K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu1: một gầu bằng nhôm có khối lượng 540g, dung tich là 5 lít. Để kéo gầu nước từ đáy giếng lên thì phải mất một công tối thiểu là bao nhiêu? Biết khoảng cách từ đáy giếng đến mặt nước là 5m, từ mặt nước đến miệng giếng là 10m (lực để kéo gầu nước lúc ở trong nước được coi là không đổi). Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 của nước là 1000kg/m3câu 2: Hai quả...
Đọc tiếp

câu1: một gầu bằng nhôm có khối lượng 540g, dung tich là 5 lít. Để kéo gầu nước từ đáy giếng lên thì phải mất một công tối thiểu là bao nhiêu? Biết khoảng cách từ đáy giếng đến mặt nước là 5m, từ mặt nước đến miệng giếng là 10m (lực để kéo gầu nước lúc ở trong nước được coi là không đổi). Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 của nước là 1000kg/m3

câu 2: Hai quả cầu một quả bằng sắt, một quả bằng đồng có thể tich như nhau. Qủa cầu bằng sắt bị rỗng ở giữa. Nhúng chìm cả hai vào nước. So sánh lực đẩy Ác- si- mét tác dụng lên hai quả cầu.

Câu 3: Một ống nhỏ hình trụ có chiều cao là 100 cm. Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách miệng ống là 88cm

a) Tính áp suất của thủy ngân lên đáy ống, biết trọng lượng riêng của htủy ngân là 136000N/m3

b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì có thể tạo được áp suất lên đáy bình như trên không, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

Câu 4: Hai vật A, B có thể tích bằng nhau được nhấn chìm trong một chất lỏng. Vật A nổi lên, còn vật B chìm xuống. Em hãy so sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai vật và so sánh trọng lượng của hai vật A và B.

 

1
21 tháng 12 2016

Câu 2: Vì lực đẩy Acsimet chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố là thể tích phần chất lỏng vật chiếm chỗ và trọng lượng riêng của chất lỏng, mà hai quả cầu có thể tích như nhau nên lực đẩy Acsimet giữa hai quả cầu bằng nhau.

Câu 3: Đổi 100 cm = 1 m ; 88 cm = 0,88 m.

a) Áp suất của thủy ngân lên đáy ống là:

p = d x h = 136000 x 0,88 = 119680 (N/m2).

b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là :

p = d x h = 10000 x 0,88 = 8800 (N/m2).

Không thể tạo được áp suất như trên.

Câu 4 : Ta có : Vật nổi lên khi FA > P ; vật chìm xuống khi FA < P.

Vậy lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật A lớn hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật B

Trọng lượng của vật B lớn hơn trọng lượng của vật A.

 

1/ Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên 1 máy bay cột thủy ngân có độ cao 400mm .Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg . Khi đó máy bay cách mặt đất là ... m 2/ 1 khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi 3/5 thể tích , nếu thả trong dầu thì nổi 1/2 thể tích . Biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3 . Khối lượng riêng của dầu ... kg/m3 3/ Nối 2 xilanh A và B...
Đọc tiếp

1/ Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên 1 máy bay cột thủy ngân có độ cao 400mm .Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg . Khi đó máy bay cách mặt đất là ... m

2/ 1 khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi 3/5 thể tích , nếu thả trong dầu thì nổi 1/2 thể tích . Biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3 . Khối lượng riêng của dầu ... kg/m3

3/ Nối 2 xilanh A và B bằng 1 ống nhỏ . Tiết diện của 2 xilanh lần lượt là 200cm2 và 4cm2 . Ban đầu mực dầu trong 2 xilanh là bằng nhau . Sau đó đặt pittong có trọng lượng 40N lên mặt dầu ở xilanh A. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3 . Sau khi cân bằng thì độ chênh lệch mực chất lỏng ở 2 xilanh là ....

4/ 1 vật đc làm bằng gỗ Dgỗ = 850kg/m3. Khi thả chìm vật hoàn toàn vào nước Dnước =1000kg/m3 thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào vật là 80000N .Thể tích của vật là ... m3

 

5
1 tháng 6 2017

4. Trọng lượng giêng của nước là:

\(d=D.10=1000.10=10000\)(N/m3)

Theo công thức tính lực đẩy ác si mét ta có: \(F_A=d.V\)

nên thể tích của vật đó là: \(V=\dfrac{F_A}{d}=\dfrac{80000}{10000}=8\)(m3)

1 tháng 6 2017

2. Gọi thế tích gỗ là V

Trọng lượng riêng của nước là D

Trọng lượng riêng của dầu là D'

Trọng lượng khối gỗ là P

Khi thả gỗ vào nước lực ác si mét tác dụng lên vật là: \(F_A=\dfrac{2.10D.V}{5}\)

Vì vật nổi lên ta có: \(F_A=P\Rightarrow\dfrac{2.10.D.V}{5}\) (1)

Khi thả khúc gỗ vào dầu lực ác - si - mét tác dụng lên vật là:

\(F_A'=\dfrac{1.10.D'.V}{2}\)

Vì vật nổi nên: \(F_A'=P=\dfrac{1.10.D'.V}{2}=P\) (2)

Từ (1) và (2) => \(F_A=F_A'\) hay \(\dfrac{2.10.D.V}{5}\) = \(\dfrac{1.10.D'.V}{2}\)

\(\Leftrightarrow8.10.D.V=9.10.D'.V\)

\(\Leftrightarrow D'=\dfrac{8.10.D.V}{9.10.V}=\dfrac{8}{9}.D\) (*)

Thay D = 1 kg/m3 vào (*) ta có:

\(D'=\dfrac{8}{9}.1=\dfrac{8}{9}\) kg/m3

Vậy khối lượng riêng của dầu là \(\dfrac{8}{9}\approx0,89\)kg/m3

Gọi m, V, D lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của vật. 
Khi thả vật rắn vào bình đầy nước hoặc bình đầy dầu thì có một lượng nước hoặc một lượng dầu ( có cùng thể tích với vật ) tràn ra khỏi bình. 
Độ tăng khối lượng của cả bình trong mỗi trường hợp: 
m1 = m – D1V    (1)
m2 = m– D2V    (2) 
Lấy (2) – (1) ta có:

m2 – m1 = V(D1 – D2) 
\(\Rightarrow V=\frac{m_2-m_1}{D_1-D_2}=300\) (cm3)
Thay giá trị của V = 300 cm3 vào (1), ta đc:

\(m=m_1+D_1V=321,75\left(g\right)\)

Từ công thức \(D=\frac{m}{V}\), ta có:

\(D=\frac{m}{V}=\frac{321,75}{300}\approx1,07\left(g\right)\)

20 tháng 5 2016

Bạn xem lời giải của mình nhé:

Giải:

Gọi m, V, D lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của vật.

Khi thả vật rắn vào bình đầy nước hoặc bình đầy dầu thì có một lượng nước hoặc một lượng dầu ( có cùng thể tích với vật ) tràn ra khỏi bình.

Độ tăng khối lượng của cả bình trong mỗi trường hợp:

m1 = m – D1.V (1)

m2 = m – D2.V (2)

Lấy (2) – (1) ta có: m2 – m1 = V.(D1 – D2)

\(\Rightarrow V=\frac{m_2-m_1}{D_1-D_2}=300\left(cm^3\right)\)

Thay giá trị của V vào (1) ta có : \(m=m_1+D_1.V=321,75\left(g\right)\)

Từ công thức \(D=\frac{m}{V}=\frac{321,75}{300}\approx1,07\)(g/cm3)

Vậy V = 300 cm3

m = 321,75g

\(D\approx\) 1,07g/cm3

Chúc bạn học tốt!hihi