K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2020

1.

Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.

- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939

- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.

+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.

+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.

+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.

=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

b) Chính sách mới:

- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.

- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

- Nội dung:

+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.

+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.

+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

23 tháng 11 2017

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất là cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản, giai cấp vô sản ở nhiều nước dần trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

Đáp án cần chọn là: A

26 tháng 12 2019

Câu 1:

Giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới của các nước Anh,Pháp,Mĩ là tiến hành cải cách kinh tế-xã hội.

Câu 2:

Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới. Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ.

Câu 3:

-Sản xuất hàng hóa ồ ạy,sức mua ít dẫn đến hàng hóa ế thừa nên dẫn tới khủng hoảng.

Câu 4:

-Sự phát triển không đồng đều về kinh tế.

-Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

-Các cuộc chiến tranh,tranh giành thuộc địa điển hình:Nga-Nhật,Mĩ-Tây Bang Nha,Anh - Bô-ơ.

-Đầu thế kỉ XX ở Châu Âu hình thành hai khối quân sự đối đầu:

+Khối liên minh:Đức,Áo-Hung,I-ta-li-a.

+Khối hiệp ước:Anh,Pháp,Mĩ.

Câu 5:

Pháp là nước có thuộc địa thứ hai thế giới sau Anh.

Câu 6:

Chế độ chính trị của Mĩ:

-Theo thể chế cộng hòa đứng đầu là Tổng Thống hai Đảng:đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ thay nhau cầm quyền.

-Đối nội:bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản.

-Đối ngoại:Tăng cường bành chướng và gây chiến tranh,tranh giành thuộc địa.

26 tháng 12 2019

Câu 1

Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Câu 2

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới. Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ.

⟹ Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như "vua dầu mỏ" Rốc-phe-lơ, "vua thép" Moóc-gan, "vua ô tô" Pho,... đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.


Câu 3

. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929

Câu 4

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

+ Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.

7 tháng 2 2022

Tham khảo

1. 

kết quả chiến tranh thế giới 1

Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên
tới khoảng 85 tỉ đôla.
Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ thế giới được chia lại : Đức mất hết thuộc địa ; Anh. Pháp. Mĩ mở rộng thêm
thuộc địa của mình.
Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
liên hệ trách nhiệm bản thân

Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.

- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đúng đắn

7 tháng 2 2022

1. 

a,Nguyên nhân 

- Nguyên nhân sâu xa:

   Do sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản

   Mâu thuẫn thị trường và lục địa gay gắt

   Hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau:

       + Khôi liên minh bao gồm: Đức,Áo-Hung,I-ta-li-a

       + Khối hiệp ước bao gồm : Anh,Pháp,Nga

- Nguyên nhân trực tiếp:

  28/6/1914, thái tử Áo-Hung bị phần tử Xéc-bi ám sát

b,Kết cục: SGK

c,Liên hệ trách nhiệm bản thân và bảo vệ hòa bình thế giới:

 Tham khảo:

Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.

– Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đúng đắn

2.Tham khảo:

a) Nguyên nhân:

- Khủng hoảng kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924 - 1929.

- Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản phát triển quá mức.

b) Hậu quả:

- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.

- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống 

* Tác động đối với nước Đức:

- Khủng hoảng tán phá nghiệm trọng trong nước.

- Giai cấp tư sản đưa Hít-le lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm thủ tướng và sau đó biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.

26 tháng 11 2018

2. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng Kinh tế tài chính làm hơn 30 ngân hàng phải đóng cửa ➜ Mất lòng tin của nhân dân vào chính phủ , đồng thời chấm dứt sự phục hồi kinh tế ngắn ngủi ở Nhật Bản ➜ Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo giai cấp công nhân

26 tháng 12 2019

1/Tiến hành cải cách kinh tế xã hội.

2/Trong tình hình kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ lên đứng đầu thế giới.

3/Sản xuất ồ ạt mà sức mua ít nên hàng hóa ế thừa dẫn đến khủng hoảng.

4/Mâu thuẫn về thuộc địa,thị trường và sự hình thành hai khối quân sự đối đầu.

5/Pháp là nước có thuộc địa lớn thứ hai thế giới sau Anh.

6/Chế độ chính trị của Mĩ là đều thể hiện sự phản động qua các chính sách đối nội đối ngoại nhằm muốn chia lại thị trường thế giới.

11 tháng 6 2019

Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản. Cả 2 khuynh hướng đều nỗ lực vươn lên giải quyết nhiệm vụ do lịch sử các dân tộc đặt ra

Đáp án cần chọn là: D