Đừng chẳng lúc nào quên nhắc nhở"
- Thuộc kiểu câu cầu khiến.
- Hành động nói: bộc lộ cảm xúc
- Cách thực hiện hành động nói: gián tiếp.
Xét câu "Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"
- Thuộc kiểu câu nghi vấn.
- Hành động nói: bộc lộ cảm xúc.
- Cách thực hiện hành động nói: gián tiếp.
e.
Thuộc kiểu câu cảm thán.
Hành động nói: bộc lộ cảm xúc.
Cách thực hiện hành động nói: trực tiếp.
f.
Thuộc kiểu câu trần thuật.
Hành động nói: bộc lộ cảm xúc.
Cách thực hiện hành động nói: gián tiếp.
g.
Xét câu "Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà".
- Thuộc kiểu câu trần thuật.
- Hành động nói: bộc lộ cảm xúc.
- Cách thực hiện hành động nói: gián tiếp.
Xét câu "Kêu chị hoài trên những cánh đồng xa?".
- Thuộc kiểu câu nghi vấn.
- Hành động nói: bộc lộ cảm xúc.
- Cách thực hiện hành động nói: gián tiếp.