Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản. Sự kiện này đã đánh dấu bước mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo hoàn toàn chấm dứt khi Đảng Cộng sản Viêt Nam ra đời (1930) xác định tổ chức lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân.
Tham khảo:
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành:
Thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và tiến hành xâm lược các nước nhỏ, yếu để làm thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tư bản; để vơ vét tài nguyên, bóc lột lao động, nô dịch dân tộc. Tuy nhỏ bé, lạc hậu, nhưng các nước này không cam chịu làm nô lệ cho thực dân, đế quốc mà quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc, từ đó phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Sự kiện này tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, nhận thức của người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành, trong việc so sánh đối chiếu với dân tộc Việt Nam, dân tộc ta quyết không làm nô lệ cho thực dân Pháp, mà phải đấu tranh giành lại nền độc lập cho dân tộc, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin và sự ra đời Đảng Cộng sản trên thế giới.
Trên thế giới chủ nghĩa Mác – Lênin phát triển và được hiện thực hóa bằng phong trào vô sản với sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới như: BaLan, Tiệp Khắc, Liên Xô, v.v. các Đảng Cộng sản có khả năng tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo, giai cấp công nhân và dân tộc làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
Phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước thuộc khu vực châu Á nổ ra như: Indonesia, Trung Quốc nổ ra nhưng đều thất bại, mà nguyên nhân là thiếu tổ chức, thiếu đoàn kết, đoàn kết rời rạc, nên Hồ Chí Minh không sang Trung Quốc hay Nhật tìm đường cứu nước, mà sang Pháp để tìm đường cứu nước.
Thứ tư, tình hình trong nước
Từ những tháng đầu năm 1858 trở về trước, Việt Nam là một nước phong kiến độc lập có chủ quyền; đến ngày 1/9/1858, Pháp xâm lược Việt Nam, sau hiệp định Patơnốt(1884), Việt Nam trở thành nước thuộc địa của thực dân Pháp, lúc này Việt Nam mất chủ quyền. Thực dân Pháp câu kết với chế độ phong kiến cùng áp bức, bóc lột các tầng lớp nhân dân lao động, xã hội Việt Nam lúc này xuất hiện nhiều mâu thuẫn, xã hội đen tối, ngột ngạt; một câu hỏi lớn đặt ra cho các thế hệ người Việt Nam là bằng con đường nào để giành lại nền độc lập cho dân tộc?. Trong xã hội Việt Nam lúc này có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa cả dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa giai cấp nông dân với địa chủ, phong kiến. Dưới ách cai trị của thực dân phong kiến, nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, đã liên tục đấu tranh giành độc lập dân tộc, theo các khuynh hướng của nông dân, trí thức, tư sản; các phong trào yêu nước sôi nổi, mạnh mẽ, liên tục duy trì ngọn lửa cứu nước trong lòng dân tộc, nhưng tất cả đều thất bại, do thiếu tổ chức, thiếu đường lối, chưa có Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Nên sau này Hồ Chí Minh không đi theo con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ vì đó là con đường cứu nước không thành, cho dù Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ các sĩ phu yêu nước với tinh thần hy sinh xả thân vì nước.
Thứ năm, quê hương và gia đình
Nguyễn Tất Thành sinh ra tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi quê hương giàu truyền thống yêu nước, thương dân, hiếu học. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một vị quan giáo dục có tinh thần yêu nước, thương dân; là Người cha thân ra Nguyễn Tất Thành, đã dạy dỗ Nguyễn Tất Thành chu đáo về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: yêu nước, thương dân, đoàn kết, cộng đồng, dân chủ, trung, hiếu,v.v. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cũng định hướng cho Nguyễn Tất Thành muốn thắng giặc Pháp thì phải hiểu văn hóa Pháp, muốn hiểu văn hóa Pháp thì phải học ngôn ngữ của Pháp. Trong gia đình, anh ruột Nguyễn Sinh Khiêm và chị ruột Nguyễn Thị Thanh đã tích cực tham gia chống giặc Pháp xâm lược bị bắt giam, bị đánh đập dã man. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên phải chứng kiến cảnh lầm than của nhân dân ta khi nước mất, nhà tan. Xuất phát từ thương dân rồi trăn trở vì dân và quyết tâm ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước nhân văn Việt Nam là cội nguồn động lực thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Người viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”(1). Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Từ Bến Nhà Rồng, Người xuất dương sang Pháp trên con tàu buôn Latouche -Tréville để tìm "tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi", sau hơn một tháng trên biển đến ngày 6 tháng 7 năm 1911, tàu Latouche-Tréville cập cảng Marseille Pháp. Từ nǎm 1911 đến 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á, để nghiên cứu, tìm đường cứu nước. Tháng 7 nǎm 1920 trên báo Nhân đạo (L'Humanité - Pháp), Nguyễn Tất Thành đọc Sơ thảo “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin.
Thứ sáu, trí tuệ và quyết tâm của Nguyễn Tất Thành.
Có thể nói, Nguyễn Tất Thành là một thanh niên Việt Nam yêu nước, thương dân có lý tưởng, có khát vọng, có hoài bão, có quyết tâm; hy sinh trọn vẹn đời mình cho dân tộc Việt Nam, Người nói: “ Lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của tôi không bao giờ thay đổi”(2). Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, một mình Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và đã thành công, tạo ra bước ngoặt chuyển hướng cho cách mạng Việt Nam, thay đổi hướng phát triển cho cả dân tộc. Việc lựa chọn, đi theo con đường cách mạng vô sản đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và đem lại nhiều thành tựu vĩ đại cho cách mạng Việt Nam. Cuộc đời - sự nghiệp, tài năng - trí tuệ, đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh luôn là nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ, là tấm gương soi, lời dạy cho các nhà lãnh đạo, quản lý hôm nay, trăn trở, suy tư, xác định trách nhiệm, rèn đức, luyện tài vì sự phát triển toàn diện con người Việt Nam. Nhân dân ta luôn tự hào về Hồ Chí Minh, bởi vì Bác Hồ là ánh sáng, là niềm tin cho muôn dân, là tấm gương soi chung cho các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên hiện nay.
1) Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ?
Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực…
Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…
Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
2) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1930 :
a. Từ năm 1911 đến 1918 :
– Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp.
– Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ…
– Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.
– Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người.
b. Từ năm 1919 đến 1923 :
– Ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai (Verseille) để chia nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
– Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
– Tháng 12/1920, tại đại hội của đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo cách mạng vô sản Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
– Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. – Năm 1922, ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria)..
c. Từ năm 1923 đến 1924 :
– Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản viết nhiều cho báo Sự Thật (Paravda) và Tạp chí Thư tín quốc tế.
– Năm 1924, Người dự và đọc tham luận tại đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Sau đó, Người từ Liên Xô về Quảng Châu để trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
d. Từ năm 1924 đến 1930 :
– Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
– Tháng 6/1925 : Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
– Ngày 9/7/1925, Người và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á đông.
– Ngày 6/1 đến ngày 3/2/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản cộng sản, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của đảng Cộng sản Việt Nam… Tác dụng của những hoạt động trên đối với cách mạng Việt Nam :
* Về chính trị : Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta nư viết bài cho báo “Nhân đạo”, “đời sống công nhân” và “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những tư tưởng mà người truyền bá sẽ là nền tảng tư tưởng của đảng ta sau này. Những tư tưởng đó là:
Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa.
Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. đó chính là mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa.
Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin. * Về tổ chức :
– Khi về tới Quảng Châu (Trung Quốc), người đã tập hợp một số thanh niên Việt Nam yêu nước thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong đó có hạt nhân là Cộng sản đoàn.
Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. 3) Những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc :
Tìm được con đường cứu nước đúng đắn : Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Cùng đảng Cộng sản đông Dương lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
Cùng đảng Cộng sản đông Dương lãnh đạo đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chế độ mới trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.
Cùng đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) thắng lợi.
Cùng đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc…
3) CỐng hiến của NGuyễn Ái Quốc
+ Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam : đó là con đường Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
+ Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn như đã nêu trên, nên mới dẫn tới việc thành lập đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi.
1) Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ?
Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực…
Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…
Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào Đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
2) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1930 :
a. Từ năm 1911 đến 1918 :
- Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp.
- Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ…
- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga => Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.
- Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người.
Đáp án C
Sau khi đọc xong “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin”, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".
- Mốc kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là khi Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của Lê-nin và tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp năm 1920
- Sự kiện mở ra 1 thời đại mới cho cm việt nam là khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930