K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

Bài thơ trên sử dụng thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống của Việt Nam, thường mang đậm cảm xúc và âm điệu trữ tình.

Cụm từ "hao gầy" trong bài thơ có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đầu tiên, nó gợi lên hình ảnh của sự vất vả, hy sinh của người cha trong quá trình lao động để nuôi con. "Hao gầy" không chỉ phản ánh sự kiệt sức, mà còn thể hiện tình yêu thương bao la mà cha dành cho con. Qua đó, nó cũng khắc họa bức tranh về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của quê nghèo, nơi mà mỗi giọt mồ hôi của cha đều là những nỗ lực để tạo dựng tương lai cho con.

Hơn nữa, "hao gầy" cũng thể hiện sự kết nối giữa cha và con, giữa con người và quê hương. Sự khổ cực và nỗ lực của cha đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và bản sắc của con, đồng thời truyền lại những giá trị văn hóa qua câu thơ. Đây là một thông điệp mạnh mẽ về tình cha con, sự hi sinh và những giá trị tinh thần mà thế hệ đi trước để lại cho thế hệ kế tiếp.

Cánh cò cõng nắng qua sôngChở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha.”Câu 1 : Dòng thơ thứ 2 và 3 của bài thơ được...
Đọc tiếp

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha 

Cha là một dải ngân hà 

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn 

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn 

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm 

Thương con cha ráng sức ngâm 

Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa 

Lúa xanh, xanh mướt đồng xa 

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy 

Cánh diều con lướt trời mây 

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.”

Câu 1 : Dòng thơ thứ 2 và 3 của bài thơ được gieo vần gì?  A. Vần lưng vần cách  B. Vần lưng vần liền    C. Vần chân –vần liền   D. Vần chân vần cách

Câu 2 : Xét về cấu tạo, các từ in đậm trong bài thơ trên thuộc loại từ gì?  A. Từ đơn   B. Từ ghép   C. Từ láy bộphận   D. Từ láy toàn bộ

Câu 3 : Trong bài thơ trên, người cha được khắc họa qua những hình ảnh nào?      A. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy     B. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy, quê nghèo      C. Dáng hao gầy, quê nghèo, cánh diều       D. Cánh diều, nước mắt cay nồng, cánh cò

Câu 4 : Gii nghĩa t“thăng trm”trong bài thơ?

Câu 5 : Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Cha là một dải ngân hà 

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn

Câu 6 : Nêu thông điệp cuộc sống mà em rút ra được sau khi đọc bài thơ “Lục bát về cha”

2
25 tháng 11 2021

Chữ bị tối quá nên mình k thấy dc 

25 tháng 11 2021

bao đen lại là thấy

10 tháng 3 2020

a,lục bát

b,khỏ đau-hạnh phúc

c,so sánh'cha'với 'giải ngân hà','con'với'giọt nước'

tác dụng[tự làm]

d ,à mình chưa làm được nhé

10 tháng 3 2020

b ,nhân hóa nữa nhé 'cánh cò cõn nắng'

18 tháng 7 2021

2 câu thơ là lời tâm sự của cha với con. Có thể trước đây người cha cũng từng có ước mơ được sống và gắn bó với biển cả. Khi gặp ước mơ bây giờ của con, người cha bỗng nhiên như tìm lại được mình ngày xưa

20 tháng 1 2022

trầm ngâm, thầm thì,

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào? 2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy. 3.Người cha nói với con về những đức tính cao...
Đọc tiếp

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

3.Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của”người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?

4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

5.Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bừng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý:  Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài, hay các câu: “ Đan lờ cài nan hoa- Vách nhà ken câu hát”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương…)

1
23 tháng 1 2018

1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:

- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)

- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)

- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)

- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)

- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)

Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.

4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

24 tháng 12 2021

1: Thể thơ lục bát

2: Biện pháp so sánh

24 tháng 12 2021

Câu 2: 

Các biện pháp có trong đoạn văn trên là so sánh : Công cha được ví như núi Thái Sơn rất cao to hùng vĩ ý nói người cha rất lớn lao bao nhiêu lần cha đã hy sinh cho con cái nỗi gian nan vất vả
nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra rất nhiều không bao giờ hết như tình cảm của người mẹ đối với con cái mình

15 tháng 4 2022

xu hc lớp 9 à:)

15 tháng 4 2022

lớp 5 nhưng rảnh quá hết chuyện làm :vv