K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2020

- Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
 

22 tháng 5 2020

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa vào lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.

10 tháng 12 2021

BPTT: Ẩn dụ

Tác dụng: Cho người đọc thấy nỗi vất vả của người nông dân khi suốt ngày phải làm lụng vất vả. 

10 tháng 12 2021

BPTT đối lập thì sao bn :)? Giải hộ mik vs 

Biện pháp lựa chọn trật tự từ là sắp xếp các từ: lá xanh, bông trắng, nhị vàng hoán đổi vị trí với nhau: 

Tác dụng: 

- Tạo nên sự hài hòa về vần điệu, nhịp thơ 

- Khắc họa chân thực vẻ đẹp của bông sen một cách chi tiết từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong.

23 tháng 11 2016

- Nhận xét về cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

+ Về cấu tạo: gồm có 4 từ - có nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống)

+ Ta không thể thay thế bất cứ từ nào trong cụm từ này và cũng không thể chêm xen một từ khác vào, cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.

= > Bởi cụm từ đã có cấu tạo cố định, các từ tạo nên chúng đã lên kết thành một khối hoàn chỉnh, nếu ta thay đổi nó sẽ trở nên cọc cạch, mất đi sự hoàn chỉnh.

- Kết luận về cụm từ:

+ Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo cố định

+ Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

23 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn Ngu Văn Người bucqua

24 tháng 11 2021

1.Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nòi gì hôm nay

2.Đầu xanh có tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

3.1 trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời 1 khối óc lớn đã ngừng sống

4.Tai làm hàm nhai

5.Mới tìm được nấy

22 tháng 3 2019

a, Truyện dân gian gồm:

Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười

b, Ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh

- Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

- Gió đưa cây cải về trời

Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay.

c, Viết hai câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh

+ Bầy chim sẻ hót líu lo trên cành cây cạnh đầu hồi nhà.

+ Tiếng bầy dế rích rích… ri ri dưới mặt đất còn ẩm hơi nước sau cơn mưa.

+ Dáng mẹ liêu xiêu trong nắng chiều.

30 tháng 11 2017

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng                                                                                                                                                    Ngày tháng mười chưa cười đã tối

30 tháng 11 2017

Nói quá:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm.

Nói giảm nói tránh:

Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.