Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: nêu công lao của họ Khúc và họ Dương đối vs lịch sử dân tộc ở đầu thế kỉ X.Ý nghĩa của những đóng góp đó(ý nghĩa của họ Khúc va họ Dương riêng)
1. Họ Khúc dựng quyền tự chủ:
- Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu ( Ninh Giang - Hải Dương) đc nhân dân mến phục.
- Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ:
- Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ An Nam.
- Khúc Thừa Dụ mất năm 907, con trai là Khúc Hạo lên thay.
- Họ Khúc xây dựng một chính quyền tự chủ:
- Năm 917, Khúc Hạo mất, con trai là Khúc Thừa Mĩ lên thay.
- Năm 930, quân Nam Hán đánh nước ta, Khúc Thừa Mĩ chống cự ko nổi, bị bắt về TQ. Nhà Nam Hán thiết lập ách thống trị nước ta. Đặt cư quan ở Tống Bình.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa tiến quân để chiếm Tống Bình. Quân tiếp viện mới đến đã bị đánh tan.
- Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ
- Câu2:nêu vai trò của Ngô Quyền trong chiến thăng Bạch Đằng năm 938.
- Biết huy động sức mạnh toàn dân, mưu cao, mẹo giỏi...
- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.
-Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.
Ý nghĩa của chiên thắng bạch đằng+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ (còn có tên là Kề Mồm), một làng chuyên làm muối ở cửa biển Thạch Hà (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Dân cư ở đây phần lớn mang họ Mai. Sau, mẹ ông đưa con sang sống ở Ngọc Trừng (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ngay từ nhỏ, Mai Thúc Loan đã phải kiếm củi, chăn trâu, cày ruộng cho nhà giàu. Ông rất khôi ngô, tuấn tú.
Khoảng đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn dân phu gánh sản vật cống nộp, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.
Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ. Sau đó ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế (Vua Đen), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.
Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và cả nhân dân Lâm Âp, Chân lạp,... kéo quân tấn công thành Tông Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang SỞ Khách phải chạy về Trung Quốc. Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 - 722).
Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dán.
Hiện nay, ờ trên núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn vẫn còn đền thờ Mai Hắc Đế.
1. Nêu công lao của họ Khúc, họ Dương đối với lịch sử dân tộc ở thế kỉ 10. Ý nghĩa.
- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy
Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước :
- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
2. Nếu vai trò của Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- Biết huy động sức mạnh toàn dân, mưu cao, mẹo giỏi...
- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.
-Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.
Ý nghĩa
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
3. Nêu điểm giống và khác của văn hóa Chăm - Việt. Tại sao có điểm giống và khác nhau đó.
Những điểm giống và khác nhau trong văn hoá của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Âp - Cham-pa và cư dân Phù Nam :
- Giống nhau :
+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Khác nhau :
+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà la môn và đạo Phật.
5)
Công lao của họ Khúc:
Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước :
- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
Công lao của họ Dương:
-Năm 931, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc, ông nuôi 3.000 giả tử (con nuôi), đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ.-Lý Tiến lo sợ, sai người cấp báo cho vua Hán, cùng năm ấy, Dương Đình Nghệ đem quân vây Lý Tiến. Vua Hán sai Trần Bảo đem quân sang cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước, Trần Bảo vây thành, Dương Đình Nghệ đem quân ra đánh giết chết Trần Bảo.
-Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu.
Câu 1 : Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc :
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
Câu 4: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
* Nguyên nhân : Kiều Công Tiễn đã mở đường, dẫn lối cho quân Nam Hán kéo quân sang xâm lược nước ta
* Diễn biến :
- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta
- Ngô Quyền cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến, đánh nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên
- Lúc triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại, khiến quân địch không kịp trở tay
* Kết quả : Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán rút quân về nước, trậ Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi
* Ý nghĩa : Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc
Câu 3 : Khi Khúc Thừa Dụ mất (907), Khúc Hạo lên thay và chủ trương
- Đặt lại khu vực hành chính
- Cử người trông coi mọi việc đến tận xã
- Xem xét và định lại mức thuế
- Bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc
- Lập lại sổ họ khẩu,...
Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc và Họ Dương là một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Cuộc đấu tranh này diễn ra vào thế kỷ X, khi triều đình nhà Tống (Trung Quốc) đang thống trị Việt Nam.
Họ Khúc và Họ Dương là hai gia tộc lớn ở Bắc Việt Nam, họ đã cùng nhau khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Tống. Trong quá trình đấu tranh, Họ Khúc và Họ Dương đã liên minh với nhau và chiến đấu chung để giành lại quyền tự chủ cho dân tộc Việt Nam.
Trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 là một trong những trận chiến quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh này. Trong trận chiến này, tướng quân Ngô Quyền đã sử dụng chiến thuật đánh bằng đòn giáo để đánh bại quân đội nhà Tống. Chiến thuật này đã giúp quân đội Việt Nam đánh bại quân đội nhà Tống và giành lại quyền tự chủ cho dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa của trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 là rất lớn. Trận chiến này đã chứng tỏ sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ. Nó đã khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Nó cũng đã truyền cảm hứng cho các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong những thế kỷ sau này.
Những việc làm của Khúc Hạo :
- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, định lại mức thuế, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu...
- Mục đích : tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình
Những việc làm của họ Khúc đã khẳng định nền đô hộ của thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã chấm dứt, nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ, mở đầu giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.
B bốn nhánh họ