K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2021

Giả sử \(c\le1\).

Khi đó: \(ab+bc+ca-abc=ab\left(1-c\right)+c\left(a+b\right)\ge0\)

\(\Rightarrow ab+bc+ca\ge abc\left(1\right)\)

Đẳng thức xảy ra chẳng hạn với \(a=2,b=c=0\).

Theo giả thiết:

\(4=a^2+b^2+c^2+abc\ge2ab+c^2+abc\)

\(\Leftrightarrow ab\left(c+2\right)\le4-c^2\)

\(\Leftrightarrow ab\le2-c\)

Trong ba số \(\left(a-1\right),\left(b-1\right),\left(c-1\right)\) luôn có hai số cùng dấu.

Không mất tính tổng quát, giả sử \(\left(a-1\right)\left(b-1\right)\ge0\).

\(\Rightarrow ab-a-b+1\ge0\)

\(\Leftrightarrow ab\ge a+b-1\)

\(\Leftrightarrow abc\ge ca+bc-c\)

\(\Rightarrow abc+2\ge ca+bc+2-c\ge ab+bc+ca\left(2\right)\)

Từ \(\left(1\right)\) và \(\left(2\right)\Rightarrow\) Bất đẳng thức được chứng minh.

 

NV
15 tháng 3 2020

\(VT=sin^2A+sin^2B+sin^2C=\frac{1-cos2A}{2}+\frac{1-cos2B}{2}+1-cos^2C\)

\(=2-\left(cos2A+cos2B\right)-cos^2C=2-cos\left(A+B\right)cos\left(A-B\right)-cos^2C\)

\(=2+cosC.cos\left(A-B\right)-cos^2C\)

Mà ABC là tam giác nhọn \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}cosC>0\\0< cos\left(A-B\right)\le1\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow cosC.cos\left(A-B\right)\le cosC\)

\(\Rightarrow VT\le2+cosC-cos^2C=\frac{9}{4}-\left(cosC-\frac{1}{2}\right)^2\le\frac{9}{4}\)

Dấu "=" xảy ra khi ABC là tam giác đều

P/s: BĐT của bạn bị ngược chiều

20 tháng 12 2021

Đặt \(P=\frac{x}{\sqrt{1+x^2}}+\frac{y}{\sqrt{1+y^2}}+\frac{z}{\sqrt{1+z^2}}+\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}+\frac{1}{z^2}\)

Do x,y,z là các số thực dương nên ta biến đổi \(P=\frac{1}{\sqrt{1+\frac{1}{x^2}}}+\frac{1}{\sqrt{1+\frac{1}{y^2}}}+\frac{1}{\sqrt{1+\frac{1}{z^2}}}+\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}+\frac{1}{z^2}\)

Đặt \(a=\frac{1}{x^2};b=\frac{1}{y^2};c=\frac{1}{z^2}\left(a,b,c>0\right)\)thì \(xy+yz+zx=\frac{1}{\sqrt{ab}}+\frac{1}{\sqrt{bc}}+\frac{1}{\sqrt{ca}}=1\)và \(P=\frac{1}{\sqrt{1+a}}+\frac{1}{\sqrt{1+b}}+\frac{1}{\sqrt{1+c}}+a+b+c\)

Biến đổi biểu thức P=\(\left(\frac{1}{2\sqrt{a+1}}+\frac{1}{2\sqrt{a+1}}+\frac{a+1}{16}\right)+\left(\frac{1}{2\sqrt{b+1}}+\frac{1}{2\sqrt{b+1}}+\frac{b+1}{16}\right)\)\(+\left(\frac{1}{2\sqrt{c+1}}+\frac{1}{2\sqrt{c+1}}+\frac{c+1}{16}\right)+\frac{15a}{16}+\frac{15b}{16}+\frac{15c}{b}-\frac{3}{16}\)

Áp dụng Bất Đẳng Thức Cauchy ta có

\(P\ge3\sqrt[3]{\frac{a+1}{64\left(a+1\right)}}+3\sqrt[3]{\frac{b+1}{64\left(b+1\right)}}+3\sqrt[3]{\frac{c+1}{64\left(c+1\right)}}+\frac{15a}{16}+\frac{15b}{16}+\frac{15c}{16}-\frac{3}{16}\)

\(=\frac{33}{16}+\frac{15}{16}\left(a+b+c\right)\ge\frac{33}{16}+\frac{15}{16}\cdot3\sqrt[3]{abc}\)

Mặt khác ta có \(1=\frac{1}{\sqrt{ab}}+\frac{1}{\sqrt{bc}}+\frac{1}{\sqrt{ca}}\ge3\sqrt[3]{\frac{1}{abc}}\Leftrightarrow abc\ge27\)

\(\Rightarrow P\ge\frac{33}{16}+\frac{15}{16}\cdot3\sqrt[3]{27}=\frac{33}{16}+\frac{15}{16}\cdot9=\frac{21}{2}\)

Dấu "=" xảy ra khi a=b=c hay \(x=y=z=\frac{\sqrt{3}}{3}\)

20 tháng 12 2021

Ai giải đc cho 5 k và được kết bạn.(thực ra mình lớp 4,đọc tạp chí pi bố mik cũng không hiểu gì luôn.)

30 tháng 5 2021

S A B C H

SH vuông góc (ABC) => AC vuông góc SH, mà AC vuông góc BH nên AC vuông góc (SHB)

=> SB vuông góc AC, kết hợp với SB vuông góc SA => SB vuông góc SC => SA,SB,SC đôi một vuông góc

Từ đó, theo định lì Pytago và BĐT \(a^2+b^2+c^2\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{3}\):

\(6\left(SA^2+SB^2+SC^2\right)=3\left(AB^2+BC^2+CA^2\right)\ge3.\frac{\left(AB+BC+CA\right)^2}{3}=\left(AB+BC+CA\right)^2\)

27 tháng 5 2021

lol Vc lol

Câu 1 : Cho hình lập phương ABCDEFGH ,góc giữa hai véc tơ \(\overrightarrow{AC},\overrightarrow{BG}\) là : A. 450 B. 300 C. 600 D. 1200 Câu 2 : Cho tứ diện ABCD có AB = CD = a , IJ = \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\) ( I , J lần lượt là trung điểm của BC và AD ) . Số đo giữa hai đường thẳng AB và CD là : A. 300 B. 450 C. 600 D. 900 Câu 3 : Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với (ABCD) , đáy ABCD là hình chữ nhật . Biết SA...
Đọc tiếp

Câu 1 : Cho hình lập phương ABCDEFGH ,góc giữa hai véc tơ \(\overrightarrow{AC},\overrightarrow{BG}\) là :

A. 450

B. 300

C. 600

D. 1200

Câu 2 : Cho tứ diện ABCD có AB = CD = a , IJ = \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\) ( I , J lần lượt là trung điểm của BC và AD ) . Số đo giữa hai đường thẳng AB và CD là :

A. 300

B. 450

C. 600

D. 900

Câu 3 : Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với (ABCD) , đáy ABCD là hình chữ nhật . Biết SA = a\(\sqrt{3}\) , AB = a , AD = \(a\sqrt{3}\) . Số đo giữa cạnh bên SB và cạnh AB là :

A. 600

B. 450

C. 900

D. 300

Câu 4 : Cho tứ diện ABCD đều cạnh bằng a . Gọi M là trung điểm CD , \(\alpha\) là góc giữa AC và BM . Chọn khẳng định đúng ?

A. \(cos\alpha=\frac{\sqrt{3}}{4}\)

B. \(cos\alpha=\frac{1}{\sqrt{3}}\)

C. \(cos\alpha=\frac{\sqrt{3}}{6}\)

D. \(\alpha=60^0\)

Câu 5: Cho tứ diện ABCD với \(AB\perp AC\) , \(AB\perp BD\) . Gọi P , Q lần lượt là trung điểm của AB và CD . Góc giữa PQ và AB là :

A. 900

B. 600

C. 300

D. 450

Câu 6 : Cho hình thoi ABCD có tâm O , AC = 2a . Lấy điểm S không thuộc (ABCD) sao cho \(SO\perp\left(ABCD\right)\) . Biết tan \(\widehat{SOB}\) = \(\frac{1}{2}\) . Tính số đo của góc giữa SC và (ABCD)

A. 750

B. 450

C. 300

D. 600

Câu 7 : Cho hình chóp S.ABC có \(SA\perp\left(ABC\right)\) và tam giác ABC không vuông . Gọi H , K lần lượt là trực tâm \(\Delta ABC\)\(\Delta SBC\) . Số đo góc tạo bởi SC và mp (BHK) là :

A. 450

B. 1200

C. 900

D. 650

Câu 8 : Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , \(SA\perp\left(ABC\right)\) , \(SA=a\frac{\sqrt{3}}{2}\) . Gọi (P) là mặt phẳng đi qua A và vuông góc với trung tuyến SM của tam giác SBC . Thiết diện của (P) và hình chóp S.ABC có diện tích bằng ?

A. \(\frac{a^2\sqrt{6}}{8}\)

B. \(\frac{a^2}{6}\)

C. \(a^2\)

D. \(\frac{a^2\sqrt{16}}{16}\)

Câu 9 : Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của S lên (ABC) trùng với trung điểm H của cạnh BC . Biết tam giác SBC là tam giác đều . Tính số đo của góc giữa SA và (ABC)

A. 600

B. 750

C. 450

D. 300

HELP ME !!!! giải chi tiết giùm mình với ạ

4
NV
6 tháng 6 2020

Câu 8:

Kẻ \(AH\perp SM\)

Trong mặt phẳng (SBC), qua H kẻ đường thẳng song song BC cắt SB và SC lần lượt tại P và Q

\(\Rightarrow\Delta APQ\) là thiết diện của (P) và chóp

\(AM=\frac{a\sqrt{3}}{2}\) (trung tuyến tam giác đều)

\(\Rightarrow SA=AM\Rightarrow\Delta SAM\) vuông cân tại A

\(\Rightarrow AH=\frac{SA\sqrt{2}}{2}=\frac{a\sqrt{6}}{4}\) đồng thời H là trung điểm SM

\(\Rightarrow PQ=\frac{1}{2}BC=\frac{a}{2}\) (đường trung bình)

\(\Rightarrow S_{\Delta APQ}=\frac{1}{2}AH.PQ=\frac{a^2\sqrt{6}}{16}\)

Câu 9.

\(SH\perp\left(ABC\right)\Rightarrow\widehat{SAH}\) là góc giữa SA và (ABC)

\(SH=AH=\frac{a\sqrt{3}}{2}\Rightarrow\Delta SAH\) vuông cân tại H

\(\Rightarrow\widehat{SAH}=45^0\)

NV
6 tháng 6 2020

Câu 6:

Bạn kiểm tra lại đề, \(SO\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SO\perp OB\Rightarrow\widehat{SOB}=90^0\)

Nên không thể có chuyện \(tan\widehat{SOB}=\frac{1}{2}\)

Câu 7:

H là trực tâm tam giác ABC \(\Rightarrow BH\perp AC\)

\(SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp BH\)

\(\Rightarrow BH\perp\left(SAC\right)\Rightarrow BH\perp SC\) (1)

K là trực tâm tam giác SBC \(\Rightarrow BK\perp SC\) (2)

(1);(2) \(\Rightarrow SC\perp\left(BHK\right)\Rightarrow\) góc giữa SC và (BHK) bằng 90 độ

NV
7 tháng 10 2020

Đặt \(\left(a-b;b-c;c-a\right)=\left(x;y;z\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x+y+z=0\\x^2+y^2+z^2=12\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow xy+yz+zx=-6\Rightarrow yz=-6-x\left(y+z\right)=x^2-6\)

Ta cũng có: \(12=x^2+y^2+z^2\ge x^2+\frac{1}{2}\left(y+z\right)^2=\frac{3}{2}x^2\Rightarrow-2\sqrt{2}\le x\le2\sqrt{2}\)

\(P=xyz=x\left(x^2-6\right)=x^3-6x\)

Xét hàm \(f\left(x\right)=x^3-6x\) trên \(\left[-2\sqrt{2};2\sqrt{2}\right]\Rightarrow f'\left(x\right)=3x^2-6=0\Rightarrow x=\pm\sqrt{2}\)

\(f\left(-2\sqrt{2}\right)=-4\sqrt{2}\) ; \(f\left(-\sqrt{2}\right)=4\sqrt{2}\) ; \(f\left(\sqrt{2}\right)=-4\sqrt{2}\) ; \(f\left(2\sqrt{2}\right)=4\sqrt{2}\)

\(\Rightarrow P_{max}=4\sqrt{2}\) ; \(P_{min}=-4\sqrt{2}\)