K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2022

do đây là tự luận, nên 1 lần đăng 1,2 câu thôi

11 tháng 3 2022

Câu 1: 

– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau :

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

21 tháng 5 2022

tham khảo(câu 1)

Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

-Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .

Câu 2

-Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc do: + Có đường chí tuyến Nam đi ngang qua nên có khí hậu khô hạn. + Phía tây có dòng biển lạnh chảy ven bờ. + Phía đông có dãy Trường Sơn lan ra sát bờ biển, ngăn cản các khối khí từ đại dương thổi vào nên khó gây mưa.

21 tháng 5 2022

Tham khảo

câu 3

Đặc điểm dân cư châu Đại Dương:

- Mật độ dân số thấp nhất thế giới. Tập trung ở phí đông, đông nam lục địa Ô-xtrây -li-a, bắc Niu Di-len, Pa-pua Niu Ghi-nê.

- Tỉ lệ dân thành thị khá cao 69% (năm 2001).

- Dân cư gồm 2 thành phần chính: người bản địa (chiếm 20% dân số), người nhập cư (chiếm 80% dân số).

câu 4

 

Dân số 727 triệu người ( 2001)

- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, gồm ba nhóm ngôn ngữ: Nhóm Giéc-man , nhóm La-tinh , nhóm Xla-vơ.

- Phần lớn theo đạo Cơ Đốc giáo ( Thiên chúa, Tin Lành và Chính Thống giáo), có một số vùng theo đạo Hồi.

- Gia tăng dân số tự nhiên rất thấp ( chưa tới 0,1%), dân số tăng , chủ yếu là do nhập cư.

- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.

- 3/4 dân số châu Âu sống ở đô thị .

- Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ,công nghiệp. Mức sống cao.

 

 

15 tháng 4 2019

1/

*Khí hậu:

- Khí hậu lạnh lẽo và khắc nghiệt

- Nhiệt độ quanh năm dưới 0*C, băng tuyết bao phủ quanh năm

- Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc của gió thường trên 60km/giờ

*Địa hình:

- Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2600m

- Băng bao phủ 98% diện tích lục địa

*Động vật và khoáng sản:

- Do khí hậu lạnh khắc nghiệt nên thực vật không thể tồn tại

- Động vật phong phú, có khả năng chịu rét như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh,... sống ở ven lục địa

-Khoáng sản: Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên,...

2/

- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.
- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.
- Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

6 tháng 11 2021

Tham khảo!

https://dongphu.binhphuoc.gov.vn/vi/about/Gioi-thieu-ve-Uy-ban-nhan-dan-huyen-Dong-Phu.html

 

 

16 tháng 9 2021

Tham khảo:

Lập bảng so sánh thành thị và lãnh địa phòng kiến thông qua 1) thời gian 2)Tổ chức 3)Cư dân 4) Kinh tế (Lịch sử 10) câu hỏi 169656 - hoidap247.com

14 tháng 1 2017

Đông Nam Á lục địa.

– Nhiều núi, nhiều sông lớn nên nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc.

b. Đông Nam Á biển đảo.

– Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.

Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.

– Nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng….

3. Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của Đông Nam Á.

a. Thuận lợi

– Khí hậu nóng ẩm + đất phù sa màu mỡ => phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

– Biển => phát triển ngư nghiệp, du lịch và có lượng mưa dồi dào.

– Giàu khoáng sản, rừng nhiệt đới phong phú và đa dạng.

b. Khó khăn.

– Động đất, núi lửa, sóng thần.

– Bão, lụt, hạn hán.

– Rừng và khoáng sản giàu chủng loại nhưng hạn chế về tiềm năng khai thác.

 -vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.

-Gió mùa kèm theo mưa.

-

 Thời điểm ra đời:

+ Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến.

+ Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên. Nó phát triển rất nhanh và thời gian suy vong ngắn. ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.

+ Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giecmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

– Cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội – tư tưởng:

+ Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời đại cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài.

+ Gia cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương Tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông.

+ Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông và Asoka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.

– Hình thức nhà nước:

+ Ở phương Tây, một đặc trưng phổ biến và bao trùm của Nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha…

+ Ở phương Đông: Hình thức kết cấu của Nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan.

– Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước:

+ Bộ máy Nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, vua hay hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần sân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức hai cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho Nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc.

+ Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng.

– Bản chất và chức năng Nhà nước:

Cũng như thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một. Tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.

28 tháng 10 2021

1.Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động. Tại châu Âu, chế độ này là một tổng hợp các tục lệ pháp lý và quân sự nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.

2. Gió mùa kèm theo mưa   

3.Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau.

18 tháng 10 2016

1. ý nghĩa

- Góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu

2. Tác động

-  Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

-  Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

-  Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

3. 

Cam pu chia:

-      Tộc người Khơ me (thuộc nhóm Môn c ),sống ở phía bắc Cam- pu -chia, giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước,  biết khắc chữ Phạn  ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.

-       VI  đến  VIII   lập nước Chân Lạp.

-       Thế kỷ IX  đến  XV  là thời kỳ phát triển của  vương quốc Cam pu chia (Ăng co huy hoàng):

+         Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp  phát triển.

+      Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và  hạ lưu  sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai

+         Kinh đô Ăng co với đền tháp đồ xộ như Angcovát, AngcoThom.

-       Cuối thế kỷ XIII  suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang co, lui về phía  cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh).

-       Năm 1863  bị Pháp xâm lược.

Lào:

- Từ thế kỉ XIV, các bộ tộc Lào Thowng và Lào Lùm thống nhất thành 1 nước riêng gọi là Lạng Xạng (Triệu Voi)

- Nước Triệu Voi đã đạt được sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV-XVII

- Thế kỉ XVIII, Lạng Xạng suy yếu, bị Vương quốc Xiêm xâm chiếm

- Cuối thế kỉ XVIII, bị tực dân Pháp đô hộ

4.

- Nguyên nhân: Sự thống trị tư tưởng giáo lí của chế độ phong kiến là lực cản đối với giai cấp tư sản

5.

Lu thơ:

- Lên án những hành vi tham lam của giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục, nghi lễ phiền toái

can Vanh

- Chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu thơ, hình thành một giáo phái mới gọi là đạo tin lành

7. Nguyên nhân

Nhưng từ cuối thế kỉ XI, do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hoá của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau ưở thành các thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.
Như thế, trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm. Do vậy, sự ra đời của thành thị trung đại có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.

18 tháng 10 2016

cảm  ơn bạn nhiều lắm !