K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2019

1-triều đại Lê Hoàn chống qquaan Tống

thời gian đầu năm 981

người lãnh đạo là Hầu Nhân Bảo

Kết quả:quân Tống đại bại,chúng ta thắn lợi

2-Triều đại nhà Lý

thời gian tháng 10-1075 đến cuối mùa xuân 1077

người lãnh đạo là Lý Thường Kiệt

Kết Qủa quân Tống thua Trận dùng biện pháp mềm dẻo là "giảng hòa"

20 tháng 10 2019

dạ e cảm ơn ạyeu.. Đúng chính xác chưa ạ?vui

30 tháng 10 2016

Câu 3: Trả lời:

1. Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
2. Ý nghĩa lịch sử
Nhắc tại cách khái quát về quân Mông Nguyên
“- Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là cách sống của họ
- Về đánh trận , họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến quân
Trăm quân kị quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài tới trăm dặm , kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ
Đội quân lúc ẩn lúc hiện, đến thì như trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp” theo lời sử học nhà Tống
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên,bảo vệ độc lập,toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân … )
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.

- Bài học kinh nghiệm: Dùng mưu trí đánh giặc, lấy đoàn kết làm sức mạnh.

  
30 tháng 10 2016

1. - Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
- Quan hệ giữa các giai cấp : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.

 

- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.

 

14 tháng 5 2020
Nhà Ngô (939 - 965)

Loạn Dương Tam Kha (944 - 950) Lực lượng Ngô Xương Ngập sau có thêm Ngô Xương Văn Lực lượng Dương Tam Kha Chiến thắng
  • Dương Tam Kha bị đánh dẹp
  • Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng lên ngôi
  • Nhà Ngô suy yếu
  • Bắt đầu thời kỳ Loạn 12 sứ quân
Loạn 12 sứ quân (965 - 968) 12 sứ quân Lực lượng Đinh Bộ Lĩnh Thay đổi triều đại
  • Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước và lên ngôi
  • Nước Đại Cồ Việt và Nhà Đinh thành lập
Nhà Đinh (968 - 980)

Tranh chấp ngôi vị thời Đinh (979) Lực lượng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp Lực lượng Lê Hoàn Thay đổi triều đại
  • Lê Hoàn lên ngôi
  • Nhà Tiền Lê thành lập
Nhà Tiền Lê (981 - 1009)

Chiến tranh Đại Cồ Việt-Đại Tống (981) Đại Cồ Việt thời Nhà Tiền Lê Nhà Tống Chiến thắng
  • Quân Tống đại bại và rút về nước
  • Nhà Tống chính thức thừa nhận Nhà Tiền Lê
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Chiêm Thành lần 1 (982) Đại Cồ Việt thời Nhà Tiền Lê Chiêm Thành Chiến thắng
  • Chiêm Thành bị tàn phá
Tranh chấp ngôi vị thời Tiền Lê lần 1
(1005)
Lực lượng Lê Long Việt Lực lượng Lê Long Tích Xác lập ngôi vị
  • Lê Long Việt lên ngôi
  • Lê Long Tích bị giết
Tranh chấp ngôi vị thời Tiền Lê lần 2

(1005)

Lực lượng Lê Ngọa Triều Lực lượng Lê Long Cân, Lê Long Kính, Lê Long Đinh Xác lập ngôi vị
  • Lê Ngọa Triều giữ được ngôi vị
  • Lê Long Kính bị giết
  • Lê Long Cân và Lê Long Đinh đầu hàng
Nhà Lý (1009 - 1225)

Chiến tranh Đại Cồ Việt-Đại Lý (1014) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Đại Lý Chiến thắng
  • Đại Cồ Việt chiếm giữ một phần lãnh thổ của Đại Lý
Loạn Tam Vương thời Lý (1028) Lực lượng Lý Phật Mã Lực lượng Đông Chinh Vương, Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương Xác lập ngôi vị
  • Lý Phật Mã lên ngôi
  • Vũ Đức Vương bị giết
  • Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương bỏ chạy
Loạn họ Nùng lần 1 (1038 - 1041) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Trường Sinh Quốc của Nùng Tồn Phúc Chiến thắng
  • Nùng Tồn Phúc bị tiêu diệt
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Chiêm Thành lần 2 (1044) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Chiêm Thành Chiến thắng
  • Chiêm Thành bị tàn phá
Loạn họ Nùng lần 2 (1048 - 1055) Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Đại Lịch, sau là Đại Nam của Nùng Trí Cao Chiến thắng
  • Nùng Trí Cao bị tiêu diệt
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 1 (1069) Đại Việt thời Nhà Lý Chiêm Thành Chiến thắng
  • Chiêm Thành dâng các châu Bố Chính, Ma Linh và Địa Lý cho Đại Việt
Chiến tranh Đại Việt-Đại Tống lần 1
(1075 - 1076)
Đại Việt thời Nhà Lý Nhà Tống Chiến thắng
  • Quân Đại Việt tiêu diệt các thành lũy Nhà Tống ngay trên đất Tống rồi rút về
Chiến tranh Đại Việt-Đại Tống lần 2
(1077)
Chiến thắng
  • Quân Tống đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 1
(1128)
Đại Việt thời Nhà Lý Đế quốc Khmer Chiến thắng
  • Quân Khmer bị đẩy lùi
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 2
(1132)
Đế quốc Khmer
Chiêm Thành
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 3
(1138)
Đế quốc Khmer
Loạn Quách Bốc (1209) Đại Việt thời Nhà Lý Lực lượng Quách Bốc Chiến thắng
  • Nổi loạn bị đánh dẹp
  • Nhà Lý suy yếu
Loạn Nguyễn Nộn (1213 - 1219) Lực lượng Nguyễn Nộn
Nhà Trần (1226 - 1400)

Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 2 (1252) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng
  • Chiêm Thành thần phục Đại Việt
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 1 (1258) Đại Việt thời Nhà Trần Đế quốc Mông Cổ Chiến thắng
  • Quân Mông Cổ đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 2 (1285) Đại Việt thời Nhà Trần
Chiêm Thành
Nhà Nguyên Chiến thắng
  • Quân Nguyên đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 3 (1287 - 1288) Đại Việt thời Nhà Trần Chiến thắng
  • Quân Nguyên đại bại và phải từ bỏ ý đồ xâm lược Đại Việt
Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 1

(1294)

Đại Việt thời Nhà Trần Ai Lao Chiến thắng

Chiếm được một phần mà ngày nay là phía đông tỉnh Xiêng Khoảng

Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 2
(1297)
Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 3

(1301)

Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 3 (1311) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng
  • Chế Chí bị bắt
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 4 (1318) Chiến thắng
  • Chế Năng bỏ chạy sang Java
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 5 (1367 - 1368) Thất bại
  • Quân Đại Việt bị phục kích và thiệt hại nặng
Tranh chấp ngôi vị thời Trần
(1369 - 1370)
Lực lượng Dương Nhật Lễ Lực lượng Trần Phủ Chiến thắng
  • Dương Nhật Lễ bị phế
  • Trần Phủ lên ngôi
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 6 (1371) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Thất bại
  • Quân Chiêm Thành cướp phá Thăng Long
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 7 (1377) Thất bại
  • Trần Duệ Tông tử trận
  • Quân Chiêm Thành cướp phá Thăng Long
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 8 (1378) Thất bại
  • Quân Chiêm Thành cướp phá Thăng Long
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 9 (1382) Chiến thắng
  • Quân Chiêm Thành bị đẩy lùi
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 10 (1389 - 1390) Chiến thắng
  • Chế Bồng Nga tử trận
  • Chiêm Thành thần phục Đại Việt
  • Nhà Trần suy yếu
3 tháng 1 2022

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Lãnh đạo

Chiến thuật

Tướng giặc

Chiến thắng lớn

Kết quả

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất

Năm 1257 đến ngày 29/1/1258

Trần Thái Tông

Vườn không nhà trống

Ngột Lương Hợp Thai

Đông Bộ Đầu, Quy Hóa

Thắng lợi

Cuộc kháng chiến lần thứ hai

Năm 1283 đến tháng 5/1285

Trần Quốc Tuấn

Vườn không nhà trống

Thoát Hoan

Tây Kết, Cửa Hàm Tử, Bến Chương Dương

Thắng lợi

Cuộc kháng chiến lần thứ ba

Cuối tháng 12/1287 đến tháng 4/1288

Trần Quốc Tuấn

Vườn không nhà trống, Đóng cọc ở sông Bạch Đằng

Thoát Hoan

Vân Đồn, Bạch Đằng

Thắng lợi

20 tháng 4 2022

tham khảo

STT

Tên cuộc

khởi nghĩa

Người

lãnh đạo

Thời gian

Diễn biến chính

Ý nghĩa

1

Khởi nghĩa Trần Tuân

Trần Tuân

cuối năm 1511

- Đóng quân ở Sơn Tây (Hà Nội), nghĩa quân có đến hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long.

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã có ý nghĩa: góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ của nhà Lê diễn ra nhanh chóng.

 

2

Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng

Lê Hy, Trịnh Hưng

1512

- Nghĩa quân hoạt động ở Nghệ An, phát triển ra Thanh Hóa

3

Khởi nghĩa Phùng Chương

Phùng Chương

1515

- Nghĩa quân hoạt động ở vùng núi Tam Đảo.

4

Khởi nghĩa của Trần Cảo

Trần Cảo

1516

- Đóng quân ở Đông Triều (Quảng Ninh), còn gọi là “quân ba chỏm”.

- Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa.

5

Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng

Nguyễn Dương Hưng

1737

- Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài.

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều thất bại, nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

6

Khởi nghĩa Lê Duy Mật

Lê Duy Mật

1738 - 1770

- Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An, kéo dài hơn 30 năm.

7

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

Nguyễn Danh Phương

1740 - 1751

- Lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

8

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Nguyễn Hữu Cầu

1741 - 1751

- Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An.

- Nghĩa quân lấy khẩu hiệu "lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.

9

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

Hoàng Công Chất

1739 - 1769

 

- Nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau một thời gian chuyển lên Tây Bắc, căn cứ chính là vùng Điện Biên.

10

Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

1771 - 1789

- Đầu năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

- Năm 1777, lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

- Tháng 1-1785, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

- 1786 - 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.

- Năm 1789, Quang Trung đại phá quân Thanh.

- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

 

11

Khởi nghĩa Phan Bá Vành

Phan Bá Vành

1821 - 1827

- Khởi nghĩa lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên. Căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau nhiều trận lớn với triều đình.

- Năm 1827, nhà Nguyễn tấn công lớn vào căn cứ Trà Lũ. Cuộc khởi nghĩa thất bại

- Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn.

12

Khởi nghĩa Nông Văn Vân

Nông Văn Vân và một số tù trưởng

1833 - 1835

- Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du.

- Hai lần đẩy lùi cuộc càn quét lớn của triều đình.

- Lần thứ ba, quân triều đình tấn công dữ dội, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

13

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi

Lê Văn Khôi

1833 - 1835

- Tháng 6 - 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái.

- Cả 6 tình Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa.

- Tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình, Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh qua đời.

- Nghĩa quân bị đàn áp khốc liệt.

14

Khởi nghĩa Cao Bá Quát

Cao Bá Quát

1854 - 1856

- Tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy ở Hà Nội.

- Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh.

- Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến cuối năm 1856 thì bị dập tắt.

 

20 tháng 4 2022

cảm ơn bạn

28 tháng 12 2021

giúp em với ah 

28 tháng 12 2021

giúp mình với ah , mình đang cần gấp