Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nhà bạn ở đâu
nếu bạn trả lời cậu hỏi của mk mk sẽ trả lời zùm bn ok
Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Bác Hồ đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước
2.
Học tập trên tàu
Tôi còn nhớ một lần gọt măng tây. Đây là lần đầu tiên anh Ba thấy măng tây. Anh ta bắt đầu gọt trơ trụi, thì vừa lúc tôi đến. Tôi hối hả quẳng xuống bể tất cả măng đã gọt và tôi bày cho anh ta phải làm như thế nào. Nhờ thế không xảy ra việc gì. Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm. Về thứ bậc, anh Ba là người dưới chúng tôi, chúng tôi là những người có chức vị, còn anh Ba chỉ là người phụ bếp. Nhưng vì anh Ba hiểu biết – anh giúp những người bạn mù chữ của tôi viết thư về cho gia đình họ và anh không bao giờ nói tục, vì vậy anh Ba được tất cả chúng tôi yêu mến.
Một lần, dọc đường, anh Ba suýt chết đuối. Biển nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rổ rau lên vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rổ rau vào dây sắt để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống biển mọi vật trên sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị đẩy vào giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết.
Cái gì đối với anh Ba cũng mới, anh phải học tất cả. Ví dụ mới đầu anh không ăn được bánh mì và bơ. Ăn xúp thì anh dùng nĩa.
Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách – hai người lính trẻ tuổi giải ngũ về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết. Và anh Ba lại dạy họ quốc ngữ và thỉnh thoảng dấm dúi cho họ cốc cà phê. Anh nói với tôi với một vẻ ngạc nhiên: “Anh Mai, cũng có những người Pháp tốt, anh ạ”.
1.Xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước
“Trong khi còn học ở Trường Sát–xơ–lúp Lô–ba (Chasseloup–Laubat) tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.
Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.
Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.
Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi.
“Anh Lê, anh có yêu nước không?”
Tôi ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”
“Anh có thể giữ bí mật không?”
“Có”.
“Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”
“Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”
“Đây, tiền đây” – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – “Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?”
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý.
Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta ngày nay”.
Chính ông Mai ở Hải Phòng, nhân viên cũ trên một chiếc tàu Pháp của hãng
“Vận tải hợp nhất” đã cho chúng tôi biết những điều mà ông Lê không rõ.
Ông Mai kể lại:
“Vào khoảng cuối năm 1911 hay 1912 – tôi không nhớ đúng nữa – tôi làm việc ở phòng ăn của các sĩ quan trên tàu. Tàu chúng tôi cặp bến Sài Gòn để lấy hàng và đón khách.
Công việc làm bồi tàu
Một buổi trưa, một người trai trẻ lên tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi xin việc.
Chúng tôi trả lời là không có việc và có chăng nữa, chúng tôi cũng không có quyền nhận anh ta.
Chúng tôi cười vì chàng trai có vẻ một anh học trò, không phải là người lao động như chúng tôi. Chúng tôi nói nhỏ với nhau: “Một người như thế có thể làm được công việc gì trên tàu?”.
Tôi không hiểu tại sao tôi thấy thương hại anh ta và tôi nói: “Đi theo tôi, tôi sẽ dẫn anh đến gặp chủ tàu. Có lẽ ông ta sẽ có việc cho anh làm”.
Chủ tàu hỏi: “Anh có thể làm việc gì?”
“Tôi có thể làm bất cứ việc gì!” – Chàng trai trả lời.
“Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp. Sáng mai anh đến đây nhận việc”.
Chàng trai ấy xưng tên là Ba. Vì tôi đã giúp anh ta việc nhỏ ấy, cho nên anh ta rất thân với tôi, và cũng vì anh ta rất dễ mến tôi cũng rất thân với anh ấy. Việc gì tôi làm được là tôi cố làm để giúp anh ta, vì anh ta chưa biết gì cả. Vả lại, anh ấy có can đảm và nhẫn nại. Phụ bếp trên tàu, mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò. Sau đó đi khuân than, rồi xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá v.v. Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành.
Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa chảo nồi và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt ngày.
Nhà bếp lo cho bảy, tám trăm người cả nhân viên và hành khách. Có nhiều cái chảo bằng đồng lớn và nặng quá, đến nỗi anh Ba phải kéo lê trên sàn.
Và những cái nồi cao quá, anh phải leo lên ghế để chùi nồi. Luôn luôn nghe tiếng:
“Ba, đem nước đây!”
“Ba, dọn chảo đi!”
“Ba, thêm than chỗ này, thêm than chỗ kia!”
Suốt ngày, anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than. Người ta thấy anh Ba phải dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc. Và hơn nữa vì chưa quen việc, anh phải gọt xong đống củ cải và khoai tây. Anh không biết làm thế nào. Tôi dạy cho anh.
Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945
Thế chiến thứ 2
Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945
thế chiến thứ hai
Câu chuyện này kể về Bác Hồ(lúc đó có tên là Văn Ba),vì cảm thấy chính sách của những vị lãnh tụ khác đều không hợp lý nên Bác quyết định ra nước ngoài tìm hiểu xem họ làm như thế nào để về dạy lại cho dân mình.Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Đô Đốc Latouche-Tréville vào ngày 5/6/1911. Câu chuyện diễn ra trong thời kỳ Pháp thuộc.
tham khảo
Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương luôn là ngày lễ trọng của dân tộc Việt Nam - những người mang trong mình dòng máu Rồng Tiên. Những ngày này, là người Việt Nam, ai cũng mong được hành hương về miền đất Tổ, được lên đỉnh núi thiêng Nghĩa Lĩnh để thành kính dâng nén hương thơm, tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên.
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba. Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với tất cả tấm lòng thành kính của mình.
Bốn nghìn năm qua, dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi tạc công lao các Vua Hùng, từ việc nhỏ nhất như dạy dân cày ruộng, đi săn; đến những công trạng lẫy lừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, đắp đê trị thủy, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi.
Câu 26: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở?
A. Phong Châu( Phú Thọ ngày nay) | C. Phong Khê( Hà Nội ngày nay) |
B. Mê Linh( Hà Nội ngày nay) | D. Luy Lâu( Bắc Ninh ngày nay) |
Câu 27: Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?
A. 218 TCN | B. 207 TCN | C. 208 TCN | D. 179 TCN |
Câu 28: Nhà nước Âu Lạc do ai lập ra?
A. Hùng Vương | B. Hai Bà Trưng | C. Bà Triệu | D. Thục Phán |
Câu 29: Dưới thời Bắc thuộc các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào?
A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý
B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo
C. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối
D. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.
gày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay anh Ba[1][2] để học hỏi những điều mà Người cho là "tinh hoa và tiến bộ" từ các nước phương Tây nhằm thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp.[3][4] Tại Việt Nam, ngày 5 tháng 6 hàng năm là một dịp lễ lớn cùng với nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm, đặc biệt là các hoạt động được tổ chức rầm rộ trong năm 2011, là năm kỷ niệm tròn 100 năm sự kiện diễn ra.[5][6]
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay anh Ba[1][2] để học hỏi những điều mà Người cho là "tinh hoa và tiến bộ" từ các nước phương Tây nhằm thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp.[3][4] Tại Việt Nam, ngày 5 tháng 6 hàng năm là một dịp lễ lớn cùng với nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm, đặc biệt là các hoạt động được tổ chức rầm rộ trong năm 2011, là năm kỷ niệm tròn 100 năm sự kiện diễn ra.[5][6]