K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2021

Câu 1:

PTBD: biểu cảm

Câu 2:

NDC: ước mơ được làm loài chim, loài hoa, đám mây... để cống hiến cho quê hương

Câu 3:

BPTT: điệp ngữ (Nếu là)

=> chỉ khát vọng được trở thành những thứ đẹp nhất cho quê hương

Câu 4:

Tác giả muốn chúng ta hãy cố gắng để trở thành loài chim, loài hoa, đám mây đẹp nhất cho đất nước, cống hiến và hi sinh cho quê hương

Câu 5: 

Tham khảo:

Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Thế giới luôn không đủ, vì vậy, cống hiến của mỗi con người là để lấp đầy những khoảng trống đó để tạo nên những điều giá trị. Nếu ta có trí tuệ hãy dâng tặng trí tuệ, dùng trí tuệ để đưa ra những sáng kiến, phát minh, phát triển khoa học. Nếu ta chỉ có cơ bắp, hãy cống hiến cho lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Việc của chiếc lá là phải xanh vì màu diệp lục kia sẽ tỏa bóng mát cho đời. Xã hội sẽ đẹp hơn nếu ai cũng biết cống hiến, thế giới sẽ văn minh hơn nếu nhân loại vô cùng kia ai ai cũng luôn sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân để phục vụ lợi ích chung. Cống hiến cũng chính là đức hi sinh, hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển chung của cộng đồng, hi sinh thời gian và công sức của mình vì sự tiến bộ của nhân loại. Bởi vậy nhân danh sự tiến bộ của thế giới, mỗi chúng ta hãy học tập, lao động và cống hiến hết mình vì một thế giới tốt đẹp.

 

3 tháng 4 2022

C1: chủ đề của bài thơ : lòng yêu quê hương đất nước của tác giả .

C2: biện pháp tu từ :điệp ngữ ( Nếu là - tôi sẽ )

C3: muốn gửi gắm đến những suy nghĩ , tấm lòng , tinh thần yêu quê hương đất nước của tác giả đồng thời t/g cũng muốn lan tỏa đến mọi người tinh thần này.

+ khát vọng trở thành những thứ tốt đẹp nhất cho quê hương của tác giả

C4: có thể tham khảo như sau:

"Sống cống hiến để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ ". Ý kiến ấy quả thực chính xác. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ chính là quãng thời gian đẹp nhất của thanh xuân, là thời khắc con người có đủ sức trẻ và sức khỏe để cống hiến thật nhiều hơn cho xã hội. Cũng vì thế, chúng ta đừng ngần ngại khó khăn, thử thách mà hãy làm hết những gì mình có thể, cống hiến cho xã hội để xây dựng và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.Thử nghĩ mà xem, một ngày nào đấy khi bạn già đi, bạn muốn làm công việc mình yêu thích liệu có thể nữa hay không? Hay nói đơn giản hơn là bạn muốn đi chơi đây đó nhưng sức khỏe chẳng cho phép bạn bước đi khi ấy liệu rằng bạn có hối tiếc ? Để sau này khi về già ta không có gì phải hối tiếc vì những năm tháng thanh xuân đã sống hoài, sống phí thì ngay từ bây giờ chúng ta phải bắt tay vào hành động. Hãy sống hết mình với khao khát và đam mê, hãy vươn dài đôi cánh ước mơ bay đến những biển trời mơ ước. Và đặc biệt hơn, hãy sống như ngày mai sẽ chết, sống một cuộc đời ý nghĩa và không hoài phí thời gian. Yêu đời nhiều hơn, tận hưởng và tận hiến nhiều hơn. Đó cũng chính là cách ta cống hiến cho cuộc đời này những gì ý nghĩa nhất.

15 tháng 4 2022

cảm ơn ạ

 

23 tháng 3 2021

1.Thể hiện những khát vọng về lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên: Sống ngay thẳng, vượt qua khó khăn gian khổ, cống hiến, hi sinh vì hòa bình, vì độc lập dân tộc.

7 tháng 7 2021

a, Thể thơ: tự do

PTBD: biểu cảm

b, BPTT: liệt kê

Tác dụng: Nêu lên quan điểm được cho đi của tác giả, tác giả mong rằng mình sẽ hóa thành những thứ tốt đẹp nhất dành cho quê hương

c, Đoạn thơ nói lên ước mơ cho đi của tác giả, tác giả luôn mong được cống hiến cho quê hương, đất nước

d, Tác giả muốn gửi đến thông điệp: Sống là phải biết cống hiến, biết cho đi

8 tháng 7 2021

Sửa xíu lại câu b là BPTT đó là điệp ngữ, điệp cấu trúc : "Nếu....là"

Mục đích: Nhấn mạnh khao khát sống được cống hiến của bản thân cho đời.

Trong bài hát Tự nguyện, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh có những lời ca thật tha thiết:Nếu là chim, tôi sẽ làm loài bồ câutrắng Nếu là hoa, tôi sẽ làm mộtđoá hướng dươngNếu là mây, tôisẽ làm một vầng mây ấm Nếu làngười, tôi sẽ chết cho quê hương. Câu 1.Những lời hát trên gợi cho em nhớ đến khổ thơ nào trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?Hãy ghi lại chính xác khổ thơ đó và cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.Câu...
Đọc tiếp

Trong bài hát Tự nguyện, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh có những lời ca thật tha thiết:

Nếu là chim, tôi sẽ làm loài bồ câu
trắng Nếu là hoa, tôi sẽ làm một
đoá hướng dươngNếu là mây, tôi
sẽ làm một vầng mây ấm Nếu là
người, tôi sẽ chết cho quê hương. 

Câu 1.Những lời hát trên gợi cho em nhớ đến khổ thơ nào trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
Hãy ghi lại chính xác khổ thơ đó và cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Câu 2: Trong khổ thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp điệp ngữ. Hãy
chỉ rõ và phântích tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Theo em, nguyện ước của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ và nguyện
ước của nhạcsĩ Trương Quốc Khánh trong bài hát trên có điểm gì giống nhau?
Câu 4: Dựa vào khổ thơ thứ hai của bài Mùa xuân nho nhỏ, hãy viết một đoạn văn khoảng 12
câu theo cáchlập luận tổng - phân - hợp để làm rõ những cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất
nước. Trong đoạn cósử dụng một thành phần cảm thán và một phép thế để liên kết câu (gạch
chân, chú thích rõ).

1
17 tháng 3 2022

1.

- Chép thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

- HCST: Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời.

2. BP điệp ngữ: ta...

=> Tác dụng: tạo nhạc tính cho câu thơ; nhấn mạnh mong ước, khát vọng được cống hiến cho đất nước dù là những điều nhỏ bé, giản dị nhất.

3. Bài MXNN và bài nguyện ước có điểm giống nhau là đều mong muốn được cống hiến, được góp sức cho quê hương. Đây là mong muốn giản dị nhưng chân thành và tha thiết.

4. HS viết đoạn văn. chú ý yêu cầu phụ: có thành phần cảm thán và phép thế để liên kết và gạch chân, chú thích rõ.

15 tháng 4 2022

giải hộ mình câu trên này với nha

 

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu 2: Xét...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi) 

6 tháng 5 2017

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

    + Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

    + Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

1. Bài thơ được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh: Những năm kháng chiến chống Pháp đang diễn ra cam go, quyết liệt. Trong một lần hành quân, Chính Hữu bị sốt rét rừng và ốm nhưng đồng đội của ông vẫn phải tiếp tục lên đường. Trong tình huống ấy, một người bạn của Chính Hữu đã ở lại và chăm sóc. Cảm động trước tình đồng chí ấy, Chính Hữu đã viết thành công bài thơ.

2. Câu thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt. Tác dụng: sau khi suy nghĩ về những cơ sở hình thành tình đồng chí, Chính Hữu đã có lời thốt lên như một phát hiện: "Đồng chí!". Đồng chí là những người cùng chí hướng, cùng chia sẻ và thấu hiểu nhau. Câu đặc biệt tạo cho bài thơ có kết cấu "bó mạ", thể hiện sự xúc động và tình cảm của những người cùng đứng chung chiến hào giết giặc.

3. Đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).

Câu chủ đề: Cơ sở hình thành tình đồng chí được Chính Hữu phát hiện dựa trên cùng nguồn gốc xuất thân, cùng chung những khó khăn trong kháng chiến và cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. ...